Hải Vy
Well-known member
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau.
Thị trấn đón cô bằng cơn mưa chiều lất phất. Chiếc xe dừng ngay căn nhà cũ kỹ. Cô gọi vọng vào bên trong. Dường như tiếng gió đã bạt lời cô giữa mênh mông lũng vắng. Cô đợi và nhìn ra tấm màn mỏng nước mưa. Những thâm u xám xịt giăng ngang trời chiều. Chẳng hiểu nơi này có gì nắm níu Khang. Nửa quãng đời lang bạt không dưng anh lại chọn nơi hắt hiu này làm điểm dừng.
Từ sân bay, cô đi xe về trung tâm thành phố mờ sương, dò hỏi mãi mới có chuyến xe về huyện. Thêm một trưa ngơ ngác ở phố huyện lặng yên bàng bạc gió, cô quá giang chuyến xe hàng để đến với thị trấn này - thị trấn mà khi cô nhắc tên, người ở huyện khựng lại nhìn cô một chút rồi thở dài. Bà già bán hàng ven con lộ lớn châm chung trà nóng đẩy về phía cô rồi gật gù, ít ai đến thị trấn ấy.
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau. Bà già biểu cô canh đồng hồ tầm 2 giờ trưa thì ra ngoài phía đường lớn ngoắt xe, đúng chiếc xe chở hàng từ huyện về thị trấn, chiếc xe duy nhất 3 ngày 1 lần từ thị trấn xuống huyện. 5 giờ chiều, chiếc xe thả cô xuống căn nhà gỗ cũ kỹ với lời dặn gọi 3 lần sẽ có người ra, cứ nói anh Lênh bảo ở đây chờ 1 đêm.
Khi mưa vẫn nỉ non trên tán lá, cô gọi lần thứ ba. Chiều bắt đầu loang loáng ánh sẫm vàng bao phủ cả thung sâu. Chẳng có tiếng chim muông. Chẳng có thanh âm nào để cô hiểu rằng nơi đây có sự sống. Chỉ có tiếng mưa. Chỉ có cô. Cô ngồi bệt xuống phía trước căn nhà, bắt đầu lo lắng. Mưa hát lời thảm sầu. Thị trấn buồn rầu như người thiếu phụ bao ngày chờ mong hạnh phúc. Không sóng điện thoại. Không một sự liên lạc hay kết nối nào với thế giới bên ngoài. Nếu có chăng chỉ là lời thì thầm của mưa với đất. Những giọt nước chạm vào đất. Đất thấm nước…
Lúc cô bắt đầu mệt lả thì có tiếng cọt kẹt, có tiếng chân và có tiếng người. Một giọng trầm. Một gương mặt lạnh. Một đôi tay nhăn nheo đặt lên vai cô. Ở rừng, đêm thường xuống rất nhanh.
***
Có lần Khang lôi cổ 3 đứa còn lại trong nhóm nằng nặc đi hiến máu. Mặc 3 đứa la oai oái cũng chẳng thể làm gì. “Máu đang thiếu, hiến bớt để thay máu khùng cho tụi mày” - Khang nói vậy khi cả 4 rời khỏi trung tâm y tế quận. Khang ghé ngang một khu nhà ổ chuột nằm ven con kênh đen kịt. Không cần gõ cửa, Khang đẩy thẳng vào và đưa hết sữa, bánh cùng 200.000 đồng cho một ông già hom hem ú ớ gật đầu lia lịa. “Ổng tâm thần nhưng biết ai là người tốt nghen tụi bây” - Khang nói rồi chỉ đám bạn. Ông già lại gật đầu. Sữa, bánh và tiền là lúc đi hiến máu được tặng, Khang gom hết đẩy về phía ông già. Chẳng đứa nào ý kiến gì. Mà có bao giờ Khang cho tụi bạn có ý kiến. Nó quyết là làm. Tính Khang thì cả đám đều hiểu. Cũng may là nó thẳng tính nên tụi bạn không thể giận.
Một chiều về ngang góc phố có quán cà phê quen, Khang rủ đám bạn vào ngồi ngó phố xá tan tầm. Khang gọi ly cà phê sữa. Lần đầu tiên đám bạn thấy Khang uống cà phê sữa. Giọt cà phê theo phin chảy nhễu trong cái ly đã có sữa. Đợi cho cạn đến giọt cà phê cuối cùng, Khang chắt cà phê ra 1 ly khác, không khuấy đều cho 2 thứ trộn lẫn. Khang nhấm cà phê đắng một hớp rồi lấy muỗng phết miếng sữa đặc lên cho vào miệng. Uống chung cũng ngon. Mà uống riêng cũng ngon. Đời đâu phải cái gì trộn lại thì nhất định phải ngon. Khang nói vậy rồi im, ánh mắt ngầu đỏ. Mấy đứa bạn thầm thì chắc thất tình chứ gì. Khang vẫn im re nhìn chiều nổi gió.
