Hải Vy
Well-known member
Diệp trở về nhà vào mùa hè, đúng những ngày oi bức nhất. Cô nhẹ nhàng mở cánh cổng gỗ, thong thả đi dưới vòm nhãn cao rộng, nghe tiếng sỏi lạo xạo dưới bánh va li và đế giày lấm bụi đường. Ngôi nhà vẫn y hệt hình ảnh Diệp in trong trí nhớ. Vẫn miếng gạch bể nơi bậc thềm, bụi lài trắng đầu hồi đương hoa, cảnh trí chẳng khác buổi sáng năm xưa Diệp đứng ở đó, ôm cặp đợi ông lấy xe đạp chở đến trường. Diệp đâu nghĩ đó là lần cuối cô nhìn thấy căn nhà, trước khi lìa xa nó để đi đến một vùng đất lạ.
Không biết có phải do lần đầu đi xe lửa, rồi thêm mấy tiếng ngồi xe khách mà Diệp thấy trong người nôn nao. Vậy nhưng, tất cả dịu lại lúc Diệp đứng dưới vòm cây. Diệp đi thêm mấy bước vào sân, cất tiếng gọi: “Ông ngoại”. Tiếng gọi đọng trên môi run run, không thoát ra được bởi cổ họng cô đã nghẹn ứ.
***
Trở dậy sau giấc ngủ, dù đã tỉnh táo hơn nhưng Diệp vẫn nán lại trên giường, chưa vội ngồi dậy. Cô ngoái nhìn cửa sổ, ngắm những cành xoan cao vút in trên nền trời hoàng hôn nhạt úa. Bất giác, Diệp ngẩn người, như thể cô vẫn đang sống những ngày tuổi nhỏ, mở mắt dậy đã thấy mái ngói nâu sẫm trên đầu và tấm phản vẫn mát rượi, từng ru cô ngon giấc mỗi đêm hè.
Cảm giác vẫn còn nguyên đó.
Căn nhà có vẻ vẫn không thay đổi. Giá sách vẫn đầy chật truyện tranh, chất giấy đã hơi ngả vàng. Một lớp bụi mờ phủ lên giá. Vẫn bộ ván cũ kỹ giữa nhà, thi thoảng đón vài người bạn cũ đến thăm ông, cùng ngồi đó chơi vài ván cờ. Diệp bước ra hàng hiên. Ông vẫn giữ lại cho cô chiếc ghế cũ dưới tán xoài - chiếc ghế mà ngày nhỏ Diệp luôn nhận là của riêng mình, khư khư giữ lấy chẳng cho ai ngồi chung. Sáng nào cô cũng ngồi trên đó, hai bàn chân nhỏ xíu đung đưa, ôm ca mì tôm ăn sáng trước lúc đến trường. Diệp miết tay lên thớ gỗ ẩm mục, âu yếm ngắm mãi như nhìn ngắm lại mình những ngày bé thơ.
Căn bếp vắng bóng người, ấm nước sôi vẫn còn âm ỉ trên bếp than, Diệp đoán ông vừa ra vườn. Diệp dựa cửa nhìn ông rải thóc cho bầy gà, cái lưng hơi còng đổ dài dưới nắng. Cô nhớ lại lúc ông luống cuống bước ra hè sau tiếng cô gọi. Tay ông run mãi lúc cầm hành lý cho cô, hốc mắt và mũi đỏ ửng. Diệp nhào ôm lấy ông, gọi “ông ngoại”, “ông ngoại”… gọi cho thỏa khoảng thời gian xa cách. Trong giấc ngủ chập chờn, Diệp vẫn nghe tiếng bước chân ông quẩn quanh trước gian buồng, như để nhận rõ rằng Diệp đã thực sự trở về, đang say ngủ trong ngôi nhà thơ ấu. Ngay cả khi đã về nhà, Diệp vẫn không thôi buồn giận mẹ và buồn giận chính mình. Ông chỉ còn Diệp và mẹ là những người ruột thịt cuối cùng, vậy mà bao năm nay mẹ nói đi là đi miết, để mình ông đơn độc lủi thủi giữa khu vườn này.
Năm Diệp 10 tuổi, mẹ bỏ nhà theo một người đàn ông vào Bình Thuận. Người đàn ông đó đã có vợ, 2 nhà chỉ cách nhau một quãng đường. Mẹ đi lúc trời chưa sáng, mang theo mấy bộ quần áo, để Diệp ở nhà với ông. Diệp đã ngỡ mẹ chỉ đi đâu đó gần nhà nhưng chờ đến tối, qua ngày hôm sau, mẹ vẫn không về.
