Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
'Tôi có nhiều bạn bè Tây, những quán người Việt thấy ngon họ không thấy ngon, còn những quán họ thấy ngon thì tôi thấy không ngon chút nào'.
"Tôi ăn một quán phở được nhận sao Michelin, vài lần rồi, nhưng thú thật là thấy bình thường, và thậm chí không ngon bằng một số quán khác tôi từng ăn.
Có thể do khẩu vị mỗi người là khác nhau và tiêu chí đánh giá của họ cũng khác biệt. Nhưng dù sao cũng vẫn chúc mừng các nhà hàng, bởi để đạt sao Michelin là không dễ".
Độc giả nickname Mạnh Runner chia sẻ như trên, cụ thể từng vào ăn thử một quán phở được nhận sao Michelin nhưng thấy bình thường. Bình luận nhận xét này nhân dịp một số nhà hàng Việt Nam nhận sao Michelin năm 2024.
Bạn đọc nolflasvietnam cùng chung nhận định: "Tôi đã vào ăn một số nhà hàng được gắn sao và không thấy ngon, vẫn biết mỗi người một khẩu vị. Mặt khác, tôi thấy giá cao".
Độc giả Tiến sỹ Gàn cho rằng: "Michelin ưu tiên khẩu vị kiểu Âu Mỹ, điều này có phần lệch pha với gu ẩm thực của người Việt và sẽ còn tạo tranh cãi dài dài giữa những người bản xứ.
Theo thống kê năm 2022, tỷ lệ nhà hàng ở toàn nước Nhật được gắn sao Michelin chiếm 20% tổng số nhà hàng. Quốc gia có nhiều nhà hàng được gắn sao nhất là Pháp. Tính theo tổng lượng nhà hàng thì Âu Mỹ vượt trội châu Á. Điều này thể hiện gu ẩm thực của các chuyên gia Michelin thiên về Âu Mỹ".
Độc giả Lê Tùng cho rằng: "Ban giám khảo hầu hết là người phương Tây nên không dành cho khẩu vị địa phương là đương nhiên.
Bạn bè nước ngoài của tôi có gu ăn uống khác xa chúng ta. Những quán người Việt thấy ngon họ không thấy ngon, còn những quán họ thấy ngon thì tôi thấy không ngon chút nào.
Người Việt Nam hầu hết thích món ăn đậm đà, nhiều gia vị, còn du khách quốc tế thích ăn nhạt hơn nhiều. Kiểu ăn mặn của miền Bắc hay ngọt của miền Nam không hợp với họ. Thường các quán Việt Nam chuyên cho khách quốc tế phải chỉnh lại vị cho hợp và kết quả là người Việt Nam hầu hết không ăn được.
Xét về thành phố thì Tokyo có nhiều sao nhất, nhưng xét về quốc gia thì Pháp vẫn số một (hơn 600 nhà hàng sao Michelin). Nhật đứng thứ hai với hơn 400 nhà hàng sao Michelin. Đặc điểm chung của hai nền ẩm thực này là chế biến món ăn rất công phu, cầu kỳ, tỉ mỉ".
Độc giả Poppy cho rằng Michelin đánh giá chất lượng món ăn theo các hạng mục và tiêu chí rõ ràng và của riêng họ, nên không thể trùng khớp với khẩu vị của người bản xứ:
"Chúc mừng những nhà hàng nhận được đánh giá của Michelin. Tôi nghĩ, chúng ta không nên tranh cãi về nhà hàng nào hoặc món nào xứng đáng hay không xứng đáng.
Michelin có các hạng mục và tiêu chí rõ ràng của họ. Có người cho rằng phở là món du nhập vào Sài Gòn mà có tận 8 quán phở ở Sài Gòn được vào danh sách, trong khi lại không có bánh mì, hoặc sao bánh xèo miền Tây ở Hà Nội lại được Michelin khuyến nghị. Họ đánh giá chất lượng món ăn chứ không khảo cứu văn hóa vùng miền hay nguồn gốc của món ăn.
Việc đồng loạt có nhiều nhà hàng nhận đánh giá là bình thường vì các thẩm định viên Michelin không đi đánh giá dàn trải toàn cầu cùng lúc. Thực tế mới chỉ có 44 quốc gia có nhà hàng lọt vào danh sách của Michelin. Họ cử thẩm định viên đến đánh giá theo từng quốc gia, từng khu vực, nên nước nào trong kế hoạch thẩm định của họ thì sẽ có nhiều nhà hàng vào danh sách.
Việt Nam cũng chỉ có 7 nhà hàng nhận 1 sao (cao nhất là 3 sao), kết quả vẫn rất khiêm tốn chứ không có gì đột biến. Những hạng mục còn lại (Michelin Selected hay Bib Gourmand) là những lựa chọn bình dân, đại trà hơn, dễ đạt được hơn".
