tran hương
Well-known member
Trường Dục Thanh - Niềm tự hào của đất và người Phan Thiết
Trường Dục Thanh trước đây có tên gọi Dục Thanh Học Hiệu được thành lập vào năm 1907. Ngôi trường tọa lạc tại làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Ngôi trường được xây dựng ngay bên bờ sông Cà Ty xinh đẹp hiền hòa.
Cũng đọc: Top 12 địa điểm du lịch Phan Thiết 2024
Dục Thanh Học Hiệu được thành lập bởi các sĩ phu và nhà nho yêu nước để hướng ứng phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ thời bấy giờ. Kinh phí xây dựng trường do một phú gia yêu nước là ông Huỳnh Văn Đẩu và Liên Thành Thương Quán tài trợ. Toàn bộ học sinh theo học tại đây đều không phải đóng tiền xây trường và học phí.
Khu di tích trường Dục Thanh ở Phan Thiết.@Sưu tầm
Thời bấy giờ, trường Dục Thanh là ngôi trường nổi tiếng tiến bộ. Những sĩ phu yêu nước gửi gắm con em đến học rất đông. Trường cũng dạy cho con em của người lao động nghèo yêu nước. Trường có 4 lớp với khoảng 100 học sinh đến từ Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Đây cũng là ngôi trường mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước.
Với người dân Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, Dục Thanh không chỉ là một trường học thông thường. Đây còn được coi là cái nôi của truyền thống hiếu học và tinh thần yêu nước. Khi gắn với một quãng đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngôi trường này trở thành niềm tự hào của người dân địa phương. Ngày nay, ngôi trường trở thành điểm tham quan lịch sử, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Cũng đọc: Vịnh Triều Dương: Khu dã ngoại cùng bãi biển đẹp tại đảo Phú Quý
Cách di chuyển đến trường Dục Thanh
Du khách từ các tỉnh miền Bắc muốn tham quan trường Dục Thanh sẽ phải mua vé máy bay đi Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn di chuyển đến Bình Thuận. Thời gian bay vào Sài Gòn khoảng 2 giờ 30 phút và đi bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bình Thuận mất thêm khoảng 2 giờ 30 phút nữa. Ngôi trường lịch sử này cách trung tâm TP Phan Thiết tầm 24km, khoảng 30 phút để di chuyển.
Để thuận tiện, du khách có thể thuê xe du lịch, đi taxi. Những bạn trẻ yêu phượt có thể đến tham quan trường bằng xe máy. Từ trung tâm thành phố Phan Thiết, bạn đi theo đường Trần Bình Trọng rồi đến đường tỉnh 715. Đến đây, bạn rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp sẽ gặp vòng xuyến. Tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ 2 vào Nguyễn Thông sẽ gặp 1 vòng xuyến nữa. Sau đó bạn tiếp tục đi thẳng vào Lê Hồng Phong qua sông Cà Ty, xuống cầu và rẽ phải vào đường Trung Nhị là đến được trường Dục Thanh.
Trường Dục Thanh có gì hấp dẫn du khách?
Khám phá kiến trúc ngôi trường trăm tuổi
Cho đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kiến trúc ngôi chùa vẫn còn gần như nguyên vẹn. Từ xa nhìn lại ta có thể nhận ra ngay ngôi trường nằm cạnh dòng sông Cà Ty hiền hòa với những mái nhà rêu phong cổ kính. Cánh cổng gỗ năm nào vẫn được gìn giữ vẹn nguyên khiến du khách đặt chân đến đây là như tìm về một thời quá khứ.
Cánh cổng trường nhuốm màu thời gian @vi.wikipedia.org
Trong khuôn viên trường Dục Thanh là vườn cây, tiểu cảnh được chăm chút gọn gàng. Dạo quanh một vòng khuôn viên, du khách sẽ được khám phá cấu trúc ngôi trường với 2 nhà lớn bằng gỗ và 1 nhà lầu nhỏ. Hai nhà lớn bằng gỗ được dùng làm phòng học. Trong phòng học, 2 bảng đen được đặt phía trên, bên dưới là những bộ bàn ghế bằng gỗ.
