Hải Vy
Well-known member
Phương chạy xe ngang qua cánh đồng. Gió thổi hun hút trên những gốc rạ lạnh căm khiến anh thấy buồn buồn. Thời tiết lành lạnh luôn khiến người ta nghĩ vẩn vơ về những điều đã cũ.
Về tới cổng, Phương hạ tay ga, đưa tay đẩy cái cổng bằng sắt hoen rỉ khiến nó kêu lên kèn kẹt, lái xe vào trong sân. 2 con chó nằm dưới gốc khế thấy anh về, vẫy đuôi rối rít vui mừng. Đang nấu nướng trong bếp, nghe tiếng xe máy, má Phương cầm nguyên đôi đũa bếp chạy ra mừng. Phương nhìn thấy vài tàn tro bám trên tóc má. Chắc lúc má cúi xuống thổi lửa, mớ tàn củi đã bay lên tung tóe. Phương càm ràm, sao má không xài bếp gas đi, cứ nấu bếp củi hoài chi cho cực. Má vỗ vỗ vai thằng con trai cưng rồi cười, bảo tối nay có món cá kho với lá nghệ mà con trai má ghiền ăn nhất. Phương nhìn nụ cười hết cỡ của má mà thương. Kể ra có xa xôi là mấy, từ thành phố chạy xe về nhà chỉ 2 tiếng đồng hồ mà mấy tháng anh mới về nhà 1 lần, chưa kể lần nào cũng có việc mới về. Như lần này là chuyện đám cưới của anh với Quỳnh.
Cơm nước xong, Phương kéo ba lô, lôi ra 2 xấp thiệp đám cưới màu đỏ. Một xấp mời bên ngoại, một xấp bên nội, Phương ràng bằng dây thun cho má dễ đi mời. Má đưa tay cầm lấy, nhẹ nhàng gỡ sợi dây thun rồi mở một tấm thiệp ra xem. Tay má run run, y như thể cầm vật gì quý giá lắm. Má nheo nheo mắt, giơ tấm thiệp ra xa một chút. Ngay chỗ đề tên cha mẹ chú rể, thiếu một dòng. Phương thấy mặt má tái đi, cái nhíu mày làm cho những nếp nhăn trên trán xô lại với nhau. Rồi má thở dài…
- Rồi con có gặp ba con chưa? Ổng không chịu ghi tên chung với má hả?
- Con không gặp. Hồi in thiệp cưới, con có gọi điện cho ba. Ba nói hoặc ghi tên ba hoặc ghi tên má chứ ba không đồng ý để tên 2 người trong thiệp cưới của con. Ba nói ba không muốn can dự gì tới má nữa. Mà con nghĩ cũng phải thôi má à. Chừ ba có gia đình mới rồi, ghi vậy lại mắc công vợ mới của ba rầy rà.
Đôi mắt má ngó mông lung ra ngoài sân, thăm thẳm buồn như bóng tối của những ngày đông lạnh lẽo. Phương cầm tấm thiệp, xếp lại bỏ chung với mớ thiệp kia rồi đem cất lại vào ba lô. Anh biết khi giở thiệp ra xem má sẽ buồn nhưng… biết làm sao được. Má với ba từ hồi anh em Phương còn nhỏ xíu đã như mặt trăng với mặt trời. Má muốn ngày cưới của con mình, ba với má cùng đứng ra trước mặt họ hàng cho Phương đỡ tủi thân, cho nhà gái khỏi chê cười. Nhưng vừa mở miệng, ba đã gằn giọng “Có bả thì không có tao”…
***
Trước nhà Phương có cây khế xanh um. Bất kể khi khế lúc lỉu những chùm trái vàng hay rải những bông hoa màu tím li ti xuống sân, sáng nào ba cũng ngồi uống trà đọc sách bên bàn kê dưới gốc khế. Lúc đó, má đang cắm cúi quét sân. Tới gần chỗ của ba, má sẽ chừa lại để trưa quét sau hoặc khẽ khàng đưa chổi thật nhẹ để tránh làm ba phân tâm khỏi trang sách. Bình trà má đã pha sẵn từ tinh mơ, vài củ khoai hay khúc sắn má dậy sớm luộc cũng để cạnh bình trà để ba vừa đọc sách vừa ăn. Ba nói mình không thích bị quấy rầy, bị làm phiền khi đọc sách, thành thử anh em Phương ăn sáng xong cũng lẳng lặng mở cổng đi bộ tới trường mà không cần chào ba.