"Tôi ăn một quán phở được nhận sao Michelin, vài lần rồi, nhưng thú thật là thấy bình thường, và thậm chí không ngon bằng một số quán khác tôi từng ăn.
Có thể do khẩu vị mỗi người là khác nhau và tiêu chí đánh giá của họ cũng khác biệt. Nhưng dù sao cũng vẫn chúc mừng các nhà hàng, bởi để đạt sao Michelin là không dễ".
Độc giả nickname Mạnh Runner chia sẻ như trên, cụ thể từng vào ăn thử một quán phở được nhận sao Michelin nhưng thấy bình thường. Bình luận nhận xét này nhân dịp một số nhà hàng Việt Nam nhận sao Michelin năm 2024.
Bạn đọc nolflasvietnam cùng chung nhận định: "Tôi đã vào ăn một số nhà hàng được gắn sao và không thấy ngon, vẫn biết mỗi người một khẩu vị. Mặt khác, tôi thấy giá cao".
Độc giả Tiến sỹ Gàn cho rằng: "Michelin ưu tiên khẩu vị kiểu Âu Mỹ, điều này có phần lệch pha với gu ẩm thực của người Việt và sẽ còn tạo tranh cãi dài dài giữa những người bản xứ.
Theo thống kê năm 2022, tỷ lệ nhà hàng ở toàn nước Nhật được gắn sao Michelin chiếm 20% tổng số nhà hàng. Quốc gia có nhiều nhà hàng được gắn sao nhất là Pháp. Tính theo tổng lượng nhà hàng thì Âu Mỹ vượt trội châu Á. Điều này thể hiện gu ẩm thực của các chuyên gia Michelin thiên về Âu Mỹ".
Độc giả Lê Tùng cho rằng: "Ban giám khảo hầu hết là người phương Tây nên không dành cho khẩu vị địa phương là đương nhiên.
Bạn bè nước ngoài của tôi có gu ăn uống khác xa chúng ta. Những quán người Việt thấy ngon họ không thấy ngon, còn những quán họ thấy ngon thì tôi thấy không ngon chút nào.
Người Việt Nam hầu hết thích món ăn đậm đà, nhiều gia vị, còn du khách quốc tế thích ăn nhạt hơn nhiều. Kiểu ăn mặn của miền Bắc hay ngọt của miền Nam không hợp với họ. Thường các quán Việt Nam chuyên cho khách quốc tế phải chỉnh lại vị cho hợp và kết quả là người Việt Nam hầu hết không ăn được.
Xét về thành phố thì Tokyo có nhiều sao nhất, nhưng xét về quốc gia thì Pháp vẫn số một (hơn 600 nhà hàng sao Michelin). Nhật đứng thứ hai với hơn 400 nhà hàng sao Michelin. Đặc điểm chung của hai nền ẩm thực này là chế biến món ăn rất công phu, cầu kỳ, tỉ mỉ".
Độc giả Poppy cho rằng Michelin đánh giá chất lượng món ăn theo các hạng mục và tiêu chí rõ ràng và của riêng họ, nên không thể trùng khớp với khẩu vị của người bản xứ:
"Chúc mừng những nhà hàng nhận được đánh giá của Michelin. Tôi nghĩ, chúng ta không nên tranh cãi về nhà hàng nào hoặc món nào xứng đáng hay không xứng đáng.
Michelin có các hạng mục và tiêu chí rõ ràng của họ. Có người cho rằng phở là món du nhập vào Sài Gòn mà có tận 8 quán phở ở Sài Gòn được vào danh sách, trong khi lại không có bánh mì, hoặc sao bánh xèo miền Tây ở Hà Nội lại được Michelin khuyến nghị. Họ đánh giá chất lượng món ăn chứ không khảo cứu văn hóa vùng miền hay nguồn gốc của món ăn.
Việc đồng loạt có nhiều nhà hàng nhận đánh giá là bình thường vì các thẩm định viên Michelin không đi đánh giá dàn trải toàn cầu cùng lúc. Thực tế mới chỉ có 44 quốc gia có nhà hàng lọt vào danh sách của Michelin. Họ cử thẩm định viên đến đánh giá theo từng quốc gia, từng khu vực, nên nước nào trong kế hoạch thẩm định của họ thì sẽ có nhiều nhà hàng vào danh sách.
Việt Nam cũng chỉ có 7 nhà hàng nhận 1 sao (cao nhất là 3 sao), kết quả vẫn rất khiêm tốn chứ không có gì đột biến. Những hạng mục còn lại (Michelin Selected hay Bib Gourmand) là những lựa chọn bình dân, đại trà hơn, dễ đạt được hơn".