Bên phải của gian phòng học là Nhà Ngư. Trước kia, đây là nơi chứa các loại ngư cụ như lưới bắt cá, đồ làm cá, làm mắm của gia đình cụ Nguyễn Thông được xây dựng từ năm 1906. Năm 1907 khi Dục Thanh Học Hiệu ra đời, nơi đây được trưng dụng thành khu nhà nội trú của các thầy giáo và học trò ở các tỉnh xa đến dạy và học. Trong thời gian dạy học tại ngôi trường này, chính thầy giáo Nguyễn Tất Thành cũng sinh sống tại đây.
Phía sau phòng học và Nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Đây là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ của các thầy giáo, nhà nho và sĩ phu yêu nước. Những bộ bàn ghế cổ trong những khu nhà gần như vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Những bộ bàn ghế và sập cổ từ xưa vẫn còn nguyên.@amazingvietnam.vn
Phía sau Ngọa Du Sào, du khách sẽ được ghé thăm một giếng nước cổ được xây dựng bằng gạch. Đến nay, giếng nước vẫn sạch sẽ trong veo. Gần giếng nước là cây khế trăm tuổi do chính tay cụ Nguyễn Thông trồng vẫn xanh tốt quanh năm. Các loại cây hoa, cây ăn quả, tiểu cảnh trong khuôn viên di tích luôn được chăm chút, cắt tỉa gọn gàng.
Cũng đọc: Những trải nghiệm yên bình mà đáng yêu - 3 ngày ở đảo Phú Quý
Giếng nước bên trong trường Dục Thanh.@Sưu tầm
Tìm hiểu về quãng thời gian dạy học của Bác Hồ
Trường Dục Thanh thời bấy giờ là nơi hội tụ các sĩ phu yêu nước, những người tài và người mang tư tưởng tiến bộ. Đây cũng là nơi ghi dấu bước chân của người thanh niên ái quốc ưu tú Nguyễn Tất Thành. Sau 3 năm ngôi trường thành lập, ông nghè Trương Gia Mô – bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc giới thiệu Bác đến dạy học ở ngôi trường này. Từ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành 20 tuổi trở thành thầy giáo trẻ nhất nơi đây.
Thầy Thành chịu trách nhiệm dạy môn Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Khi giáo viên Pháp Văn vắng mặt, thầy Thành đảm nhận dạy luôn là tiếng Pháp. Trong thời gian dạy học ở ngôi trường này, thầy giáo thành đã truyền cho những học trò của mình lòng yêu quê hương đất nước. Vào giờ ngoại khóa, thầy thường dẫn học trò đi tham quan các cảnh đẹp của Phan Thiết.
Vào tháng 2 năm 1911, thầy giáo Thành đã rời trường Dục Thanh đến Sài Gòn để đi tìm đường cứu nước. Tại đây, những kỷ vật quý như bộ trường kỷ Bác từng ngồi, bộ ván gỗ Bác từng nằm, chiếc tủ đứng Bác từng đựng tư trang, nghiên mài mực, ly uống nước… của Bác vẫn được lưu giữ một cách đầy trân trọng.
Những kỷ vật gắn với Bác Hồ vẫn được gìn giữ.@dulichvietnam.com.vn
Thời điểm và giá vé tham quan trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh mở cửa từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều hàng ngày. Du khách có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào mình muốn. Khu di tích mở cửa hoàn toàn miễn phí cho mọi du khách. Những du khách đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng Bảo tàng Hồ Chí Minh để thuê hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên của khu di tích là người dân địa phương. Họ có hiểu biết tường tận về lịch sử hình thành cũng như những câu chuyện thú vị liên quan đến ngôi trường này và sẵn sàng cho chia sẻ cho du khách.