Đêm đó, mấy đứa bạn nhận được tin nhắn báo ba mẹ Khang chia tay. Chỉ thế thôi. Rồi Khang tắt máy và mất tích đâu đó tới 2 tháng trời mới quay lại cũng bằng một tin nhắn hẹn mọi người ở sân bay. Khang đi Nhật lao động. Năm đó, đám bạn chỉ vừa 20 ôm nhau giữa cổng tiễn nơi sân bay. Đời bắt đầu không còn xanh như thuở xưa.
***
Căn nhà gỗ cũ kỹ và u hoài hiện lên trong mắt cô hệt như trong những bộ phim về miền Tây Nguyên nắng gió cô từng xem. Ánh lửa nhỏ đủ để hong ấm đôi mắt sắc lạnh của người đàn bà già nua. Thị trấn nghiêng mình dưới đêm rin rít lời mưa khóc. Bà già bảo cô gọi mình là Nie. Lênh đưa cô đến đây hẳn là cô cần tìm gì đó và phải đợi. Cô gật đầu. Lũng vắng này sao toàn những đợi chờ. Bà Nie thở dài và bắt đầu nướng bắp. Bằng một giọng nói nhừa nhựa nhưng rền lên giữa thâm u của đêm, bà kể về những con người lạ từng đến đất này để tìm. Có khi họ tìm một người đàn ông. Có lúc họ tìm một điều gì đó rất thiêng liêng của miền đất này. Cũng có khi người ta đến tìm nụ cười nhưng chưa ai tìm được nụ cười nơi đây.
Cô trùm mình vào một tấm vải to được dệt hoa văn thổ cẩm màu sắc sặc sỡ và mệt lả thiếp đi. Bên ngoài, mưa vẫn nỉ non. Mãi cho đến khi giật mình choàng tỉnh thì cô nghe tiếng gà rừng le te phía dưới sàn nhà. Bà Nie ngồi bên ngoài, dõi theo những ánh nắng hắt vàng bên ngoài mảnh đất đầy hoa. Cô nhẹ nhàng đến ngồi cạnh, thõng chân xuống. Sau trận mưa, đất trời se lạnh. Nắng như mật ướp đầy ngọn đồi đối diện. Cô hít thở, luồng khí thanh mát căng tràn ập vào người.
Nếu giờ này ở thành phố ồn ào, cô sẽ tất bật với mớ giấy tờ văn bản, cắm đầu vào máy tính và 10 ngón tay thoăn thoắt trên bàn phím. Xung quanh cô sẽ là những lời phàn nàn về giá điện tăng, xăng tăng, đồ ăn tăng nhưng lương chẳng tăng. Nếu hôm nào túi tiền rủng rỉnh gặp đợt giảm giá lớn thì sẽ í ới gọi nhau săn hàng. Thành phố chật ních chen nhau để sống vội vã. Khối người vẫn cứ chen nhau như một thói quen bởi cuộc mưu sinh nhọc nhằn dạy họ cách chấp nhận, thích nghi và ứng biến với hết thảy xô bồ của miền đất hứa.
Khi nắng bắt đầu chạy về phía ngọn đồi đối diện, cô vừa kịp bỏ vào bụng mình một chén bột sắn trộn với chuối chín thơm nức thì Lênh đến, trên chiếc xe cào cào đầy bụi đỏ quệt vào bánh. Lần này, cô nhìn kỹ Lênh hơn. Chàng trai trẻ cao dong dỏng, gương mặt vuông vức và đen trùi trũi. Lênh có đôi mắt rười rượi.
Lênh ra dấu cho cô đi. Tiếng xe cào cào nổ máy phành phạch, cô quay lại nhìn bà Nie. Gương mặt đen sạm với nhiều nếp nhăn in hằn sự khắc khổ. Bà vẫn ngồi nơi sàn gỗ, ngó về phía bên kia đồi. Sáng nay, bà vừa kịp bảo cho cô biết ngọn đồi tên Hdơr. Nếu không quen, có thể gọi nó là đồi Nhớ.
***
Hồi quyết định đi Nhật, Khang gửi mẹ lại cho cô, nhờ cô thỉnh thoảng ghé sang xem mẹ thế nào. Một đôi lần, Khang về giữa chuyến đi kéo dài 8 năm, thường là quãng nghỉ đông, lòng vòng đâu đó ở Sài Gòn rồi lại mất hút. Mấy đứa bạn có í ới thì Khang cười trừ. Mẹ bảo Khang cứ thoắt ẩn thoắt hiện. Có khi ngồi cùng mâm cơm, Khang nói với mẹ về những đứa trẻ răng xỉn vàng rồi rụng dần, về một cánh rừng oằn mình vì nhiễm bô xít, về những người đàn bà luôn sống trong đợi chờ và những người về xuôi mãi chẳng trở lại. Khang bảo thị trấn ấy ngủ quên nên chẳng biết cười.