Quét sân xong, má xắn tay mở nồi cám heo, múc đổ vào cái xô nhựa. Thùng cám heo nặng quá, má cúi xuống lấy đà rồi khệ nệ bê ra ngoài chuồng nơi mấy con heo đang đòi ăn ầm ĩ, có con gặm sột soạt vào mấy cái cây gác trên chuồng. Má nói tụi heo phá quá, chắc xong lứa này phải nhờ người chặt cây cột lại cho chắc chắn. Cho heo ăn xong, má mở cái cửa đan bằng tre chắn ngang chuồng vịt.
Chỉ chờ có vậy, lũ vịt đập cánh quàng quạc, kéo nhau chạy ra cái ao sau nhà. Làm xong hết mọi việc, má kiếm cái nón cời, đội lên rồi quày quả đi tắt qua vườn chuối để ra đồng. Ba lúc đó cũng vừa xong một cữ trà, gấp cuốn sách lại bỏ vào chiếc cặp da. Trước khi đi, ba sẽ rót thêm một chén trà nữa, uống cạn rồi mới tra chìa khóa vào chiếc xe máy, thong thả tới cơ quan làm việc. Ba làm việc giấy tờ ở một cơ quan nhà nước.
Những người đàn bà trong làng nói rằng má Phương có phước. Theo họ, bởi có phước nên má mới lấy được người chồng hiền lành, điềm đạm, có học thức, giỏi giang kiếm tiền như ba. Anh em Phương ngồi nghe, ngơ ngác nhìn nhau cứ như thể họ đang nói về một người đàn ông nào đó lạ huơ lạ hoắc. Mà cũng đúng thôi, ba lúc nào cũng áo bỏ vô quần, ăn nói nhã nhặn, lịch sự với mọi người. Họ đồn ba Phương làm việc ở cơ quan nhà nước mỗi tháng kiếm được mớ tiền, tha hồ cho má Phương ăn sung mặc sướng.
Chỉ có anh em Phương mới biết, ba ngoài vẻ ngoài bảnh bao, đạo mạo, trong túi chẳng có đồng nào. Ba nói má lo những chuyện lẻ tẻ trong nhà như ăn uống, đóng tiền học cho con còn tiền lương của ba để làm ăn, làm chuyện lớn. Phương chẳng biết ba làm ăn gì mà mỗi đợt đi thôi nôi hay đám cưới đều nói má đưa tiền. Má hết tiền thì ba kêu má bán gà, bán vịt, thậm chí có lần bán lứa heo trong chuồng còn chưa kịp lớn, cộng thêm một khoản vay mượn để ba mua chiếc xe máy.
Hồi đó, ba nói với má công việc của ba rất cần một chiếc xe máy để đi lại, chứ đạp chiếc xe cọc cạch người ta cười cho. Má nhẩm tính, phải bán lúa, bán thêm lứa heo mà mới chỉ đủ một nửa số tiền, còn phải dành tiền để mua sách vở cho anh em Phương vào năm học mới. Má nói ba ráng đợi 1, 2 năm nữa đủ tiền hãy mua. Ba không chịu, nặng nhẹ, hạch sách má đủ điều. Má đành liều bán bầy heo chưa kịp lớn, vay mượn chỗ này chỗ kia để có tiền mua xe. Khi chiếc xe Wave mới cóng dựng trong sân, ba cụng ly, cười ha hả hãnh diện khoe với mấy người đàn ông ba mời tới ăn mừng.
Phương nhớ lúc đó má đứng bần thần trong bếp nhìn ra cái chuồng heo trống không. Mấy con heo má cưng như trứng, chiều nào cũng hái rau, để dành mớ cơm nguội cho tụi nó. Từ ngày có xe, ba vui hẳn, chiều chiều vừa huýt sáo vừa chùi rửa. Hình như Phương chưa từng thấy má ngồi sau lưng ba trên chiếc xe ấy lần nào.