Buổi tối, vợ của người ấy tới nhà khóc với ông. Ông liên tục nhận lỗi. Lần đầu Diệp thấy ông chảy nước mắt. Diệp chưa hiểu chuyện gì đang tới, lẳng lặng lấy khăn lau nước mắt cho cả hai người. Những ngày sau, Diệp mới ngấm nỗi đau vắng mẹ. Sự trống rỗng luôn đến vào buổi sáng. Ngủ dậy không có mẹ nằm bên, căn nhà vắng bóng 1 người, Diệp bơ vơ hoảng hốt như thể vừa bị bỏ lại trong bóng tối.
Diệp ngồi trên ghế, nhìn ra cổng ngóng từng bóng người qua, khóc không thành tiếng, không ai dỗ được. Một buổi trưa, Diệp trốn ông, mở cổng lẻn ra đường định đi tìm mẹ. Diệp đứng rất lâu giữa 2 ngả đường, phân vân không biết hướng nào có mẹ. Sau cùng, Diệp chọn một hướng đường, cứ thế lầm lũi đi bộ dưới nắng. Diệp đi được một đoạn thì người quen của mẹ nhìn thấy, bế cô lên ngồi sau xe máy, đưa Diệp về cho ông.
Không còn mẹ, cũng không có ai quen để hỏi, Diệp “hành” ông suốt ngày. “Mẹ cháu đâu?”. Diệp hỏi ông cả trăm lần, mãi một câu đó.
- Mẹ đi làm xa lắm, tết mẹ về. Diệp ngoan ở nhà với ông nhé!
Diệp lắc, vùng quẫy khỏi lòng ông.
- Không muốn ông. Muốn mẹ. Gọi mẹ về cơ.
Rồi cô khóc òa.
Diệp mang theo hờn giận cùng ông ra vườn. Diệp hỏi miết, ông không trả lời nữa. Ông cắm cúi quét lá khô, vun lại thành đống rồi đốt. Diệp giận, vốc từng nắm lá bỏ lên lưng ông. Ông không mắng cháu, cũng không phủi xuống, chỉ lặng lẽ dọn vườn. Cậu bé hàng xóm phủi bụi trên áo ông, nói với Diệp: “Em đừng hư thế”. Diệp tung nắm lá lên cao. Những tàn lá vụn rơi lả tả xuống cả ba người. Mãi sau này khi Diệp đã rời ngôi nhà cũ, hình ảnh đó vẫn nhiều lần trở lại, khiến Diệp hối hận biết bao nhiêu khi nhớ đến hình ảnh ông cùng những chiếc lá vương trên lưng áo.
Đôi khi, Diệp cũng nghĩ đến người anh hàng xóm, trong những lần lòng xao động vì nhớ nhà. Thuở nhỏ, Diệp chỉ có mình mẹ và ông. Không ai chơi cùng, Diệp bám theo anh suốt. Diệp theo anh ra ao câu cá, thả diều…, chơi mọi trò chơi của đám con trai. Anh chẳng bao giờ thấy phiền, vẫn đối xử với Diệp như em gái.
Bữa cơm tối trôi qua êm đềm, Diệp nhắc lại với ông những kỷ niệm tuổi nhỏ. Cô rụt rè hỏi thăm Lưu - người con trai ngày trước.
Ông bảo, từ ngày Diệp đi, Lưu vẫn thường qua nhà phụ ông làm những việc nặng. Suốt 4 năm anh xa nhà đi học đại học, căn nhà chợt rộng thênh, ông cũng cảm thấy trống trải như khi thiếu vắng Diệp. Lưu tốt nghiệp và trở về chừng hơn 1 năm, giờ là thầy giáo dạy toán. Lưu mở lớp dạy ở nhà suốt mùa hè. Diệp khúc khích cười tưởng tượng lúc anh đứng trên bục giảng nhưng cô cũng biết chẳng ai hợp với nghề giáo hơn anh - người con trai từ hồi mười mấy tuổi đã nhẫn nại dịu dàng biết mấy.
***
Dù thật mong gặp lại, Diệp không dám lao qua nhà Lưu như trước đây. Cô cứ thơ thẩn bên hàng rào. Diệp đợi tới khi học sinh về hết, thấy Lưu ra sân phủi bớt bụi phấn bám trên vai. Lưu gần như không thay đổi: vẫn mái tóc xoăn, áo xanh và nụ cười bừng sáng cả khuôn mặt hiền.
“Thầy ơi” - bàn tay Diệp vẫy vẫy lúc thấy anh, bản tính nghịch ngợm trong cô quay về. Họ ngó nhau, Lưu nhận ra Diệp ngay dù đã xa cách 8 năm ròng. Có lẽ vì gương mặt cô vẫn giữ được vài nét thuở nhỏ hay Lưu nhận ra nhờ vết sẹo trên trán Diệp. Vết sẹo ấy xuất hiện sau một lần Diệp té trên khoảng sân ướt lúc chạy qua nhà Lưu chơi.