Ngày Khang về hẳn, chỉ được 2 tuần lại quảy ba lô và đi về thị trấn chẳng biết cười. Mấy đứa bạn ngơ ngác, còn mẹ thì cười nhẹ tênh. Chân Khang chẳng thể yên bởi lòng Khang còn quá nhiều điều ấm nóng. Đêm cuối cùng ở Sài Gòn,
Khang chở cô đến quán cà phê quen, Khang kể về dự án phủ xanh mầm sống ở một đại ngàn xa xăm nào đó. Khang chỉ có một quãng đời tuổi trẻ, Khang tin duyên số cho Khang gặp gỡ những con người nơi đây. Thị trấn chẳng biết cười hay con người nơi đây chẳng thể cười, chuyện đó không quan trọng bằng cách để một người có thể cười. Lòng người đâu thể vui khi quanh mình đồi núi hãy còn buồn. Khang đi có thể sẽ về hoặc sẽ chọn nơi ấy để sống. Miễn lòng Khang thảnh thơi thì nơi nào cũng đáng để sống. “Vậy còn mẹ?” - cô hỏi và chờ câu trả lời từ Khang. Lặng im. Đêm Sài Gòn hôm đó trở gió. Gió lùa vào từng kẽ tay cô. Khang chở cô về. Khi cô xoay người vào cổng nhà thì Khang nhẹ nhàng buông lời: “Nếu có một nơi đáng để sống, Khang tin mẹ sẽ đồng ý cùng Khang đến đó”. Cô chẳng nói gì, chỉ đẩy cửa vào, nghe lòng mình trống hoác những nỗi niềm. Chẳng ai buộc nổi gió trời.
***
Lênh chở cô qua những đoạn khúc khuỷu. Dốc liền dốc. Cây liền cây. Mây liền mây. Chỉ có người là càng thưa dần. Chạy qua năm bảy đoạn mới thấy một căn nhà sàn. Nắng xiên tán lá. Đồi Nhớ bắt đầu hiện dần. Lênh dừng tại một khoảng sân vắng nằm nghiêng theo triền đồi. Căn nhà dài vang tiếng trẻ con. Cô chầm chậm đi đến bên cánh cửa. Một lớp học giữa lưng chừng đồi với những gương mặt ngây thơ và đôi mắt xoe tròn. Bất giác những đứa trẻ quay qua nhìn cô. Tiếng đọc im bặt. Cô cũng sững lại nhìn. Nhiều cặp mắt nhìn cô, trong đó có Khang.
Những đứa trẻ được cho nghỉ sớm, chạy ra phía sau trường - một khu rẫy với những luống đất đang mùa xanh mạ. Khang và cô chọn một gốc cây ngồi xuống. Nắng gió đại ngàn lồng câu chuyện bay giữa thinh không. Khang gặp Lênh hồi bên Nhật. Một cậu bé dân tộc theo cha về xuôi để tìm con chữ. Miền núi này vẫn còn không ít người đàn ông quăng quật đời mình vào ma túy, vào rượu rồi lần lượt đi về phía núi, vĩnh viễn nằm đó. Có người thành con buôn, tung hoành dọc biên giới và cuối cùng cũng nằm xuống vì ma túy. Thứ hoa anh túc đẹp đẽ nhưng độc ác. Những người ở lại luôn vọng về phía đồi Nhớ mà gắng gượng sống. Những đứa trẻ lớn lên, tiếp nối rồi biến cái thị trấn này thành nơi chẳng còn niềm vui của nương rẫy, của cồng chiêng. Bô xít chảy tràn đời người đất này. Các con suối nhiễm đỏ. Răng bắt đầu đổi màu và rụng dần.
Lênh là đứa may mắn theo cha bỏ thị trấn về xuôi với một bà góa chuyên đánh hàng lên bán trên thị trấn. Nhưng, người ở phố mà hồn thì vẫn trên rẻo cao này, Lênh cố gắng học. Chỉ có chữ mới giúp Lênh đi xa hơn nữa. Đi xa là để tìm trăm cách cải tạo đất. Một học bổng từ Nhật giúp Lênh tiếp cận phương thức khoa học mới. Lênh xin làm thêm ở nhà máy sau những giờ học. Nơi đó, Khang cũng đang làm anh công nhân xa xứ. Giữa những đêm đông giá rét, 2 gã trai Việt đã tìm được một ý nghĩa cho chuyện trở về. Thế là Khang chọn nơi này, cùng Lênh đi tìm nụ cười cho thị trấn. Tất cả chỉ mới bắt đầu nhưng mảng xanh đã nảy lên từ những tiếng đọc ê a của đám trẻ. Phụ nữ thị trấn đã biết thế nào là cái băng vệ sinh của miền xuôi. Chuyện giản đơn thế nhưng đều phải hướng dẫn. Đàn ông bắt đầu biết rẫy nương phải xanh, con suối phải trong. Họ trở lại với núi. Không còn những mùa hoa anh túc, thay vào đó là những mùa cà phê, mùa ca cao, mùa lúa mới.