Má quần quật kiếm tiền bằng cách nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt. Má đội nón cời giữa trưa nắng chang chang làm cỏ ruộng, dặm lúa. Má mặc áo mưa phong phanh ra đồng mùa mưa lạnh lẽo. Mình má oằn lưng gánh từng gánh lúa nặng trĩu về nhà. Ba nói ba bận họp, bận làm công ăn chuyện lớn chứ đâu thể ra đồng làm ba cái chuyện tay chân như má… Mùa mưa, má hay ngồi trước hiên nhà khều mớ bùn đất nhét vào mấy kẽ móng chân, móng tay.
Tay chân má dính đầy phèn, móng chân nham nhở, đen đúa hết cả. Người làng nói má sao cứ hay làm ra vẻ cực khổ làm gì. Có chồng làm nhà nước thì ở nhà mà xài tiền cho sướng, sao cứ muốn cực thân. Má cười nghẹn đắng rồi lại bấm đốt ngón chân gánh từng gánh phân ra đồng trên đường ruộng mấp mô, trơn như thoa mỡ.
Ba chê má là người đàn bà quê mùa, ít học. Ba học đại học chứ má chỉ mới học hết lớp Tám. Má lúc đó đang ngồi nheo nheo mắt vá lại lỗ thủng trên chiếc quần dài đi học của Phương. Nghe ba nói, má ngừng tay. Hình như má định nói gì đó rồi lại im lặng khi nhìn anh em Phương đang ngồi học bài. Má gật đầu, bảo ba nói đúng, bảo 2 đứa ráng học để mai mốt đừng làm ruộng như má.
Hồi học lớp Mười, Phương thấy ba chở một người đàn bà phấn son lòe loẹt đi công khai ngoài đường. Người đàn bà đó ôm ba sát rạt, tựa cằm lên vai ba. Ba không sợ miệng đời dị nghị, càng không sợ má đau lòng. Ba nói thẳng với má rằng một người trí thức phải sống, phải ở với một người xứng tầm với mình, chứ không phải một người đàn bà quê mùa, ít học như má. Ba nói nhiều lắm nhưng Phương chỉ nhớ loáng thoáng ý một người cúi mặt trên ruộng đồng thì không thể hiểu được suy nghĩ của một người cúi mặt trên những trang sách. Má cơ hồ chẳng nghe thấy những gì ba nói, chỉ thảng thốt nhìn anh em Phương rồi ngơ ngác hỏi:
- Còn tụi nhỏ thì sao? Ông nỡ để người đời gọi tụi nó là đồ không có cha sao?
- Thì bà nuôi đi. Tôi nuôi chừng đó đủ rồi.
Rồi ba Phương ra điều kiện, nhà cửa đất đai, ruộng vườn là của 2 người nhưng ba chẳng cần vì ông không làm ruộng, chỉ cần quy ra tiền đưa cho ông một mớ là được. Miệng má méo xệch, hệt như muốn nở một nụ cười mà không cười nổi. Rồi chẳng biết má gom góp ở đâu một số tiền đưa ba. 2 người ly hôn rất êm thấm, không một tiếng cãi vã, ồn ào, kiện thưa như những cặp vợ chồng khác. Người làng khen ba rằng người có học ly hôn cũng khác người thường.
Má vẫn còng lưng quần quật với cánh đồng như trước giờ vẫn vậy, chỉ là bây giờ mang tiếng bị chồng bỏ, chồng chê. Ba cầm tiền má đưa lên phố, thuê nhà sống chung với người đàn bà khác. Nghe đâu họ đã có thêm 1 đứa con. Anh em Phương từng vô tình đi ngang căn nhà của ba. Lần đó, Phương kéo tay em gái đi nhanh. Lúc anh quay sang nhìn, mặt con bé đã nhòe nhoẹt nước…
***
Quỳnh nói với Phương, từ nhỏ cô cũng thiếu vắng người cha trong cuộc đời mình nhưng sự thiếu vắng ấy không như cách Phương từng nếm trải. Ba Quỳnh mất sớm, mình mẹ Quỳnh cực khổ với gánh rau ngoài chợ nuôi cô khôn lớn. Mẹ hay nhắc về ba. Mỗi tối, mẹ đều thắp nhang lên bàn thờ ba rồi kể chuyện này chuyện kia cho cô nghe. Mẹ nói hồi biết tin có bầu Quỳnh, ba mừng đến rơi nước mắt. Ngày cô sinh ra, ngày chập chững bước đi đầu đời hay ngày cất tiếng gọi mẹ đều được ba lấy bút đỏ đánh dấu lên tờ lịch. Khi Quỳnh vào lớp Một thì ba mất. Một tai nạn đã vĩnh viễn cướp đi ba của Quỳnh. Vậy nhưng trong những câu chuyện của mẹ, Quỳnh thấy ba vẫn luôn dự phần vào cuộc đời của 2 mẹ con…
Phương nhấp ngụm cà phê, thấy đắng nghét. Anh đã quên khuấy lớp sữa đặc đọng dưới đáy ly. Phương nghĩ, từ nhỏ đến lớn, có khoảnh khắc nào ba dự phần vào cuộc đời mấy má con Phương? Nhà nghèo rớt mồng tơi, mỗi buổi tối, anh em Phương chụm đầu ngồi học ở cái bàn gỗ cũ kĩ mà hễ kê tai vào lại nghe tiếng mối gặm sột soạt, vậy mà ba lại có phòng riêng để đêm đêm ngồi chong đèn đọc sách. Lúc Phương đi đá banh gãy chân cũng mình má cõng Phương trên lưng suốt mấy tháng để đưa đến trường. Có bận em gái mổ ruột thừa, cũng chỉ mình má lo lắng đến héo rũ cả người.
