Triết lý trí tuệ: Đừng nhìn quá rõ, đừng can thiệp quá sâu

Daily News

Daily With Vincent
Ở đời, đừng quá xét nét người khác. Đừng can thiệp quá sâu vào việc làm của người khác. Dù tài giỏi đến mấy, ta cũng không phải là cái bụng của thiên hạ. Hoàng đế Tần Thủy Hoàng, thống nhất Trung Hoa một cõi, tự thấy mình công lao cái thế, không còn nghe lời ai, cũng vì thế mà phải nhận trái đắng.
Có thể nói, Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế vĩ đại với đế nghiệp vô tiền khoáng hậu. Ông là con người của công việc, mỗi ngày xử lý không xong một thạch văn kiện thì không ngừng nghỉ. Nhà Tần áp dụng các biện pháp trị nước cứng rắn, nghiêm khắc của Thương Ưởng, nhờ vậy từ một nước chư hầu nhỏ bé, đã nhanh chóng trỗi dậy trở nên hùng mạnh bậc nhất và là nước chấm dứt cục diện thời chiến quốc.
Lên ngôi vị cao nhất, Tần Thủy Hoàng tiếp tục thực hiện hàng loạt các hành động cứng rắn trong cai trị đất nước. Xét ở góc độ chính trị, uy thế của một vị hoàng đế là điều không thể xem thường. Luật pháp sinh ra phải để kẻ dưới sợ. Cạnh đó, thời Chiến Quốc, các học thuyết nổi lên rất nhiều, giúp sửa cái sai của nhà vua, đưa cho nhà vua phương sách trị nước yên dân, thống nhất thiên hạ. Nay Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được thiên hạ, dĩ nhiên không muốn người khác soi xét cái “sai” của mình, làm loạn sự cai trị của ông.
Và một loạt các hành động cứng rắn đã được Tần Thủy Hoàng thực hiện:
Đốt sách chôn nho, giết hại kẻ sĩ, phá hoại văn hiến.
Thực hiện các vụ sát hại hàng loạt những người có tư tưởng chống đối.
Siết chặt bộ máy pháp luật hà khắc.
Rõ ràng, sự cứng rắn, sát sao của Tần Thủy Hoàng chính là vũ khí giúp ông thống nhất giang sơn về một mối. Nhưng chính nó lại là thứ đưa ông tới chỗ tự cao, làm mất lòng dân, mất đi đại thế.
Vậy mới thấy cái nghiệp vạn thế thật khó khăn nhường nào.
 
Bên trên