Võ Xuân Trường
Well-known member
Trung thu Tuyên Quang - Từ truyền thống tới sản phẩm du lịch đặc trưng
Từ giữa tháng 7 Âm lịch hàng năm, những mô hình đèn khổng lồ đầu tiên bắt đầu diễn diễu trên các con đường của TP Tuyên Quang, báo hiệu một mùa lễ hội rực rỡ sắc màu đang đến.
Những mô hình đèn Trung thu khổng lồ xuất hiện trên các con phố ở TP Tuyên Quang từ giữa tháng 7 Âm lịch. Ảnh: Nguyễn Tùng
Lễ hội Thành Tuyên đã trở thành một sản phẩm du lịch riêng có của tỉnh Tuyên Quang mỗi dịp Trung thu về.
Truyền thống của nhân dân
Đã thành thói quen, khi âm thanh rộn ràng của những mô hình đèn Trung thu khổng lồ bắt đầu xuống phố là lúc nhịp sinh hoạt thường ngày của gia đình chị Lành Thanh Huyền (phường Tân Quang, TP Tuyên Quang) thay đổi, tất cả chỉ để kịp giờ đi rước đèn ngoài phố. Thói quen này đã được cả nhà duy trì từ nhiều năm nay.
Chị Hạnh cho biết, giữa tháng 7 trở đi là mô hình đèn của tổ dân phố đã hoàn thành và bắt đầu đi diễu phố. Giờ cơm tối của cả nhà sẽ được đẩy lên sớm hơn một chút, các cháu nhỏ cũng có ý thức học bài ngay từ lúc đi học về để còn được đi rước đèn cùng các bạn. Việc này như một truyền thống vậy, trong tổ cũng cắt cử một vài người làm nhiệm vụ điều khiển và bảo quản các mô hình đèn.
Cùng các bạn nhỏ ngồi trên chiếc xe chở mô hình đèn Trung thu “Cá chép vượt vũ môn” rực rỡ ánh sáng, Hà Anh - con gái chị Hạnh rất phấn khích: “Tối nào cháu cũng xin bố mẹ cho đi rước đèn ngoài phố, gặp các bạn học cùng lớp trên những mô hình đèn khác mọi người hò reo gọi nhau vui lắm. Rồi hôm sau đến lớp chuyện khoe với các bạn, chỉ hôm nào trời mưa thì mới không đi rước đèn thôi”.
Để có được những mô hình đèn Trung thu như vậy, các thôn, tổ dân phố thường sẽ phải lên kế hoạch chuẩn bị và làm các mô hình từ đầu tháng 7 Âm lịch, thậm chí có nơi bắt đầu làm đèn từ tháng 6. Kinh phí thực hiện do người dân đóng góp, việc lên ý tưởng và thi công sẽ do các bác, các anh khéo tay đảm nhận.
Theo anh Hoàng Ngọc Tùng (tổ 1, phường Tân Quang, TP Tuyên Quang) - người có kinh nghiệm nhiều năm làm đèn Trung thu của tổ dân phố, mỗi năm sẽ có một mô hình khác nhau để tạo sự mới mẻ, có thể là hình tượng các linh vật trong 12 con giáp hoặc là dựa theo các địa danh lịch sử như cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái... Qua đó muốn truyền tải thông điệp tình yêu quê hương, giáo dục con trẻ nhớ về cội nguồn.
“Tất các các mô hình đều được lên ý tưởng, lấy ý kiến của người dân rồi vận động quyên góp. Tuỳ theo kích thước, kiểu dáng trung bình mỗi mô hình sẽ tốn khoảng hơn 30 triệu đồng để làm. Chất liệu khung sắt, bên ngoài bọc giấy đề can màu chống mưa nắng, đèn điện lắp bên trong đảm bảo thẩm mỹ an toàn, chắc chắn để diễu phố suốt cả mùa Trung thu” - anh Tùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Hoà - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang - cho hay, nói là truyền thống của người dân cũng đúng bởi phong trào làm mô hình đèn khổng lồ chơi Trung thu đã có từ hơn 20 năm nay rồi. Hoàn toàn do nhân dân tự đóng góp và làm để phục vụ con trẻ, việc làm đèn không có kinh phí của ngân sách.
“Ban đầu từ những chiếc đèn kích thước nhỏ của một vài thôn xóm, tổ dân phố. Chỗ này nhìn chỗ kia, các nơi sáng tạo ra những mô hình đèn với kích thước lớn, kiểu dáng, màu sắc cũng bắt mắt hơn. Từ năm 2004 nhận thấy nhu cầu chính đáng của nhân dân, thành phố tổ chức Trung thu thành Lễ hội Thành Tuyên và nâng lên quy mô cấp tỉnh năm 2014 và từ đó đã trở thành sự kiện văn hoá đặc sắc của tỉnh Tuyên Quang” - ông Hoà thông tin.