Ba Phương làm gì lúc má đi ruộng, cõng con đi học hay lội nước về nhà mùa lụt? Phương không nhớ rõ nữa. Cha mẹ ly hôn, đường ai nấy đi, có đứa con nào mà chẳng đau lòng nhưng kỳ thực Phương lại cảm thấy mừng cho má bởi cuộc chia ly đó làm cho má đỡ khổ tâm, đỡ cơ cực vì những lần ba bắt má bán heo, bán gà để đưa tiền cho ba. Sự vắng mặt chính thức của ba không làm xáo trộn cuộc sống của má con Phương bởi thực ra từ trước đó rất lâu, ông đã vắng mặt rồi…
Phương hỏi Quỳnh có buồn không nếu đám cưới không có ba anh xuất hiện; có những lời dị nghị, nói ra nói vào khi thực ra ba anh đang sống với anh trong cùng một thành phố… Quỳnh nhìn Phương, thấy mắt anh đỏ, như thể đang cố kìm để cho những giọt nước mắt đừng chảy ra. Quỳnh nắm tay Phương, lắc đầu.
Cô ngả vào vai Phương, nói mình đã đặt 2 bộ áo dài thật đẹp cho 2 bà mẹ trong lễ cưới. Cuối tuần, Phương phải sắp xếp để cô mang áo dài về cho má Phương ướm thử xem chật rộng thế nào. Người đã muốn vắng mặt thì có níu kéo cỡ nào cũng như cánh chim bay. Chi bằng hãy yêu thương người đã luôn hiện diện, thương mình đến tận cùng máu thịt…
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán tai nghe Samsung Buds 2 pro: 2.490.000đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/samsung/samsung-galaxy-buds-2-pro/
IB sdt e: 0947.711.881 (có zalo/Whatsap)
Về tới cổng, Phương hạ tay ga, đưa tay đẩy cái cổng bằng sắt hoen rỉ khiến nó kêu lên kèn kẹt, lái xe vào trong sân. 2 con chó nằm dưới gốc khế thấy anh về, vẫy đuôi rối rít vui mừng. Đang nấu nướng trong bếp, nghe tiếng xe máy, má Phương cầm nguyên đôi đũa bếp chạy ra mừng. Phương nhìn thấy vài tàn tro bám trên tóc má. Chắc lúc má cúi xuống thổi lửa, mớ tàn củi đã bay lên tung tóe. Phương càm ràm, sao má không xài bếp gas đi, cứ nấu bếp củi hoài chi cho cực. Má vỗ vỗ vai thằng con trai cưng rồi cười, bảo tối nay có món cá kho với lá nghệ mà con trai má ghiền ăn nhất. Phương nhìn nụ cười hết cỡ của má mà thương. Kể ra có xa xôi là mấy, từ thành phố chạy xe về nhà chỉ 2 tiếng đồng hồ mà mấy tháng anh mới về nhà 1 lần, chưa kể lần nào cũng có việc mới về. Như lần này là chuyện đám cưới của anh với Quỳnh.
|
- Rồi con có gặp ba con chưa? Ổng không chịu ghi tên chung với má hả?