- Anh coi nè, nó không chịu mờ đi - cô đưa tay vén tóc cho Lưu nhìn rõ vết sẹo. Anh bật cười.
- Lần ấy anh sợ lắm. Em khóc to kinh khủng làm anh cuống không biết dỗ thế nào.
- Em nhớ chứ. Rồi sau đó anh cũng khóc theo em.
- Phải nhìn em ngay lúc đó kìa: tay chân xước hết, máu chảy ướt tóc mai, lấm tấm cả chiếc áo xanh da trời em mặc.
Phải rồi, khi đó Diệp mới 8 tuổi, má đỏ lên vì khóc, bé bỏng và luộm thuộm tới nỗi chẳng ai nỡ để cô đau. Anh lấy khăn lau mặt cho cô, dắt cô đi tắt qua lối hàng rào về với ông ngoại. Thấy ông, Diệp càng khóc to hơn vì biết ông chẳng bao giờ nỡ mắng mình.
Từ ngày trở về, Diệp mới tìm lại được cảm giác an tâm năm xưa, bởi có ông chở che và được sống lại những ngày yên ấm. Diệp chỉ hơi căng thẳng lúc ông hỏi vì sao nhiều năm mẹ chẳng về thăm nhà. Diệp nói, mấy năm đầu mẹ không về được bởi vườn thanh long mới trồng cần người trông coi nhưng bây giờ đã ổn cả. Thanh long trúng mùa suốt 2 năm, cả nhà sống rất tốt. Mẹ và dượng đã xây nhà gần 200m2, Diệp có phòng riêng, có thêm em gái. Em còn nhỏ, mẹ vẫn phải trông em nên để Diệp thay mẹ về thăm ông.
- Nó giống hệt cháu hồi nhỏ nhưng không nhỏ như cháu ngày xưa. Nó 3 tuổi mà 25 ký lận.
Diệp chìa điện thoại cho ông xem hình em gái. Ông ngắm kỹ khuôn mặt bé xíu trong ảnh rồi nhìn sang Diệp, gật đầu cười. Diệp thoáng buồn, không dám nhìn ông. Cô nhận thấy mình đã dùng từ “ký” thay vì “cân”. Nhiều năm xa cách in dấu lên Diệp, in lên kiểu nói nửa Nam nửa Bắc. Rốt cuộc cô vẫn không thể nào là cô bé trước đây. Bỗng dưng Diệp tự hỏi không biết ông có thấy cháu mình xa lạ.
Diệp không thể nói với ông rằng từ ngày ra đi, mẹ và dượng sống chẳng hề dễ dàng. Mẹ biết cuộc trốn chạy năm đó đủ làm xôn xao xóm làng, 2 gia đình vỡ tan, không còn nơi quay lại. Mẹ và dượng bàn nhau vay tiền mua đất, làm vườn thanh long. 2 người không có kinh nghiệm, mấy mùa thanh long rớt giá, cuối cùng gần như trắng tay. Cả nhà 4 người sống trong căn nhà chật chội, phải làm thuê cho chủ vườn khác. Mẹ bày Diệp thỉnh thoảng gửi thư về, viết cho ông rằng cả nhà sống rất tốt. Mẹ hứa chờ Diệp thi đại học xong sẽ cùng về thăm ông. Rốt cuộc, vẫn chỉ có mình cô trở về.
Ông lại nhắc với Diệp về tai nạn ngày xưa. Cô mỉm cười, đưa ông và Lưu xem vết sẹo sau gót chân trái, giờ chỉ còn là một vệt trắng mờ. Ông xót xa bảo vết thương này do ông không cẩn thận trông nom cháu. Từ ngày mẹ đi, tuần nào ông cũng đạp xe lên bưu điện xem mẹ có gửi thư về. Cả quãng đường Diệp nhõng nhẽo, cứ đòi ông mua dưa hấu. Vậy mà đi qua trạm biến áp thì cô im bặt. Diệp núp sau áo ông, ngó lên cột điện, len lén tìm biển báo đầu lâu xương chéo. Hình ảnh đó luôn làm Diệp khiếp sợ, theo Diệp cả vào trong giấc ngủ. Vậy nhưng sau lưng ông, cô thấy an tâm kỳ lạ. Diệp mải nhìn ngó, để gót chân trái kẹt vào vòng bánh xe. Vết thương sâu cắt da thịt làm Diệp nằm liệt giường cả tháng hè. Ngày nào ông cũng mua dưa hấu dỗ cô nhưng Diệp không thấy dưa ngon nữa.