Sản phẩm du lịch đặc trưng
Đến TP Tuyên Quang vào dịp nghỉ lễ 2.9 năm nay, chị Bùi Hồng Hạnh (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) không khỏi bất ngờ trước những mô hình đèn Trung thu khổng lồ rực rỡ sắc màu cùng dòng người đông đúc, không khí lễ hội rộn ràng trên các con phố.
“Tôi đã nghe nhiều về Trung thu Tuyên Quang nên dịp nghỉ lễ này cùng gia đình lên trải nghiệm. Đúng là rất bất ngờ với cách người dân tại đây đón Tết Trung thu, một lễ hội được xem là lớn nhất cả nước với những chiếc đèn khổng lồ, ngộ nghĩnh, rực rỡ sắc màu cùng bầu không khí sôi động, rất ấn tượng với thành phố nhỏ xinh này” - chị Hạnh chia sẻ.
Còn anh Erik Trần, một Việt kiều tại Mỹ trong dịp về nước đã chọn Tuyên Quang là điểm đến du lịch dịp Lễ hội Thành Tuyên 2023, anh thực sự ấn tượng về thành phố nhỏ, nhiều cây xanh bên dòng sông Lô đặc biệt là một lễ hội Trung thu với nhiều màu sắc trên khắp các con phố.
Erik Trần cho biết: “Từng biết về Tết Trung thu của người Châu Á và trải nghiệm tại một số nơi như Trung Quốc nhưng khi đến với TP Tuyên Quang, tôi vẫn có cảm xúc riêng. Ở đây các bạn có thể hoà cùng dòng người, ngồi lên những chiếc xe kéo đèn với mọi người đi khắp phố, bạn có thể thoải mái hò reo ca hát. Một không khí thân thiện và an toàn”.
Từ truyền thống đón Trung thu của người dân đến trở thành một lễ hội thường niên và năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức quy mô cấp Quốc gia có sự tham gia của Lào và Hàn Quốc với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc. Những mô hình đèn Trung thu cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng và thiết kế đẹp mắt hơn. Chỉ riêng đợt Lễ hội Thành Tuyên năm nay, tỉnh Tuyên Quang đã đón hơn 300 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt hơn 350 tỉ đồng.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Chúng tôi mong muốn thông qua Lễ hội Thành Tuyên sẽ lan toả tình cảm đối với con trẻ, lan toả hình ảnh đẹp đẽ của con người, văn hoá, mảnh đất xứ Tuyên đến bạn bè cả nước và quốc tế. Đồng thời qua đây thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút các nhà đầu tư quan tâm tới tiềm năng du lịch của mảnh đất Tuyên Quang giàu truyền thống cách mạng”.
Từ giữa tháng 7 Âm lịch hàng năm, những mô hình đèn khổng lồ đầu tiên bắt đầu diễn diễu trên các con đường của TP Tuyên Quang, báo hiệu một mùa lễ hội rực rỡ sắc màu đang đến.
Lễ hội Thành Tuyên đã trở thành một sản phẩm du lịch riêng có của tỉnh Tuyên Quang mỗi dịp Trung thu về.
Truyền thống của nhân dân
Đã thành thói quen, khi âm thanh rộn ràng của những mô hình đèn Trung thu khổng lồ bắt đầu xuống phố là lúc nhịp sinh hoạt thường ngày của gia đình chị Lành Thanh Huyền (phường Tân Quang, TP Tuyên Quang) thay đổi, tất cả chỉ để kịp giờ đi rước đèn ngoài phố. Thói quen này đã được cả nhà duy trì từ nhiều năm nay.
Chị Hạnh cho biết, giữa tháng 7 trở đi là mô hình đèn của tổ dân phố đã hoàn thành và bắt đầu đi diễu phố. Giờ cơm tối của cả nhà sẽ được đẩy lên sớm hơn một chút, các cháu nhỏ cũng có ý thức học bài ngay từ lúc đi học về để còn được đi rước đèn cùng các bạn. Việc này như một truyền thống vậy, trong tổ cũng cắt cử một vài người làm nhiệm vụ điều khiển và bảo quản các mô hình đèn.
Cùng các bạn nhỏ ngồi trên chiếc xe chở mô hình đèn Trung thu “Cá chép vượt vũ môn” rực rỡ ánh sáng, Hà Anh - con gái chị Hạnh rất phấn khích: “Tối nào cháu cũng xin bố mẹ cho đi rước đèn ngoài phố, gặp các bạn học cùng lớp trên những mô hình đèn khác mọi người hò reo gọi nhau vui lắm. Rồi hôm sau đến lớp chuyện khoe với các bạn, chỉ hôm nào trời mưa thì mới không đi rước đèn thôi”.
Để có được những mô hình đèn Trung thu như vậy, các thôn, tổ dân phố thường sẽ phải lên kế hoạch chuẩn bị và làm các mô hình từ đầu tháng 7 Âm lịch, thậm chí có nơi bắt đầu làm đèn từ tháng 6. Kinh phí thực hiện do người dân đóng góp, việc lên ý tưởng và thi công sẽ do các bác, các anh khéo tay đảm nhận.