- Con không gặp. Hồi in thiệp cưới, con có gọi điện cho ba. Ba nói hoặc ghi tên ba hoặc ghi tên má chứ ba không đồng ý để tên 2 người trong thiệp cưới của con. Ba nói ba không muốn can dự gì tới má nữa. Mà con nghĩ cũng phải thôi má à. Chừ ba có gia đình mới rồi, ghi vậy lại mắc công vợ mới của ba rầy rà.
Đôi mắt má ngó mông lung ra ngoài sân, thăm thẳm buồn như bóng tối của những ngày đông lạnh lẽo. Phương cầm tấm thiệp, xếp lại bỏ chung với mớ thiệp kia rồi đem cất lại vào ba lô. Anh biết khi giở thiệp ra xem má sẽ buồn nhưng… biết làm sao được. Má với ba từ hồi anh em Phương còn nhỏ xíu đã như mặt trăng với mặt trời. Má muốn ngày cưới của con mình, ba với má cùng đứng ra trước mặt họ hàng cho Phương đỡ tủi thân, cho nhà gái khỏi chê cười. Nhưng vừa mở miệng, ba đã gằn giọng “Có bả thì không có tao”…
***
Trước nhà Phương có cây khế xanh um. Bất kể khi khế lúc lỉu những chùm trái vàng hay rải những bông hoa màu tím li ti xuống sân, sáng nào ba cũng ngồi uống trà đọc sách bên bàn kê dưới gốc khế. Lúc đó, má đang cắm cúi quét sân. Tới gần chỗ của ba, má sẽ chừa lại để trưa quét sau hoặc khẽ khàng đưa chổi thật nhẹ để tránh làm ba phân tâm khỏi trang sách. Bình trà má đã pha sẵn từ tinh mơ, vài củ khoai hay khúc sắn má dậy sớm luộc cũng để cạnh bình trà để ba vừa đọc sách vừa ăn. Ba nói mình không thích bị quấy rầy, bị làm phiền khi đọc sách, thành thử anh em Phương ăn sáng xong cũng lẳng lặng mở cổng đi bộ tới trường mà không cần chào ba.
Quét sân xong, má xắn tay mở nồi cám heo, múc đổ vào cái xô nhựa. Thùng cám heo nặng quá, má cúi xuống lấy đà rồi khệ nệ bê ra ngoài chuồng nơi mấy con heo đang đòi ăn ầm ĩ, có con gặm sột soạt vào mấy cái cây gác trên chuồng. Má nói tụi heo phá quá, chắc xong lứa này phải nhờ người chặt cây cột lại cho chắc chắn. Cho heo ăn xong, má mở cái cửa đan bằng tre chắn ngang chuồng vịt.
Chỉ chờ có vậy, lũ vịt đập cánh quàng quạc, kéo nhau chạy ra cái ao sau nhà. Làm xong hết mọi việc, má kiếm cái nón cời, đội lên rồi quày quả đi tắt qua vườn chuối để ra đồng. Ba lúc đó cũng vừa xong một cữ trà, gấp cuốn sách lại bỏ vào chiếc cặp da. Trước khi đi, ba sẽ rót thêm một chén trà nữa, uống cạn rồi mới tra chìa khóa vào chiếc xe máy, thong thả tới cơ quan làm việc. Ba làm việc giấy tờ ở một cơ quan nhà nước.
|
Chỉ có anh em Phương mới biết, ba ngoài vẻ ngoài bảnh bao, đạo mạo, trong túi chẳng có đồng nào. Ba nói má lo những chuyện lẻ tẻ trong nhà như ăn uống, đóng tiền học cho con còn tiền lương của ba để làm ăn, làm chuyện lớn. Phương chẳng biết ba làm ăn gì mà mỗi đợt đi thôi nôi hay đám cưới đều nói má đưa tiền. Má hết tiền thì ba kêu má bán gà, bán vịt, thậm chí có lần bán lứa heo trong chuồng còn chưa kịp lớn, cộng thêm một khoản vay mượn để ba mua chiếc xe máy.