Lưu ý khi tham quan trường Dục Thanh
Khi tham quan di tích, bạn cần lưu ý chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Khi đi lại trong khuôn viên ngôi trường cần đảm bảo đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn ào. Khi tham quan các khu nhà, du khách không được tự ý sờ tay, di chuyển, viết vẽ lên các đồ đạc. Khuôn viên khu di tích được chăm chút cẩn thận nên du khách không được giẫm đạp lên cỏ, bứt lá hái hoa, xả rác bừa bãi.
Khuôn viên ngôi trường @Sưu tầm
Những điểm tham quan gần trường Dục Thanh
Trong chuyến tham quan trường Dục Thanh trong chuyến du lịch Phan Thiết, du khách có thể kết hợp tham quan những địa điểm nổi tiếng khác tại Phan Thiết như:
Tháp Poshanư (Tháp Chăm Phố Hài)
Tháp Poshanư là một di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Ngọn tháp này nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm TP Phan Thiết 7km. Công trình này là nơi chắt lọc tinh hoa kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí đền tháp độc đáo của người Chăm Pa xưa. Qua bao thăng trầm của thời gian, cụm tháp nơi đây vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Lầu Ông Hoàng
Du khách cũng có thể ghé thăm Lầu Ông Hoàng - nơi minh chứng cho mối tình đẹp nhưng buồn của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm. Lầu Ông Hoàng cách tháp Poshanư chỉ 100m. Xưa kia, đây là nơi ở của một vị công tước Pháp tên là De Montpensier. Sau đó, ông Hoàng bán lại cho một chủ khách sạn người Pháp và cuối cùng vua Bảo Đại mua lại làm nơi nghỉ mát.
Trước đây, công trình được xây dựng theo kiến trúc Pháp với các vật liệu như đá hộc xanh, gạch bông… Tuy nhiên, với sự tàn phá của thời gian, nơi đây đã trở thành phế tích. Tuy nhiên, nó vẫn gây tò mò và thu hút du khách bởi đã từng là nơi hẹn hò của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm.
Trường Dục Thanh trước đây có tên gọi Dục Thanh Học Hiệu được thành lập vào năm 1907. Ngôi trường tọa lạc tại làng Thành Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Ngôi trường được xây dựng ngay bên bờ sông Cà Ty xinh đẹp hiền hòa.
Cũng đọc: Top 12 địa điểm du lịch Phan Thiết 2024
Dục Thanh Học Hiệu được thành lập bởi các sĩ phu và nhà nho yêu nước để hướng ứng phong trào Duy Tân do các cụ Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ thời bấy giờ. Kinh phí xây dựng trường do một phú gia yêu nước là ông Huỳnh Văn Đẩu và Liên Thành Thương Quán tài trợ. Toàn bộ học sinh theo học tại đây đều không phải đóng tiền xây trường và học phí.
Khu di tích trường Dục Thanh ở Phan Thiết.@Sưu tầm
Thời bấy giờ, trường Dục Thanh là ngôi trường nổi tiếng tiến bộ. Những sĩ phu yêu nước gửi gắm con em đến học rất đông. Trường cũng dạy cho con em của người lao động nghèo yêu nước. Trường có 4 lớp với khoảng 100 học sinh đến từ Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác. Đây cũng là ngôi trường mà thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước.
Với người dân Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung, Dục Thanh không chỉ là một trường học thông thường. Đây còn được coi là cái nôi của truyền thống hiếu học và tinh thần yêu nước. Khi gắn với một quãng đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, ngôi trường này trở thành niềm tự hào của người dân địa phương. Ngày nay, ngôi trường trở thành điểm tham quan lịch sử, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Cũng đọc: Vịnh Triều Dương: Khu dã ngoại cùng bãi biển đẹp tại đảo Phú Quý
Cách di chuyển đến trường Dục Thanh
Du khách từ các tỉnh miền Bắc muốn tham quan trường Dục Thanh sẽ phải mua vé máy bay đi Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn di chuyển đến Bình Thuận. Thời gian bay vào Sài Gòn khoảng 2 giờ 30 phút và đi bằng đường bộ từ Sài Gòn đến Bình Thuận mất thêm khoảng 2 giờ 30 phút nữa. Ngôi trường lịch sử này cách trung tâm TP Phan Thiết tầm 24km, khoảng 30 phút để di chuyển.
