Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Giáo dục về ẩm thực (food education) là một phần quan trọng trong chương trình học của trẻ em Nhật Bản.
Khác với chương trình giáo dục ở Việt Nam, hầu hết học trò ở Nhật học toàn thời gian (từ sáng đến chiều). Điều đó có nghĩa là các em sẽ ăn trưa và ăn giữa buổi chiều ở trên trường.
Do đặc thù như thế, trẻ em ở Nhật học được rất nhiều điều từ chương trình giáo dục về ẩm thực. Đó không chỉ là hiểu các thành phần có trong mỗi bữa ăn mà còn hiểu các hoạt động nông nghiệp và sản xuất để tạo ra những món đồ ăn đó. Xa hơn nữa, các em có cơ hội tìm hiểu về văn hoá ẩm thực ở các nước khác khi các em được thử những món ăn mới đến từ nhiều nước.
Trường học ở Nhật Bản thường sẽ cung cấp bữa trưa món ăn nhẹ vào giữa buổi chiều. Học trò sẽ tự mang theo nước uống.
Một điều rất ngạc nhiên là ở Nhật, trẻ em có thể uống trà ở bất kỳ độ tuổi nào. Ở Việt Nam, trà thường được hiểu là một loại nước uống làm từ lá trà. Nhưng trà ở Nhật làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau do vậy loại nước uống này rất đa dạng và phù hợp với từng nhóm người hơn.
Mỗi em sẽ mang theo một bình đựng trà để đủ dùng cho cả ngày trên trường. Dĩ nhiên, ở trường lúc nào cũng có sẵn nước uống bổ sung nếu các em uống hết bình nước của mình. Bình đựng trà của các em cũng rất đặc biệt. Thứ nhất, đó là loại bình nóng lạnh để đảm bảo chất lượng nước uống được đảm bảo. Thứ hai, mỗi bình đều phải có túi bọc ngoài và quai xách để có thể mang theo khi các em đi bộ tập thể dục ở bên ngoài trường. Giáo viên sẽ nhắc phụ huynh nếu bình nước không đảm bảo được tiêu chuẩn trên. Họ cũng sẽ kiểm tra các bình nước để chắc chắn rằng bình nước đã được rửa sạch và đổ nước mới vào đó mỗi ngày.
Một buổi ăn trưa ở trường học diễn ra như thế nào?
Sau các giờ học buổi sáng. Các em sẽ nghỉ giữa trưa và đó là lúc các em sẽ ăn trưa trên trường. Thường thì buổi trưa sẽ bắt đầu khoảng 11 giờ trở đi. Trước bữa ăn, các em từ 6 tuổi trở lên được hướng dẫn dọn bàn ghế ăn, sau đó sẽ rửa tay sạch sẽ. Dĩ nhiên, bàn ghế phải được lau chùi sạch sẽ.
Mỗi trường sẽ có cách tổ chức bữa ăn khác nhau tuỳ theo số lượng học trò và điều kiện không gian trong trường học. Dẫu vậy, các yêu cầu sau đều tương tự nhau ở hầu hết các trường.
Giáo viên hoặc người nấu bếp trong trường sẽ chuẩn bị đồ ăn vào từng phần ăn riêng biệt. Học trò sẽ tự mình bưng đồ ăn và trải ăn bàn ăn cho riêng mình. Các bé từ 3 tuổi đã được dạy để tự sắp xếp bữa ăn cho mình.
Một bữa ăn tiêu biểu của các em gồm có: cơm, món chính, rau trộn và canh. Bàn ăn sẽ được bố trí như sau: ở giữa là món chính; bên phải là canh, muỗng và nỉa; bên trái là cơm; đồ ăn tráng miệng đặt phía trên cùng bên phải; đũa đặt ngang trước món chính theo hướng tay thuận. Nếu các em thuận tay trái thì sẽ bày trí bàn ăn ngược lại.
Sau khi các bước chuẩn bị hoàn tất, giáo viên sẽ nói về các thành phần trong bữa ăn và cách chế biến căn bản cho những món ăn này. Bên cạnh bữa ăn được tính toán sao cho đảm bảo dinh dưỡng , nó còn có một số mục đích khác mang tính giáo dục. Chẳng hạn, nhà trường muốn dạy về một số loại lương thực theo mùa, xuất xứ của nguyên liệu, các trình bày món ăn theo chủ đề trong tháng, văn hoá ẩm thực nước ngoài ...
>> Cách người Nhật giữ vệ sinh trường học mùa Covid-19
Bữa ăn sẽ bắt đầu bằng câu nói "Itadakimasu" (chúc ngon miệng) và kết thúc bằng câu "Gochisousama deshita" (cám ơn vì bữa ăn ngon). Bữa ăn thường kéo dài khoảng 30-45 phút (tương đối thong thả) nên các em được khuyến khích ăn hết phần ăn của mình vì nó đã được tính toán vừa đủ cho độ tuổi của học sinh. Các em cũng luôn được nhắc nhở là chỉ ăn, uống khi ngồi thong thả và không được làm như thế khi đứng và đi. Sau khi ăn xong, các em sẽ dọn dẹp và lau dọn bàn ghế và đưa về vị trí cũ.