Hồi đó, ba nói với má công việc của ba rất cần một chiếc xe máy để đi lại, chứ đạp chiếc xe cọc cạch người ta cười cho. Má nhẩm tính, phải bán lúa, bán thêm lứa heo mà mới chỉ đủ một nửa số tiền, còn phải dành tiền để mua sách vở cho anh em Phương vào năm học mới. Má nói ba ráng đợi 1, 2 năm nữa đủ tiền hãy mua. Ba không chịu, nặng nhẹ, hạch sách má đủ điều. Má đành liều bán bầy heo chưa kịp lớn, vay mượn chỗ này chỗ kia để có tiền mua xe. Khi chiếc xe Wave mới cóng dựng trong sân, ba cụng ly, cười ha hả hãnh diện khoe với mấy người đàn ông ba mời tới ăn mừng.
Phương nhớ lúc đó má đứng bần thần trong bếp nhìn ra cái chuồng heo trống không. Mấy con heo má cưng như trứng, chiều nào cũng hái rau, để dành mớ cơm nguội cho tụi nó. Từ ngày có xe, ba vui hẳn, chiều chiều vừa huýt sáo vừa chùi rửa. Hình như Phương chưa từng thấy má ngồi sau lưng ba trên chiếc xe ấy lần nào.
Má quần quật kiếm tiền bằng cách nuôi heo, nuôi gà, nuôi vịt. Má đội nón cời giữa trưa nắng chang chang làm cỏ ruộng, dặm lúa. Má mặc áo mưa phong phanh ra đồng mùa mưa lạnh lẽo. Mình má oằn lưng gánh từng gánh lúa nặng trĩu về nhà. Ba nói ba bận họp, bận làm công ăn chuyện lớn chứ đâu thể ra đồng làm ba cái chuyện tay chân như má… Mùa mưa, má hay ngồi trước hiên nhà khều mớ bùn đất nhét vào mấy kẽ móng chân, móng tay.
Tay chân má dính đầy phèn, móng chân nham nhở, đen đúa hết cả. Người làng nói má sao cứ hay làm ra vẻ cực khổ làm gì. Có chồng làm nhà nước thì ở nhà mà xài tiền cho sướng, sao cứ muốn cực thân. Má cười nghẹn đắng rồi lại bấm đốt ngón chân gánh từng gánh phân ra đồng trên đường ruộng mấp mô, trơn như thoa mỡ.
Ba chê má là người đàn bà quê mùa, ít học. Ba học đại học chứ má chỉ mới học hết lớp Tám. Má lúc đó đang ngồi nheo nheo mắt vá lại lỗ thủng trên chiếc quần dài đi học của Phương. Nghe ba nói, má ngừng tay. Hình như má định nói gì đó rồi lại im lặng khi nhìn anh em Phương đang ngồi học bài. Má gật đầu, bảo ba nói đúng, bảo 2 đứa ráng học để mai mốt đừng làm ruộng như má.
Hồi học lớp Mười, Phương thấy ba chở một người đàn bà phấn son lòe loẹt đi công khai ngoài đường. Người đàn bà đó ôm ba sát rạt, tựa cằm lên vai ba. Ba không sợ miệng đời dị nghị, càng không sợ má đau lòng. Ba nói thẳng với má rằng một người trí thức phải sống, phải ở với một người xứng tầm với mình, chứ không phải một người đàn bà quê mùa, ít học như má. Ba nói nhiều lắm nhưng Phương chỉ nhớ loáng thoáng ý một người cúi mặt trên ruộng đồng thì không thể hiểu được suy nghĩ của một người cúi mặt trên những trang sách. Má cơ hồ chẳng nghe thấy những gì ba nói, chỉ thảng thốt nhìn anh em Phương rồi ngơ ngác hỏi:
- Còn tụi nhỏ thì sao? Ông nỡ để người đời gọi tụi nó là đồ không có cha sao?
- Thì bà nuôi đi. Tôi nuôi chừng đó đủ rồi.
Rồi ba Phương ra điều kiện, nhà cửa đất đai, ruộng vườn là của 2 người nhưng ba chẳng cần vì ông không làm ruộng, chỉ cần quy ra tiền đưa cho ông một mớ là được. Miệng má méo xệch, hệt như muốn nở một nụ cười mà không cười nổi. Rồi chẳng biết má gom góp ở đâu một số tiền đưa ba. 2 người ly hôn rất êm thấm, không một tiếng cãi vã, ồn ào, kiện thưa như những cặp vợ chồng khác. Người làng khen ba rằng người có học ly hôn cũng khác người thường.