Theo anh Hoàng Ngọc Tùng (tổ 1, phường Tân Quang, TP Tuyên Quang) - người có kinh nghiệm nhiều năm làm đèn Trung thu của tổ dân phố, mỗi năm sẽ có một mô hình khác nhau để tạo sự mới mẻ, có thể là hình tượng các linh vật trong 12 con giáp hoặc là dựa theo các địa danh lịch sử như cây đa Tân Trào, đình Hồng Thái... Qua đó muốn truyền tải thông điệp tình yêu quê hương, giáo dục con trẻ nhớ về cội nguồn.
“Tất các các mô hình đều được lên ý tưởng, lấy ý kiến của người dân rồi vận động quyên góp. Tuỳ theo kích thước, kiểu dáng trung bình mỗi mô hình sẽ tốn khoảng hơn 30 triệu đồng để làm. Chất liệu khung sắt, bên ngoài bọc giấy đề can màu chống mưa nắng, đèn điện lắp bên trong đảm bảo thẩm mỹ an toàn, chắc chắn để diễu phố suốt cả mùa Trung thu” - anh Tùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Hoà - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Tuyên Quang - cho hay, nói là truyền thống của người dân cũng đúng bởi phong trào làm mô hình đèn khổng lồ chơi Trung thu đã có từ hơn 20 năm nay rồi. Hoàn toàn do nhân dân tự đóng góp và làm để phục vụ con trẻ, việc làm đèn không có kinh phí của ngân sách.
“Ban đầu từ những chiếc đèn kích thước nhỏ của một vài thôn xóm, tổ dân phố. Chỗ này nhìn chỗ kia, các nơi sáng tạo ra những mô hình đèn với kích thước lớn, kiểu dáng, màu sắc cũng bắt mắt hơn. Từ năm 2004 nhận thấy nhu cầu chính đáng của nhân dân, thành phố tổ chức Trung thu thành Lễ hội Thành Tuyên và nâng lên quy mô cấp tỉnh năm 2014 và từ đó đã trở thành sự kiện văn hoá đặc sắc của tỉnh Tuyên Quang” - ông Hoà thông tin.
Sản phẩm du lịch đặc trưng
Đến TP Tuyên Quang vào dịp nghỉ lễ 2.9 năm nay, chị Bùi Hồng Hạnh (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) không khỏi bất ngờ trước những mô hình đèn Trung thu khổng lồ rực rỡ sắc màu cùng dòng người đông đúc, không khí lễ hội rộn ràng trên các con phố.
“Tôi đã nghe nhiều về Trung thu Tuyên Quang nên dịp nghỉ lễ này cùng gia đình lên trải nghiệm. Đúng là rất bất ngờ với cách người dân tại đây đón Tết Trung thu, một lễ hội được xem là lớn nhất cả nước với những chiếc đèn khổng lồ, ngộ nghĩnh, rực rỡ sắc màu cùng bầu không khí sôi động, rất ấn tượng với thành phố nhỏ xinh này” - chị Hạnh chia sẻ.
Còn anh Erik Trần, một Việt kiều tại Mỹ trong dịp về nước đã chọn Tuyên Quang là điểm đến du lịch dịp Lễ hội Thành Tuyên 2023, anh thực sự ấn tượng về thành phố nhỏ, nhiều cây xanh bên dòng sông Lô đặc biệt là một lễ hội Trung thu với nhiều màu sắc trên khắp các con phố.
Erik Trần cho biết: “Từng biết về Tết Trung thu của người Châu Á và trải nghiệm tại một số nơi như Trung Quốc nhưng khi đến với TP Tuyên Quang, tôi vẫn có cảm xúc riêng. Ở đây các bạn có thể hoà cùng dòng người, ngồi lên những chiếc xe kéo đèn với mọi người đi khắp phố, bạn có thể thoải mái hò reo ca hát. Một không khí thân thiện và an toàn”.
Từ truyền thống đón Trung thu của người dân đến trở thành một lễ hội thường niên và năm 2023, lần đầu tiên Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức quy mô cấp Quốc gia có sự tham gia của Lào và Hàn Quốc với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc. Những mô hình đèn Trung thu cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng và thiết kế đẹp mắt hơn. Chỉ riêng đợt Lễ hội Thành Tuyên năm nay, tỉnh Tuyên Quang đã đón hơn 300 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu ước đạt hơn 350 tỉ đồng.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Chúng tôi mong muốn thông qua Lễ hội Thành Tuyên sẽ lan toả tình cảm đối với con trẻ, lan toả hình ảnh đẹp đẽ của con người, văn hoá, mảnh đất xứ Tuyên đến bạn bè cả nước và quốc tế. Đồng thời qua đây thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút các nhà đầu tư quan tâm tới tiềm năng du lịch của mảnh đất Tuyên Quang giàu truyền thống cách mạng”.