Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Sài Khao, một bản làng của huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), địa danh còn lưu giữ nhiều dấu tích của binh đoàn Tây Tiến năm xưa vẫn hoang sơ dưới thung lũng nhỏ khô cằn, hoang vu giữa đại ngàn
Bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) ngày nay đã khác xưa rất nhiều khi bản đã có điện, đường lên bản cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều khi bê-tông chỉ còn cách bản khoảng 5 km, ôtô đã đi được lên tận bản, trường lớp học đã được xây dựng khang trang.
Một góc bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Dẫu vậy, Sài Khao vẫn là vùng đất khô cằn, hoang sơ giữa đại ngàn, không giống như những bản làng ở Tây Bắc thường có những mùa hoa đào, hoa cải vàng rừng rỡ. Đồng bào người Mông vẫn ở trong những nếp nhà đơn sơ, sống dựa vào nghề nương rẫy.
Dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng hiện nay, vùng đất này đang là điểm đến hấp dẫn, ưa thích của những người yêu mến thiên nhiên, thích khám phá những vùng đất hoang sơ.
Đường lên đỉnh Sài Khao vắt ngang qua sườn núi với một bên là núi cao, một bên là vực sâu thăm thẳm
Mặc dù đi lại còn khó khăn, thế nhưng hiện nay ôtô đã lên tới bản Sài Khao nếu đi từ bản Suối Lóng (xã Tam Chung, Mường Lát)
Đường qua bản Suối Lóng (Tam Chung) đã được mở rộng, đổ bê-tông
Đường lên Sài Khao nhìn xuống là con sông Mã hùng vĩ
Một ngôi nhà nằm chơi vơi bên sườn núi
Cổ thụ hiếm hoi còn sót lại trên đường lên Sài Khao
Sài Khao vẫn hoang sơ với những nếp nhà đơn sơ của đồng bào người Mông
Khung cảnh bình yên của bản làng đồng bào Mông trên đỉnh Sài Khao
Các điểm trường Mầm non, Tiểu học ở Sài Khao đã được Đảng, Nhà nước, các nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ nên đã được xây dựng khang trang, để con em nơi đây yên tâm học tập
Điện lưới cũng đã được kéo lên tận bản
Thầy giáo cắm bản ở Sài Khao
Thầy giáo Hơ Văn Pó (quê bản Na Tao, xã Pù Nhi) đã có 4 năm cắm bản trên đỉnh Sài Khao
Trẻ em bản Sài Khao
Khách du lịch tới thăm bản tặng quà bánh cho trẻ em
Tại bản Sài Khao hiện nay được dựng một bia lưu niệm bằng đá ghi lại địa điểm, tưởng nhớ nơi đoàn quân Tây Tiến năm xưa từng hành quân và ở với đồng bào cùng nhau đánh giặc
Bản Sài Khao (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) ngày nay đã khác xưa rất nhiều khi bản đã có điện, đường lên bản cũng đã dễ dàng hơn rất nhiều khi bê-tông chỉ còn cách bản khoảng 5 km, ôtô đã đi được lên tận bản, trường lớp học đã được xây dựng khang trang.
Một góc bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Dẫu vậy, Sài Khao vẫn là vùng đất khô cằn, hoang sơ giữa đại ngàn, không giống như những bản làng ở Tây Bắc thường có những mùa hoa đào, hoa cải vàng rừng rỡ. Đồng bào người Mông vẫn ở trong những nếp nhà đơn sơ, sống dựa vào nghề nương rẫy.
Dù còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng hiện nay, vùng đất này đang là điểm đến hấp dẫn, ưa thích của những người yêu mến thiên nhiên, thích khám phá những vùng đất hoang sơ.
Đường lên đỉnh Sài Khao vắt ngang qua sườn núi với một bên là núi cao, một bên là vực sâu thăm thẳm
Mặc dù đi lại còn khó khăn, thế nhưng hiện nay ôtô đã lên tới bản Sài Khao nếu đi từ bản Suối Lóng (xã Tam Chung, Mường Lát)
Đường qua bản Suối Lóng (Tam Chung) đã được mở rộng, đổ bê-tông
Đường lên Sài Khao nhìn xuống là con sông Mã hùng vĩ
Một ngôi nhà nằm chơi vơi bên sườn núi
Cổ thụ hiếm hoi còn sót lại trên đường lên Sài Khao
Sài Khao vẫn hoang sơ với những nếp nhà đơn sơ của đồng bào người Mông
Khung cảnh bình yên của bản làng đồng bào Mông trên đỉnh Sài Khao
Các điểm trường Mầm non, Tiểu học ở Sài Khao đã được Đảng, Nhà nước, các nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ nên đã được xây dựng khang trang, để con em nơi đây yên tâm học tập
Điện lưới cũng đã được kéo lên tận bản
Thầy giáo cắm bản ở Sài Khao
Thầy giáo Hơ Văn Pó (quê bản Na Tao, xã Pù Nhi) đã có 4 năm cắm bản trên đỉnh Sài Khao
Trẻ em bản Sài Khao
Khách du lịch tới thăm bản tặng quà bánh cho trẻ em
Tại bản Sài Khao hiện nay được dựng một bia lưu niệm bằng đá ghi lại địa điểm, tưởng nhớ nơi đoàn quân Tây Tiến năm xưa từng hành quân và ở với đồng bào cùng nhau đánh giặc