Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Khi đồng hành cùng thanh thiếu niên sử dụng Internet với tinh thần cởi mở và chia sẻ, phụ huynh sẽ vừa bảo vệ được con, vừa tăng tính gắn kết trong gia đình.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) nhận định, ảnh hưởng của Internet đối với trẻ em giống như hai mặt của đồng xu.
Hai mặt của đồng xu
Ngày nay, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối Internet, con người có khả năng tiếp cận vô hạn tới nguồn tài nguyên từ tri thức đến giải trí của nhân loại. Thế nhưng, chính đặc tính dễ dàng kết nối của Internet lại tiềm ẩn tác hại cho người dùng, nhất là với thanh thiếu niên.
Việc các em học sinh ở các thành phố lớn sở hữu riêng thiết bị truy cập Internet không còn xa lạ. Theo số liệu khảo sát của UNICEF, 87% trẻ em 12 - 17 tuổi sử dụng Internet ít nhất một lần/ngày trong năm 2022, trung bình từ 5 - 7 giờ mỗi ngày. Một trong các hệ luỵ dẫn đến chính là các em chưa đủ khả năng để phòng, chống, tự bảo vệ khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trên mạng.
Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) nhận định: “Ảnh hưởng của Internet giống như hai mặt của đồng xu. Một mặt, thanh thiếu niên được trao quyền khám phá, chủ động học tập thời 4.0 với những công cụ vô tận. Mặt khác, Internet có những vùng tối khiến con trẻ dễ tiếp cận với tin giả, nội dung xấu độc; bị xâm hại quyền riêng tư và bảo mật; bị đánh cắp thông tin, bôi nhọ, lừa đảo qua mạng,...”.
Trong khi đó, Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam cho biết, hơn 30% trẻ được khảo sát cảm thấy không thoải mái khi người lớn trong gia đình biết mình đang sử dụng Internet. Khi gặp vấn đề rắc rối trên môi trường mạng, nhiều em lựa chọn cách tự giải quyết.
Theo bà Nguyễn Phương Linh, thực trạng này khiến gia tăng khoảng cách giữa phụ huynh và con trẻ: “Cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con. Nhưng đôi khi với những biện pháp cực đoan như cấm đoán, kiểm soát quyền riêng tư… khiến con ngột ngạt, có xu hướng ngừng chia sẻ, né tránh”.
Tham gia cùng con trẻ
Thanh thiếu niên thường có tâm lý dễ bị tổn thương, vì thế, việc giao tiếp và dạy dỗ con trẻ luôn là bài toán khó của xã hội. “Càng những lúc như vậy, phụ huynh không nên cấm đoán, mà hãy đồng hành. Sự cởi mở nhưng vẫn nghiêm túc của cha mẹ sẽ là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con.
Sự đồng hành đòi hỏi cha mẹ lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ các vấn đề cùng con, sẵn sàng học hỏi từ con và cùng con thảo luận các giải pháp. Từ góc độ cởi mở và đồng hành như người bạn như vậy, con trẻ sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, hay bị áp đặt…”, bà Phương Linh cho biết.
Cũng theo bà Phương Linh, ngoài việc chia sẻ kiến thức hay hỗ trợ con trẻ với các tính năng an toàn, phụ huynh sẽ càng rút ngắn khoảng cách khi hiểu biết về sở thích khi dùng Internet cũng như các nền tảng con ưa chuộng. “Lý tưởng hơn khi cha mẹ trực tiếp tham gia các trào lưu vui nhộn, trải nghiệm nền tảng cùng con”, bà Phương Linh chia sẻ.
Bên cạnh việc đồng hành, phụ huynh trước hết phải tự mình trau dồi hiểu biết để trở thành “nguồn thông tin” tin cậy khi con trẻ cần giúp đỡ.
Anh Minh Hải (TP.HCM) nhận thấy sở thích hát nhép của con gái từ khi còn nhỏ, và cùng bé quay các video vui nhộn đăng tải trên Internet từ năm 2017. Đây cũng là cơ duyên giúp cha con anh Minh Hải nhận được sự yêu mến rộng rãi.