Giáo dục về ẩm thực không chỉ trên bàn ăn
Chính vì mong muốn trẻ em lớn lên có thể có được nhận thức sâu sắc về ẩm thực một cách toàn diện. Nội dung về ẩm thực cũng được xuất hiện trong bài giảng và nằm trong các chủ đề định kỳ trong trường học.
Các em được dạy để nhận ra các thực phẩm có lợi và an toàn cho sức khoẻ. Trẻ em thường chỉ thích ăn những gì mình thích nên dạy các em ăn sao cho hợp lý cũng là một thách thức. Giáo viên ở Nhật Bản rất "có nghề" trong việc diễn giải sao cho các em dám thử những đồ ăn mới hoặc ăn được những thứ không thích.
Xa hơn nữa là các em được tận tay làm ra những món ăn đơn giản như các loại nước ép trong những buổi học chuyên đề; hoặc tự trồng và chăm sóc các loại rau củ trong vườn; nhận biết các loại hạt giống và tìm hiểu về ẩm thực từ nhiều nước.
Trẻ có thể nhìn thấy các chữ cái và số đếm trong tô canh của mình. Ảnh: Ce Phan.
Hoạt động ẩm thực nào thú vị nhất
Dường như hầu hết các em đều đã quen với với những bữa cơm trên trường nên trường học ở Nhật Bản sẽ có những ngày mà các em sẽ tự mang theo cơm hộp để ăn.
Nghe qua rất bình thường, nhưng với các em học trò ở Nhật thì rất đặc biệt bởi vì ngày đó các em sẽ được ăn những món yêu thích nhất do ba mẹ nấu. Cũng là dịp để tìm hiểu những món ăn yêu thích của bạn bè. Các em đều rất hớn hở tìm hiểu về những món ăn mà các em mang theo trong những ngày hôm đó.
Tuy nhiên, cha mẹ trong những ngày này sẽ phải bận rộn hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho con, và đôi khi cũng thấy áp lực vì không biết liệu đồ ăn mình nấu có sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn ẩm thực thông thường trên trường hay không. Một điều nữa là cha mẹ sẽ phải nói chuyện đôi chút với con cái về những món ăn đó bởi vì sẽ có nhiều câu hỏi đến từ thầy cô và các bạn trên trường.
Nhìn chung, người Nhật rất quan tâm về việc dạy trẻ ăn uống như thế nào để tốt cho sức khoẻ. Trường học chính là nơi mà các em trải nghiệm về ẩm thực bài bản nhất
Khác với chương trình giáo dục ở Việt Nam, hầu hết học trò ở Nhật học toàn thời gian (từ sáng đến chiều). Điều đó có nghĩa là các em sẽ ăn trưa và ăn giữa buổi chiều ở trên trường.
Do đặc thù như thế, trẻ em ở Nhật học được rất nhiều điều từ chương trình giáo dục về ẩm thực. Đó không chỉ là hiểu các thành phần có trong mỗi bữa ăn mà còn hiểu các hoạt động nông nghiệp và sản xuất để tạo ra những món đồ ăn đó. Xa hơn nữa, các em có cơ hội tìm hiểu về văn hoá ẩm thực ở các nước khác khi các em được thử những món ăn mới đến từ nhiều nước.
Trường học ở Nhật Bản thường sẽ cung cấp bữa trưa món ăn nhẹ vào giữa buổi chiều. Học trò sẽ tự mang theo nước uống.
Một điều rất ngạc nhiên là ở Nhật, trẻ em có thể uống trà ở bất kỳ độ tuổi nào. Ở Việt Nam, trà thường được hiểu là một loại nước uống làm từ lá trà. Nhưng trà ở Nhật làm từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau do vậy loại nước uống này rất đa dạng và phù hợp với từng nhóm người hơn.
Mỗi em sẽ mang theo một bình đựng trà để đủ dùng cho cả ngày trên trường. Dĩ nhiên, ở trường lúc nào cũng có sẵn nước uống bổ sung nếu các em uống hết bình nước của mình. Bình đựng trà của các em cũng rất đặc biệt. Thứ nhất, đó là loại bình nóng lạnh để đảm bảo chất lượng nước uống được đảm bảo. Thứ hai, mỗi bình đều phải có túi bọc ngoài và quai xách để có thể mang theo khi các em đi bộ tập thể dục ở bên ngoài trường. Giáo viên sẽ nhắc phụ huynh nếu bình nước không đảm bảo được tiêu chuẩn trên. Họ cũng sẽ kiểm tra các bình nước để chắc chắn rằng bình nước đã được rửa sạch và đổ nước mới vào đó mỗi ngày.
Một buổi ăn trưa ở trường học diễn ra như thế nào?
Sau các giờ học buổi sáng. Các em sẽ nghỉ giữa trưa và đó là lúc các em sẽ ăn trưa trên trường. Thường thì buổi trưa sẽ bắt đầu khoảng 11 giờ trở đi. Trước bữa ăn, các em từ 6 tuổi trở lên được hướng dẫn dọn bàn ghế ăn, sau đó sẽ rửa tay sạch sẽ. Dĩ nhiên, bàn ghế phải được lau chùi sạch sẽ.