Bàn chân đau làm Diệp phân tâm, bớt nhớ mẹ. Vẫn còn đó cảm giác bơ vơ trống trải khi ngủ dậy nhưng không còn nước mắt. Diệp đi học lại chừng hơn 1 tuần thì mẹ tới đón. Mẹ trông thật lạ, tóc cắt ngắn, buồn rầu, xanh xao. Mẹ tới giữa buổi học, Diệp chưa kịp vươn tay ôm thì mẹ đã bế thốc lên xe. Chuyện xảy đến thật nhanh, Diệp chỉ thoáng nghe mẹ nhờ cô giáo báo lại cho ông ngoại. Diệp ngơ ngác ngồi sau chú xe ôm, mẹ ôm Diệp từ đằng sau thật chặt. Xe lao nhanh như trốn chạy. Lúc xe vừa lướt qua nhà, Diệp chỉ kịp thấy một mảnh hè, nơi sáng sáng cô vẫn ôm cặp đứng chờ ông. Diệp khẽ gọi “ông ơi”, mắt bỗng nhiên nhòe nước.
Những năm sau này, đôi lúc Diệp cũng bất chợt cất tiếng gọi ông giữa đêm để rồi tỉnh giấc mới nhớ lại đã ở xa nhà hơn ngàn cây số. Diệp co người nằm trong tấm chăn mỏng, vòng tay tự ôm lấy mình tìm hơi ấm. Sau rèm là giường của mẹ và dượng, quanh Diệp là vườn thanh long mênh mông. Cô nằm đó, trong bóng đêm vây bủa, thấu nỗi bơ vơ của kẻ lưu lạc.
***
Lưu hay rủ Diệp ra vườn hái rau sam nấu canh cua như ngày xưa. Con chó tên Cáo theo cả hai ra vườn. Lưu cúi đầu hái rau, Diệp ngẩng nhìn trời biếc. Anh đang nói gì, Diệp nghe không rõ bởi cô vừa thấy vệt xanh mờ của hàng ria mới cạo, mùi thơm mát dịu từ mái tóc của người con trai đang ở rất gần. Cô nghe trong mình thoáng xao động, như thể một con bướm trắng vừa phất cánh bay qua.
Những ngày ở nhà trôi qua êm đềm. Ban ngày, Diệp hay rủ Lưu ra vườn, cùng nhau trồng một luống rau non. Buổi tối, Diệp nằm võng, nghe đài cùng ông dưới hiên nhà. Diệp đã có ông ngoại để nũng nịu và Lưu vẫn ghé qua nhà mỗi ngày như thuở trước. Cảm giác như cô chưa hề đi xa suốt bấy nhiêu năm, như thể cô chỉ mới chạy ra đường chơi, mải đuổi theo một cánh chuồn ớt và khi bước qua cánh cổng gỗ trở về nhà, mọi thứ vẫn vẹn nguyên.
***
Trước ngày đi, Lưu đưa Diệp lên đồi như anh đã hứa. Cô và Lưu đi qua đồng cỏ xanh mát đến xao lòng. Một dải khói lờ lững bay lên phía chân đồi. Rừng cây gió lộng làm vạt váy hoa của Diệp bay phất phơ.
2 người thong thả đi bộ từng quãng ngắn, Lưu kể Diệp nghe chuyện mấy năm xa nhà. Ông đã có tuổi, người yếu dần, gần đây còn thêm bệnh huyết áp cao. Mấy lần ông ngã trong vườn, Lưu và bác của anh thay nhau đưa ông đi bệnh viện khám. Ông cũng cố gắng đều đặn uống thuốc, gần đây sức khỏe đã khá hơn nhiều.
Diệp thấy mắt mình cay cay. Cô khẽ chạm vào vai anh, nói lời cảm ơn thật khẽ. Lưu chăm chú nhìn cô, giọng trầm ấm: “Em và ông cũng là người nhà của anh mà”.
Tới một vạt rừng vắng, họ ngồi xuống cỏ. Diệp nhắm mắt, lắng nghe tiếng lao xao của cành lá, cảm thấy những dịu dàng đang ngưng đọng lại.
- Diệp lại sắp đi?
- Vâng - cô nói nhỏ - Em về chuẩn bị. Tháng Chín em nhập trường. Em chọn thi một trường ngoài này. Trường cách nhà mình gần trăm cây số thôi, để cuối tuần em còn về thăm ông, thăm nhà - Diệp thoáng đỏ mặt - và thăm cả anh nữa.