Theo anh, việc cùng con quay các video vui nhộn trên TikTok chính là cách để anh thấu hiểu và đồng hành cùng con trên thế giới số.
“Có thử mới biết trên mạng luôn có nội dung thú vị, bổ ích cho con gái và chính bản thân tôi. Vậy mà trước đây tôi đã có quãng thời gian nơm nớp lo sợ, hạn chế con dùng Internet. Các phụ huynh hãy bắt đầu tập dùng các nền tảng của con, lắng nghe và trò chuyện với con; bắt đầu tham gia các trào lưu bổ ích khi có thời gian… Dần dần, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái an toàn “sống số”, vừa thắt chặt tình cảm gia đình” - anh Minh Hải chia sẻ.
Bên cạnh việc đồng hành, phụ huynh trước hết phải tự mình trau dồi hiểu biết để trở thành “nguồn thông tin” tin cậy khi con trẻ cần giúp đỡ. Việc nắm bắt cách sử dụng và cài đặt an toàn của các nền tảng sẽ hỗ trợ quá trình phụ huynh đồng hành cùng con.
Một số nền tảng có các tính năng đặc thù như TikTok với Gia đình Thông minh. Khi kích hoạt công cụ này, phụ huynh có thể giúp con quản lý thời gian sử dụng, lọc từ khóa, hạn chế nội dung không phù hợp… kể cả khi không phải có mặt trực tiếp.
Ngoài ra, theo bà Phương Linh, trên Internet luôn có những trang thông tin chính thống để phụ huynh trang bị kiến thức: “Các nền tảng mạng xã hội cũng có những chiến dịch tuyên truyền để phụ huynh thảo luận, hoặc tham gia cùng con như: #TryItWithTikTok, #LearnOnTikTok - hai chiến dịch lan tỏa thông tin hữu ích và mẹo vặt đạt hàng tỷ lượt xem của TikTok; #VaccineSo, #CreateKindness - nơi phụ huynh và con trẻ nâng cao nhận thức an toàn khi sử dụng Internet…”.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) nhận định, ảnh hưởng của Internet đối với trẻ em giống như hai mặt của đồng xu.
Hai mặt của đồng xu
Ngày nay, chỉ cần có chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối Internet, con người có khả năng tiếp cận vô hạn tới nguồn tài nguyên từ tri thức đến giải trí của nhân loại. Thế nhưng, chính đặc tính dễ dàng kết nối của Internet lại tiềm ẩn tác hại cho người dùng, nhất là với thanh thiếu niên.
Việc các em học sinh ở các thành phố lớn sở hữu riêng thiết bị truy cập Internet không còn xa lạ. Theo số liệu khảo sát của UNICEF, 87% trẻ em 12 - 17 tuổi sử dụng Internet ít nhất một lần/ngày trong năm 2022, trung bình từ 5 - 7 giờ mỗi ngày. Một trong các hệ luỵ dẫn đến chính là các em chưa đủ khả năng để phòng, chống, tự bảo vệ khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trên mạng.
Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) nhận định: “Ảnh hưởng của Internet giống như hai mặt của đồng xu. Một mặt, thanh thiếu niên được trao quyền khám phá, chủ động học tập thời 4.0 với những công cụ vô tận. Mặt khác, Internet có những vùng tối khiến con trẻ dễ tiếp cận với tin giả, nội dung xấu độc; bị xâm hại quyền riêng tư và bảo mật; bị đánh cắp thông tin, bôi nhọ, lừa đảo qua mạng,...”.
Trong khi đó, Báo cáo Tiếng nói trẻ em Việt Nam cho biết, hơn 30% trẻ được khảo sát cảm thấy không thoải mái khi người lớn trong gia đình biết mình đang sử dụng Internet. Khi gặp vấn đề rắc rối trên môi trường mạng, nhiều em lựa chọn cách tự giải quyết.
Theo bà Nguyễn Phương Linh, thực trạng này khiến gia tăng khoảng cách giữa phụ huynh và con trẻ: “Cha mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con. Nhưng đôi khi với những biện pháp cực đoan như cấm đoán, kiểm soát quyền riêng tư… khiến con ngột ngạt, có xu hướng ngừng chia sẻ, né tránh”.