Mỗi trường sẽ có cách tổ chức bữa ăn khác nhau tuỳ theo số lượng học trò và điều kiện không gian trong trường học. Dẫu vậy, các yêu cầu sau đều tương tự nhau ở hầu hết các trường.
Giáo viên hoặc người nấu bếp trong trường sẽ chuẩn bị đồ ăn vào từng phần ăn riêng biệt. Học trò sẽ tự mình bưng đồ ăn và trải ăn bàn ăn cho riêng mình. Các bé từ 3 tuổi đã được dạy để tự sắp xếp bữa ăn cho mình.
Một bữa ăn tiêu biểu của các em gồm có: cơm, món chính, rau trộn và canh. Bàn ăn sẽ được bố trí như sau: ở giữa là món chính; bên phải là canh, muỗng và nỉa; bên trái là cơm; đồ ăn tráng miệng đặt phía trên cùng bên phải; đũa đặt ngang trước món chính theo hướng tay thuận. Nếu các em thuận tay trái thì sẽ bày trí bàn ăn ngược lại.
Sau khi các bước chuẩn bị hoàn tất, giáo viên sẽ nói về các thành phần trong bữa ăn và cách chế biến căn bản cho những món ăn này. Bên cạnh bữa ăn được tính toán sao cho đảm bảo dinh dưỡng , nó còn có một số mục đích khác mang tính giáo dục. Chẳng hạn, nhà trường muốn dạy về một số loại lương thực theo mùa, xuất xứ của nguyên liệu, các trình bày món ăn theo chủ đề trong tháng, văn hoá ẩm thực nước ngoài ...
>> Cách người Nhật giữ vệ sinh trường học mùa Covid-19
Bữa ăn sẽ bắt đầu bằng câu nói "Itadakimasu" (chúc ngon miệng) và kết thúc bằng câu "Gochisousama deshita" (cám ơn vì bữa ăn ngon). Bữa ăn thường kéo dài khoảng 30-45 phút (tương đối thong thả) nên các em được khuyến khích ăn hết phần ăn của mình vì nó đã được tính toán vừa đủ cho độ tuổi của học sinh. Các em cũng luôn được nhắc nhở là chỉ ăn, uống khi ngồi thong thả và không được làm như thế khi đứng và đi. Sau khi ăn xong, các em sẽ dọn dẹp và lau dọn bàn ghế và đưa về vị trí cũ.
Giáo dục về ẩm thực không chỉ trên bàn ăn
Chính vì mong muốn trẻ em lớn lên có thể có được nhận thức sâu sắc về ẩm thực một cách toàn diện. Nội dung về ẩm thực cũng được xuất hiện trong bài giảng và nằm trong các chủ đề định kỳ trong trường học.
Các em được dạy để nhận ra các thực phẩm có lợi và an toàn cho sức khoẻ. Trẻ em thường chỉ thích ăn những gì mình thích nên dạy các em ăn sao cho hợp lý cũng là một thách thức. Giáo viên ở Nhật Bản rất "có nghề" trong việc diễn giải sao cho các em dám thử những đồ ăn mới hoặc ăn được những thứ không thích.
Xa hơn nữa là các em được tận tay làm ra những món ăn đơn giản như các loại nước ép trong những buổi học chuyên đề; hoặc tự trồng và chăm sóc các loại rau củ trong vườn; nhận biết các loại hạt giống và tìm hiểu về ẩm thực từ nhiều nước.
Trẻ có thể nhìn thấy các chữ cái và số đếm trong tô canh của mình. Ảnh: Ce Phan.
Hoạt động ẩm thực nào thú vị nhất
Dường như hầu hết các em đều đã quen với với những bữa cơm trên trường nên trường học ở Nhật Bản sẽ có những ngày mà các em sẽ tự mang theo cơm hộp để ăn.
Nghe qua rất bình thường, nhưng với các em học trò ở Nhật thì rất đặc biệt bởi vì ngày đó các em sẽ được ăn những món yêu thích nhất do ba mẹ nấu. Cũng là dịp để tìm hiểu những món ăn yêu thích của bạn bè. Các em đều rất hớn hở tìm hiểu về những món ăn mà các em mang theo trong những ngày hôm đó.
Tuy nhiên, cha mẹ trong những ngày này sẽ phải bận rộn hơn trong việc chuẩn bị bữa ăn cho con, và đôi khi cũng thấy áp lực vì không biết liệu đồ ăn mình nấu có sơ sài hoặc không đúng với tiêu chuẩn ẩm thực thông thường trên trường hay không. Một điều nữa là cha mẹ sẽ phải nói chuyện đôi chút với con cái về những món ăn đó bởi vì sẽ có nhiều câu hỏi đến từ thầy cô và các bạn trên trường.
Nhìn chung, người Nhật rất quan tâm về việc dạy trẻ ăn uống như thế nào để tốt cho sức khoẻ. Trường học chính là nơi mà các em trải nghiệm về ẩm thực bài bản nhất