Má vẫn còng lưng quần quật với cánh đồng như trước giờ vẫn vậy, chỉ là bây giờ mang tiếng bị chồng bỏ, chồng chê. Ba cầm tiền má đưa lên phố, thuê nhà sống chung với người đàn bà khác. Nghe đâu họ đã có thêm 1 đứa con. Anh em Phương từng vô tình đi ngang căn nhà của ba. Lần đó, Phương kéo tay em gái đi nhanh. Lúc anh quay sang nhìn, mặt con bé đã nhòe nhoẹt nước…
***
Quỳnh nói với Phương, từ nhỏ cô cũng thiếu vắng người cha trong cuộc đời mình nhưng sự thiếu vắng ấy không như cách Phương từng nếm trải. Ba Quỳnh mất sớm, mình mẹ Quỳnh cực khổ với gánh rau ngoài chợ nuôi cô khôn lớn. Mẹ hay nhắc về ba. Mỗi tối, mẹ đều thắp nhang lên bàn thờ ba rồi kể chuyện này chuyện kia cho cô nghe. Mẹ nói hồi biết tin có bầu Quỳnh, ba mừng đến rơi nước mắt. Ngày cô sinh ra, ngày chập chững bước đi đầu đời hay ngày cất tiếng gọi mẹ đều được ba lấy bút đỏ đánh dấu lên tờ lịch. Khi Quỳnh vào lớp Một thì ba mất. Một tai nạn đã vĩnh viễn cướp đi ba của Quỳnh. Vậy nhưng trong những câu chuyện của mẹ, Quỳnh thấy ba vẫn luôn dự phần vào cuộc đời của 2 mẹ con…
Phương nhấp ngụm cà phê, thấy đắng nghét. Anh đã quên khuấy lớp sữa đặc đọng dưới đáy ly. Phương nghĩ, từ nhỏ đến lớn, có khoảnh khắc nào ba dự phần vào cuộc đời mấy má con Phương? Nhà nghèo rớt mồng tơi, mỗi buổi tối, anh em Phương chụm đầu ngồi học ở cái bàn gỗ cũ kĩ mà hễ kê tai vào lại nghe tiếng mối gặm sột soạt, vậy mà ba lại có phòng riêng để đêm đêm ngồi chong đèn đọc sách. Lúc Phương đi đá banh gãy chân cũng mình má cõng Phương trên lưng suốt mấy tháng để đưa đến trường. Có bận em gái mổ ruột thừa, cũng chỉ mình má lo lắng đến héo rũ cả người.
Ba Phương làm gì lúc má đi ruộng, cõng con đi học hay lội nước về nhà mùa lụt? Phương không nhớ rõ nữa. Cha mẹ ly hôn, đường ai nấy đi, có đứa con nào mà chẳng đau lòng nhưng kỳ thực Phương lại cảm thấy mừng cho má bởi cuộc chia ly đó làm cho má đỡ khổ tâm, đỡ cơ cực vì những lần ba bắt má bán heo, bán gà để đưa tiền cho ba. Sự vắng mặt chính thức của ba không làm xáo trộn cuộc sống của má con Phương bởi thực ra từ trước đó rất lâu, ông đã vắng mặt rồi…
Phương hỏi Quỳnh có buồn không nếu đám cưới không có ba anh xuất hiện; có những lời dị nghị, nói ra nói vào khi thực ra ba anh đang sống với anh trong cùng một thành phố… Quỳnh nhìn Phương, thấy mắt anh đỏ, như thể đang cố kìm để cho những giọt nước mắt đừng chảy ra. Quỳnh nắm tay Phương, lắc đầu.
Cô ngả vào vai Phương, nói mình đã đặt 2 bộ áo dài thật đẹp cho 2 bà mẹ trong lễ cưới. Cuối tuần, Phương phải sắp xếp để cô mang áo dài về cho má Phương ướm thử xem chật rộng thế nào. Người đã muốn vắng mặt thì có níu kéo cỡ nào cũng như cánh chim bay. Chi bằng hãy yêu thương người đã luôn hiện diện, thương mình đến tận cùng máu thịt…
Nguyễn Thị Như Hiền
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán tai nghe Samsung Buds 2 pro: 2.490.000đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/samsung/samsung-galaxy-buds-2-pro/
IB sdt e: 0947.711.881 (có zalo/Whatsap)