Họ cùng lặng yên, ngả người nằm trên cỏ. Nắng mật len qua mảng bóng râm mát rượi, rơi xuống vạt cỏ ấm. Diệp biết mình không còn lưu lạc. Còn nguyên vẹn đó những mến yêu và một chốn luôn chờ cô trở về để lại cùng anh nằm nhìn trời biếc.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128g giá chỉ: 15.290.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/apple/iphone-12-series/
Ib sdt e: 0947.711.881 (có zalo/Whatsap)
Không biết có phải do lần đầu đi xe lửa, rồi thêm mấy tiếng ngồi xe khách mà Diệp thấy trong người nôn nao. Vậy nhưng, tất cả dịu lại lúc Diệp đứng dưới vòm cây. Diệp đi thêm mấy bước vào sân, cất tiếng gọi: “Ông ngoại”. Tiếng gọi đọng trên môi run run, không thoát ra được bởi cổ họng cô đã nghẹn ứ.
***
|
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock |
Trở dậy sau giấc ngủ, dù đã tỉnh táo hơn nhưng Diệp vẫn nán lại trên giường, chưa vội ngồi dậy. Cô ngoái nhìn cửa sổ, ngắm những cành xoan cao vút in trên nền trời hoàng hôn nhạt úa. Bất giác, Diệp ngẩn người, như thể cô vẫn đang sống những ngày tuổi nhỏ, mở mắt dậy đã thấy mái ngói nâu sẫm trên đầu và tấm phản vẫn mát rượi, từng ru cô ngon giấc mỗi đêm hè.
Cảm giác vẫn còn nguyên đó.
Căn nhà có vẻ vẫn không thay đổi. Giá sách vẫn đầy chật truyện tranh, chất giấy đã hơi ngả vàng. Một lớp bụi mờ phủ lên giá. Vẫn bộ ván cũ kỹ giữa nhà, thi thoảng đón vài người bạn cũ đến thăm ông, cùng ngồi đó chơi vài ván cờ. Diệp bước ra hàng hiên. Ông vẫn giữ lại cho cô chiếc ghế cũ dưới tán xoài - chiếc ghế mà ngày nhỏ Diệp luôn nhận là của riêng mình, khư khư giữ lấy chẳng cho ai ngồi chung. Sáng nào cô cũng ngồi trên đó, hai bàn chân nhỏ xíu đung đưa, ôm ca mì tôm ăn sáng trước lúc đến trường. Diệp miết tay lên thớ gỗ ẩm mục, âu yếm ngắm mãi như nhìn ngắm lại mình những ngày bé thơ.
Căn bếp vắng bóng người, ấm nước sôi vẫn còn âm ỉ trên bếp than, Diệp đoán ông vừa ra vườn. Diệp dựa cửa nhìn ông rải thóc cho bầy gà, cái lưng hơi còng đổ dài dưới nắng. Cô nhớ lại lúc ông luống cuống bước ra hè sau tiếng cô gọi. Tay ông run mãi lúc cầm hành lý cho cô, hốc mắt và mũi đỏ ửng. Diệp nhào ôm lấy ông, gọi “ông ngoại”, “ông ngoại”… gọi cho thỏa khoảng thời gian xa cách. Trong giấc ngủ chập chờn, Diệp vẫn nghe tiếng bước chân ông quẩn quanh trước gian buồng, như để nhận rõ rằng Diệp đã thực sự trở về, đang say ngủ trong ngôi nhà thơ ấu. Ngay cả khi đã về nhà, Diệp vẫn không thôi buồn giận mẹ và buồn giận chính mình. Ông chỉ còn Diệp và mẹ là những người ruột thịt cuối cùng, vậy mà bao năm nay mẹ nói đi là đi miết, để mình ông đơn độc lủi thủi giữa khu vườn này.
Năm Diệp 10 tuổi, mẹ bỏ nhà theo một người đàn ông vào Bình Thuận. Người đàn ông đó đã có vợ, 2 nhà chỉ cách nhau một quãng đường. Mẹ đi lúc trời chưa sáng, mang theo mấy bộ quần áo, để Diệp ở nhà với ông. Diệp đã ngỡ mẹ chỉ đi đâu đó gần nhà nhưng chờ đến tối, qua ngày hôm sau, mẹ vẫn không về.
Buổi tối, vợ của người ấy tới nhà khóc với ông. Ông liên tục nhận lỗi. Lần đầu Diệp thấy ông chảy nước mắt. Diệp chưa hiểu chuyện gì đang tới, lẳng lặng lấy khăn lau nước mắt cho cả hai người. Những ngày sau, Diệp mới ngấm nỗi đau vắng mẹ. Sự trống rỗng luôn đến vào buổi sáng. Ngủ dậy không có mẹ nằm bên, căn nhà vắng bóng 1 người, Diệp bơ vơ hoảng hốt như thể vừa bị bỏ lại trong bóng tối.