Để thuận tiện, du khách có thể thuê xe du lịch, đi taxi. Những bạn trẻ yêu phượt có thể đến tham quan trường bằng xe máy. Từ trung tâm thành phố Phan Thiết, bạn đi theo đường Trần Bình Trọng rồi đến đường tỉnh 715. Đến đây, bạn rẽ phải vào đường Võ Nguyên Giáp sẽ gặp vòng xuyến. Tại vòng xuyến, bạn đi theo lối ra thứ 2 vào Nguyễn Thông sẽ gặp 1 vòng xuyến nữa. Sau đó bạn tiếp tục đi thẳng vào Lê Hồng Phong qua sông Cà Ty, xuống cầu và rẽ phải vào đường Trung Nhị là đến được trường Dục Thanh.
Trường Dục Thanh có gì hấp dẫn du khách?
Khám phá kiến trúc ngôi trường trăm tuổi
Cho đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, kiến trúc ngôi chùa vẫn còn gần như nguyên vẹn. Từ xa nhìn lại ta có thể nhận ra ngay ngôi trường nằm cạnh dòng sông Cà Ty hiền hòa với những mái nhà rêu phong cổ kính. Cánh cổng gỗ năm nào vẫn được gìn giữ vẹn nguyên khiến du khách đặt chân đến đây là như tìm về một thời quá khứ.
Cánh cổng trường nhuốm màu thời gian @vi.wikipedia.org
Trong khuôn viên trường Dục Thanh là vườn cây, tiểu cảnh được chăm chút gọn gàng. Dạo quanh một vòng khuôn viên, du khách sẽ được khám phá cấu trúc ngôi trường với 2 nhà lớn bằng gỗ và 1 nhà lầu nhỏ. Hai nhà lớn bằng gỗ được dùng làm phòng học. Trong phòng học, 2 bảng đen được đặt phía trên, bên dưới là những bộ bàn ghế bằng gỗ.
Bên phải của gian phòng học là Nhà Ngư. Trước kia, đây là nơi chứa các loại ngư cụ như lưới bắt cá, đồ làm cá, làm mắm của gia đình cụ Nguyễn Thông được xây dựng từ năm 1906. Năm 1907 khi Dục Thanh Học Hiệu ra đời, nơi đây được trưng dụng thành khu nhà nội trú của các thầy giáo và học trò ở các tỉnh xa đến dạy và học. Trong thời gian dạy học tại ngôi trường này, chính thầy giáo Nguyễn Tất Thành cũng sinh sống tại đây.
Phía sau phòng học và Nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Đây là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ của các thầy giáo, nhà nho và sĩ phu yêu nước. Những bộ bàn ghế cổ trong những khu nhà gần như vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Những bộ bàn ghế và sập cổ từ xưa vẫn còn nguyên.@amazingvietnam.vn
Phía sau Ngọa Du Sào, du khách sẽ được ghé thăm một giếng nước cổ được xây dựng bằng gạch. Đến nay, giếng nước vẫn sạch sẽ trong veo. Gần giếng nước là cây khế trăm tuổi do chính tay cụ Nguyễn Thông trồng vẫn xanh tốt quanh năm. Các loại cây hoa, cây ăn quả, tiểu cảnh trong khuôn viên di tích luôn được chăm chút, cắt tỉa gọn gàng.
Cũng đọc: Những trải nghiệm yên bình mà đáng yêu - 3 ngày ở đảo Phú Quý
Giếng nước bên trong trường Dục Thanh.@Sưu tầm
Tìm hiểu về quãng thời gian dạy học của Bác Hồ
Trường Dục Thanh thời bấy giờ là nơi hội tụ các sĩ phu yêu nước, những người tài và người mang tư tưởng tiến bộ. Đây cũng là nơi ghi dấu bước chân của người thanh niên ái quốc ưu tú Nguyễn Tất Thành. Sau 3 năm ngôi trường thành lập, ông nghè Trương Gia Mô – bạn của cụ Nguyễn Sinh Sắc giới thiệu Bác đến dạy học ở ngôi trường này. Từ đó, chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành 20 tuổi trở thành thầy giáo trẻ nhất nơi đây.