Tham gia cùng con trẻ
Thanh thiếu niên thường có tâm lý dễ bị tổn thương, vì thế, việc giao tiếp và dạy dỗ con trẻ luôn là bài toán khó của xã hội. “Càng những lúc như vậy, phụ huynh không nên cấm đoán, mà hãy đồng hành. Sự cởi mở nhưng vẫn nghiêm túc của cha mẹ sẽ là thái độ tốt nhất để trở thành người bạn đồng hành cùng con.
Sự đồng hành đòi hỏi cha mẹ lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ các vấn đề cùng con, sẵn sàng học hỏi từ con và cùng con thảo luận các giải pháp. Từ góc độ cởi mở và đồng hành như người bạn như vậy, con trẻ sẽ dễ mở lòng lắng nghe, tâm sự hơn là phải tiếp thu những yêu cầu hà khắc, hay bị áp đặt…”, bà Phương Linh cho biết.
Cũng theo bà Phương Linh, ngoài việc chia sẻ kiến thức hay hỗ trợ con trẻ với các tính năng an toàn, phụ huynh sẽ càng rút ngắn khoảng cách khi hiểu biết về sở thích khi dùng Internet cũng như các nền tảng con ưa chuộng. “Lý tưởng hơn khi cha mẹ trực tiếp tham gia các trào lưu vui nhộn, trải nghiệm nền tảng cùng con”, bà Phương Linh chia sẻ.
Bên cạnh việc đồng hành, phụ huynh trước hết phải tự mình trau dồi hiểu biết để trở thành “nguồn thông tin” tin cậy khi con trẻ cần giúp đỡ.
Anh Minh Hải (TP.HCM) nhận thấy sở thích hát nhép của con gái từ khi còn nhỏ, và cùng bé quay các video vui nhộn đăng tải trên Internet từ năm 2017. Đây cũng là cơ duyên giúp cha con anh Minh Hải nhận được sự yêu mến rộng rãi.
Theo anh, việc cùng con quay các video vui nhộn trên TikTok chính là cách để anh thấu hiểu và đồng hành cùng con trên thế giới số.
“Có thử mới biết trên mạng luôn có nội dung thú vị, bổ ích cho con gái và chính bản thân tôi. Vậy mà trước đây tôi đã có quãng thời gian nơm nớp lo sợ, hạn chế con dùng Internet. Các phụ huynh hãy bắt đầu tập dùng các nền tảng của con, lắng nghe và trò chuyện với con; bắt đầu tham gia các trào lưu bổ ích khi có thời gian… Dần dần, phụ huynh vừa có thể hỗ trợ con cái an toàn “sống số”, vừa thắt chặt tình cảm gia đình” - anh Minh Hải chia sẻ.
Bên cạnh việc đồng hành, phụ huynh trước hết phải tự mình trau dồi hiểu biết để trở thành “nguồn thông tin” tin cậy khi con trẻ cần giúp đỡ. Việc nắm bắt cách sử dụng và cài đặt an toàn của các nền tảng sẽ hỗ trợ quá trình phụ huynh đồng hành cùng con.
Một số nền tảng có các tính năng đặc thù như TikTok với Gia đình Thông minh. Khi kích hoạt công cụ này, phụ huynh có thể giúp con quản lý thời gian sử dụng, lọc từ khóa, hạn chế nội dung không phù hợp… kể cả khi không phải có mặt trực tiếp.
Ngoài ra, theo bà Phương Linh, trên Internet luôn có những trang thông tin chính thống để phụ huynh trang bị kiến thức: “Các nền tảng mạng xã hội cũng có những chiến dịch tuyên truyền để phụ huynh thảo luận, hoặc tham gia cùng con như: #TryItWithTikTok, #LearnOnTikTok - hai chiến dịch lan tỏa thông tin hữu ích và mẹo vặt đạt hàng tỷ lượt xem của TikTok; #VaccineSo, #CreateKindness - nơi phụ huynh và con trẻ nâng cao nhận thức an toàn khi sử dụng Internet…”.