Diệp ngồi trên ghế, nhìn ra cổng ngóng từng bóng người qua, khóc không thành tiếng, không ai dỗ được. Một buổi trưa, Diệp trốn ông, mở cổng lẻn ra đường định đi tìm mẹ. Diệp đứng rất lâu giữa 2 ngả đường, phân vân không biết hướng nào có mẹ. Sau cùng, Diệp chọn một hướng đường, cứ thế lầm lũi đi bộ dưới nắng. Diệp đi được một đoạn thì người quen của mẹ nhìn thấy, bế cô lên ngồi sau xe máy, đưa Diệp về cho ông.
Không còn mẹ, cũng không có ai quen để hỏi, Diệp “hành” ông suốt ngày. “Mẹ cháu đâu?”. Diệp hỏi ông cả trăm lần, mãi một câu đó.
- Mẹ đi làm xa lắm, tết mẹ về. Diệp ngoan ở nhà với ông nhé!
Diệp lắc, vùng quẫy khỏi lòng ông.
- Không muốn ông. Muốn mẹ. Gọi mẹ về cơ.
Rồi cô khóc òa.
Diệp mang theo hờn giận cùng ông ra vườn. Diệp hỏi miết, ông không trả lời nữa. Ông cắm cúi quét lá khô, vun lại thành đống rồi đốt. Diệp giận, vốc từng nắm lá bỏ lên lưng ông. Ông không mắng cháu, cũng không phủi xuống, chỉ lặng lẽ dọn vườn. Cậu bé hàng xóm phủi bụi trên áo ông, nói với Diệp: “Em đừng hư thế”. Diệp tung nắm lá lên cao. Những tàn lá vụn rơi lả tả xuống cả ba người. Mãi sau này khi Diệp đã rời ngôi nhà cũ, hình ảnh đó vẫn nhiều lần trở lại, khiến Diệp hối hận biết bao nhiêu khi nhớ đến hình ảnh ông cùng những chiếc lá vương trên lưng áo.
Đôi khi, Diệp cũng nghĩ đến người anh hàng xóm, trong những lần lòng xao động vì nhớ nhà. Thuở nhỏ, Diệp chỉ có mình mẹ và ông. Không ai chơi cùng, Diệp bám theo anh suốt. Diệp theo anh ra ao câu cá, thả diều…, chơi mọi trò chơi của đám con trai. Anh chẳng bao giờ thấy phiền, vẫn đối xử với Diệp như em gái.
Bữa cơm tối trôi qua êm đềm, Diệp nhắc lại với ông những kỷ niệm tuổi nhỏ. Cô rụt rè hỏi thăm Lưu - người con trai ngày trước.
Ông bảo, từ ngày Diệp đi, Lưu vẫn thường qua nhà phụ ông làm những việc nặng. Suốt 4 năm anh xa nhà đi học đại học, căn nhà chợt rộng thênh, ông cũng cảm thấy trống trải như khi thiếu vắng Diệp. Lưu tốt nghiệp và trở về chừng hơn 1 năm, giờ là thầy giáo dạy toán. Lưu mở lớp dạy ở nhà suốt mùa hè. Diệp khúc khích cười tưởng tượng lúc anh đứng trên bục giảng nhưng cô cũng biết chẳng ai hợp với nghề giáo hơn anh - người con trai từ hồi mười mấy tuổi đã nhẫn nại dịu dàng biết mấy.
***
Dù thật mong gặp lại, Diệp không dám lao qua nhà Lưu như trước đây. Cô cứ thơ thẩn bên hàng rào. Diệp đợi tới khi học sinh về hết, thấy Lưu ra sân phủi bớt bụi phấn bám trên vai. Lưu gần như không thay đổi: vẫn mái tóc xoăn, áo xanh và nụ cười bừng sáng cả khuôn mặt hiền.
“Thầy ơi” - bàn tay Diệp vẫy vẫy lúc thấy anh, bản tính nghịch ngợm trong cô quay về. Họ ngó nhau, Lưu nhận ra Diệp ngay dù đã xa cách 8 năm ròng. Có lẽ vì gương mặt cô vẫn giữ được vài nét thuở nhỏ hay Lưu nhận ra nhờ vết sẹo trên trán Diệp. Vết sẹo ấy xuất hiện sau một lần Diệp té trên khoảng sân ướt lúc chạy qua nhà Lưu chơi.
- Anh coi nè, nó không chịu mờ đi - cô đưa tay vén tóc cho Lưu nhìn rõ vết sẹo. Anh bật cười.