Thầy Thành chịu trách nhiệm dạy môn Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Khi giáo viên Pháp Văn vắng mặt, thầy Thành đảm nhận dạy luôn là tiếng Pháp. Trong thời gian dạy học ở ngôi trường này, thầy giáo thành đã truyền cho những học trò của mình lòng yêu quê hương đất nước. Vào giờ ngoại khóa, thầy thường dẫn học trò đi tham quan các cảnh đẹp của Phan Thiết.
Vào tháng 2 năm 1911, thầy giáo Thành đã rời trường Dục Thanh đến Sài Gòn để đi tìm đường cứu nước. Tại đây, những kỷ vật quý như bộ trường kỷ Bác từng ngồi, bộ ván gỗ Bác từng nằm, chiếc tủ đứng Bác từng đựng tư trang, nghiên mài mực, ly uống nước… của Bác vẫn được lưu giữ một cách đầy trân trọng.
Những kỷ vật gắn với Bác Hồ vẫn được gìn giữ.@dulichvietnam.com.vn
Thời điểm và giá vé tham quan trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh mở cửa từ 7 giờ sáng đến 17 giờ chiều hàng ngày. Du khách có thể đến đây vào bất cứ thời điểm nào mình muốn. Khu di tích mở cửa hoàn toàn miễn phí cho mọi du khách. Những du khách đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng Bảo tàng Hồ Chí Minh để thuê hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên của khu di tích là người dân địa phương. Họ có hiểu biết tường tận về lịch sử hình thành cũng như những câu chuyện thú vị liên quan đến ngôi trường này và sẵn sàng cho chia sẻ cho du khách.
Lưu ý khi tham quan trường Dục Thanh
Khi tham quan di tích, bạn cần lưu ý chọn trang phục kín đáo, lịch sự. Khi đi lại trong khuôn viên ngôi trường cần đảm bảo đi nhẹ, nói khẽ, không gây ồn ào. Khi tham quan các khu nhà, du khách không được tự ý sờ tay, di chuyển, viết vẽ lên các đồ đạc. Khuôn viên khu di tích được chăm chút cẩn thận nên du khách không được giẫm đạp lên cỏ, bứt lá hái hoa, xả rác bừa bãi.
Khuôn viên ngôi trường @Sưu tầm
Những điểm tham quan gần trường Dục Thanh
Trong chuyến tham quan trường Dục Thanh trong chuyến du lịch Phan Thiết, du khách có thể kết hợp tham quan những địa điểm nổi tiếng khác tại Phan Thiết như:
Tháp Poshanư (Tháp Chăm Phố Hài)
Tháp Poshanư là một di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa. Ngọn tháp này nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hải, cách trung tâm TP Phan Thiết 7km. Công trình này là nơi chắt lọc tinh hoa kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật trang trí đền tháp độc đáo của người Chăm Pa xưa. Qua bao thăng trầm của thời gian, cụm tháp nơi đây vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Lầu Ông Hoàng
Du khách cũng có thể ghé thăm Lầu Ông Hoàng - nơi minh chứng cho mối tình đẹp nhưng buồn của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm. Lầu Ông Hoàng cách tháp Poshanư chỉ 100m. Xưa kia, đây là nơi ở của một vị công tước Pháp tên là De Montpensier. Sau đó, ông Hoàng bán lại cho một chủ khách sạn người Pháp và cuối cùng vua Bảo Đại mua lại làm nơi nghỉ mát.
Trước đây, công trình được xây dựng theo kiến trúc Pháp với các vật liệu như đá hộc xanh, gạch bông… Tuy nhiên, với sự tàn phá của thời gian, nơi đây đã trở thành phế tích. Tuy nhiên, nó vẫn gây tò mò và thu hút du khách bởi đã từng là nơi hẹn hò của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng thơ Mộng Cầm.