- Lần ấy anh sợ lắm. Em khóc to kinh khủng làm anh cuống không biết dỗ thế nào.
- Em nhớ chứ. Rồi sau đó anh cũng khóc theo em.
- Phải nhìn em ngay lúc đó kìa: tay chân xước hết, máu chảy ướt tóc mai, lấm tấm cả chiếc áo xanh da trời em mặc.
Phải rồi, khi đó Diệp mới 8 tuổi, má đỏ lên vì khóc, bé bỏng và luộm thuộm tới nỗi chẳng ai nỡ để cô đau. Anh lấy khăn lau mặt cho cô, dắt cô đi tắt qua lối hàng rào về với ông ngoại. Thấy ông, Diệp càng khóc to hơn vì biết ông chẳng bao giờ nỡ mắng mình.
Từ ngày trở về, Diệp mới tìm lại được cảm giác an tâm năm xưa, bởi có ông chở che và được sống lại những ngày yên ấm. Diệp chỉ hơi căng thẳng lúc ông hỏi vì sao nhiều năm mẹ chẳng về thăm nhà. Diệp nói, mấy năm đầu mẹ không về được bởi vườn thanh long mới trồng cần người trông coi nhưng bây giờ đã ổn cả. Thanh long trúng mùa suốt 2 năm, cả nhà sống rất tốt. Mẹ và dượng đã xây nhà gần 200m2, Diệp có phòng riêng, có thêm em gái. Em còn nhỏ, mẹ vẫn phải trông em nên để Diệp thay mẹ về thăm ông.
- Nó giống hệt cháu hồi nhỏ nhưng không nhỏ như cháu ngày xưa. Nó 3 tuổi mà 25 ký lận.
Diệp chìa điện thoại cho ông xem hình em gái. Ông ngắm kỹ khuôn mặt bé xíu trong ảnh rồi nhìn sang Diệp, gật đầu cười. Diệp thoáng buồn, không dám nhìn ông. Cô nhận thấy mình đã dùng từ “ký” thay vì “cân”. Nhiều năm xa cách in dấu lên Diệp, in lên kiểu nói nửa Nam nửa Bắc. Rốt cuộc cô vẫn không thể nào là cô bé trước đây. Bỗng dưng Diệp tự hỏi không biết ông có thấy cháu mình xa lạ.
Diệp không thể nói với ông rằng từ ngày ra đi, mẹ và dượng sống chẳng hề dễ dàng. Mẹ biết cuộc trốn chạy năm đó đủ làm xôn xao xóm làng, 2 gia đình vỡ tan, không còn nơi quay lại. Mẹ và dượng bàn nhau vay tiền mua đất, làm vườn thanh long. 2 người không có kinh nghiệm, mấy mùa thanh long rớt giá, cuối cùng gần như trắng tay. Cả nhà 4 người sống trong căn nhà chật chội, phải làm thuê cho chủ vườn khác. Mẹ bày Diệp thỉnh thoảng gửi thư về, viết cho ông rằng cả nhà sống rất tốt. Mẹ hứa chờ Diệp thi đại học xong sẽ cùng về thăm ông. Rốt cuộc, vẫn chỉ có mình cô trở về.
Ông lại nhắc với Diệp về tai nạn ngày xưa. Cô mỉm cười, đưa ông và Lưu xem vết sẹo sau gót chân trái, giờ chỉ còn là một vệt trắng mờ. Ông xót xa bảo vết thương này do ông không cẩn thận trông nom cháu. Từ ngày mẹ đi, tuần nào ông cũng đạp xe lên bưu điện xem mẹ có gửi thư về. Cả quãng đường Diệp nhõng nhẽo, cứ đòi ông mua dưa hấu. Vậy mà đi qua trạm biến áp thì cô im bặt. Diệp núp sau áo ông, ngó lên cột điện, len lén tìm biển báo đầu lâu xương chéo. Hình ảnh đó luôn làm Diệp khiếp sợ, theo Diệp cả vào trong giấc ngủ. Vậy nhưng sau lưng ông, cô thấy an tâm kỳ lạ. Diệp mải nhìn ngó, để gót chân trái kẹt vào vòng bánh xe. Vết thương sâu cắt da thịt làm Diệp nằm liệt giường cả tháng hè. Ngày nào ông cũng mua dưa hấu dỗ cô nhưng Diệp không thấy dưa ngon nữa.
Bàn chân đau làm Diệp phân tâm, bớt nhớ mẹ. Vẫn còn đó cảm giác bơ vơ trống trải khi ngủ dậy nhưng không còn nước mắt. Diệp đi học lại chừng hơn 1 tuần thì mẹ tới đón. Mẹ trông thật lạ, tóc cắt ngắn, buồn rầu, xanh xao. Mẹ tới giữa buổi học, Diệp chưa kịp vươn tay ôm thì mẹ đã bế thốc lên xe. Chuyện xảy đến thật nhanh, Diệp chỉ thoáng nghe mẹ nhờ cô giáo báo lại cho ông ngoại. Diệp ngơ ngác ngồi sau chú xe ôm, mẹ ôm Diệp từ đằng sau thật chặt. Xe lao nhanh như trốn chạy. Lúc xe vừa lướt qua nhà, Diệp chỉ kịp thấy một mảnh hè, nơi sáng sáng cô vẫn ôm cặp đứng chờ ông. Diệp khẽ gọi “ông ơi”, mắt bỗng nhiên nhòe nước.
Những năm sau này, đôi lúc Diệp cũng bất chợt cất tiếng gọi ông giữa đêm để rồi tỉnh giấc mới nhớ lại đã ở xa nhà hơn ngàn cây số. Diệp co người nằm trong tấm chăn mỏng, vòng tay tự ôm lấy mình tìm hơi ấm. Sau rèm là giường của mẹ và dượng, quanh Diệp là vườn thanh long mênh mông. Cô nằm đó, trong bóng đêm vây bủa, thấu nỗi bơ vơ của kẻ lưu lạc.
***
Lưu hay rủ Diệp ra vườn hái rau sam nấu canh cua như ngày xưa. Con chó tên Cáo theo cả hai ra vườn. Lưu cúi đầu hái rau, Diệp ngẩng nhìn trời biếc. Anh đang nói gì, Diệp nghe không rõ bởi cô vừa thấy vệt xanh mờ của hàng ria mới cạo, mùi thơm mát dịu từ mái tóc của người con trai đang ở rất gần. Cô nghe trong mình thoáng xao động, như thể một con bướm trắng vừa phất cánh bay qua.
Những ngày ở nhà trôi qua êm đềm. Ban ngày, Diệp hay rủ Lưu ra vườn, cùng nhau trồng một luống rau non. Buổi tối, Diệp nằm võng, nghe đài cùng ông dưới hiên nhà. Diệp đã có ông ngoại để nũng nịu và Lưu vẫn ghé qua nhà mỗi ngày như thuở trước. Cảm giác như cô chưa hề đi xa suốt bấy nhiêu năm, như thể cô chỉ mới chạy ra đường chơi, mải đuổi theo một cánh chuồn ớt và khi bước qua cánh cổng gỗ trở về nhà, mọi thứ vẫn vẹn nguyên.
***
Trước ngày đi, Lưu đưa Diệp lên đồi như anh đã hứa. Cô và Lưu đi qua đồng cỏ xanh mát đến xao lòng. Một dải khói lờ lững bay lên phía chân đồi. Rừng cây gió lộng làm vạt váy hoa của Diệp bay phất phơ.
2 người thong thả đi bộ từng quãng ngắn, Lưu kể Diệp nghe chuyện mấy năm xa nhà. Ông đã có tuổi, người yếu dần, gần đây còn thêm bệnh huyết áp cao. Mấy lần ông ngã trong vườn, Lưu và bác của anh thay nhau đưa ông đi bệnh viện khám. Ông cũng cố gắng đều đặn uống thuốc, gần đây sức khỏe đã khá hơn nhiều.
Diệp thấy mắt mình cay cay. Cô khẽ chạm vào vai anh, nói lời cảm ơn thật khẽ. Lưu chăm chú nhìn cô, giọng trầm ấm: “Em và ông cũng là người nhà của anh mà”.
Tới một vạt rừng vắng, họ ngồi xuống cỏ. Diệp nhắm mắt, lắng nghe tiếng lao xao của cành lá, cảm thấy những dịu dàng đang ngưng đọng lại.
- Diệp lại sắp đi?
- Vâng - cô nói nhỏ - Em về chuẩn bị. Tháng Chín em nhập trường. Em chọn thi một trường ngoài này. Trường cách nhà mình gần trăm cây số thôi, để cuối tuần em còn về thăm ông, thăm nhà - Diệp thoáng đỏ mặt - và thăm cả anh nữa.
Họ cùng lặng yên, ngả người nằm trên cỏ. Nắng mật len qua mảng bóng râm mát rượi, rơi xuống vạt cỏ ấm. Diệp biết mình không còn lưu lạc. Còn nguyên vẹn đó những mến yêu và một chốn luôn chờ cô trở về để lại cùng anh nằm nhìn trời biếc.
Châu Sa
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 12 pro max 128g giá chỉ: 15.290.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/apple/iphone-12-series/
Ib sdt e: 0947.711.881 (có zalo/Whatsap)