Khang gầy hơn nhưng rắn rỏi và nhẹ nhõm. Phía rẫy, Lênh vẫn đang hì hục cùng những đứa trẻ. Đồi Nhớ nghiêng nghiêng theo nắng. Mây bồng bềnh trôi.
***
Cô bảo Khang cứ làm những gì mình thích và cảm thấy xứng đáng nhưng mỗi chuyến hàng từ thị trấn về huyện, cố gắng gửi cho mẹ một lá thư ngắn hay chỉ cần một tin nhắn từ điện thoại của Lênh để mọi người an lòng.
Cô quay về giữa một sáng. Lênh chở cô ngang nhà bà Nie. Bà già vẫn ngồi đó ngó về phía đồi. Cô bước đến gật đầu chào. Ánh mắt sắc lạnh đảo quanh rồi chợt như long lanh. Chẳng có Khang đi cùng cô. Chí ít cô hiểu ánh mắt của bà Nie. Lần đầu tiên cô cảm giác ánh mắt ấy dễ chịu với mình. Chiếc xe rời đi. Từ cabin, cô ngoái lại nhìn bụi tung mù, bóng bà Nie vẫn bồn chồn ngoài cửa nhà, ánh mắt vẫn hướng về phía cô.
Cô nhắm mắt khi chuyến xe ngang qua các triền núi. Câu cuối cùng cô hỏi Khang trước khi quay về thành phố là khi nào nơi này mới trở thành nơi đáng sống. Khang xoay người, bước từng bước nhẹ, rồi trả lời: “Khi thị trấn này biết cười”.
Lúc điện thoại vừa báo có sóng, mạng wifi mạnh, cô nhắn vội cho mẹ Khang và những người bạn. Tin nhắn vỏn vẹn vài chữ: “Khang bình an. Nơi này đáng sống. Thị trấn biết cười”. Ít nhất với cô, ánh mắt cuối cùng cô gặp ở thị trấn này - ánh mắt của bà Nie - đã lung linh niềm vui.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 11 pro max 64G : 10.490.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-11-pro-max-64gb/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
Thị trấn đón cô bằng cơn mưa chiều lất phất. Chiếc xe dừng ngay căn nhà cũ kỹ. Cô gọi vọng vào bên trong. Dường như tiếng gió đã bạt lời cô giữa mênh mông lũng vắng. Cô đợi và nhìn ra tấm màn mỏng nước mưa. Những thâm u xám xịt giăng ngang trời chiều. Chẳng hiểu nơi này có gì nắm níu Khang. Nửa quãng đời lang bạt không dưng anh lại chọn nơi hắt hiu này làm điểm dừng.
Từ sân bay, cô đi xe về trung tâm thành phố mờ sương, dò hỏi mãi mới có chuyến xe về huyện. Thêm một trưa ngơ ngác ở phố huyện lặng yên bàng bạc gió, cô quá giang chuyến xe hàng để đến với thị trấn này - thị trấn mà khi cô nhắc tên, người ở huyện khựng lại nhìn cô một chút rồi thở dài. Bà già bán hàng ven con lộ lớn châm chung trà nóng đẩy về phía cô rồi gật gù, ít ai đến thị trấn ấy.
|
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock |
Rừng nối đất. Cây nối gió. Mưa nối lạnh. Và cô đơn nối những con người chẳng biết cười gần với nhau. Bà già biểu cô canh đồng hồ tầm 2 giờ trưa thì ra ngoài phía đường lớn ngoắt xe, đúng chiếc xe chở hàng từ huyện về thị trấn, chiếc xe duy nhất 3 ngày 1 lần từ thị trấn xuống huyện. 5 giờ chiều, chiếc xe thả cô xuống căn nhà gỗ cũ kỹ với lời dặn gọi 3 lần sẽ có người ra, cứ nói anh Lênh bảo ở đây chờ 1 đêm.
Khi mưa vẫn nỉ non trên tán lá, cô gọi lần thứ ba. Chiều bắt đầu loang loáng ánh sẫm vàng bao phủ cả thung sâu. Chẳng có tiếng chim muông. Chẳng có thanh âm nào để cô hiểu rằng nơi đây có sự sống. Chỉ có tiếng mưa. Chỉ có cô. Cô ngồi bệt xuống phía trước căn nhà, bắt đầu lo lắng. Mưa hát lời thảm sầu. Thị trấn buồn rầu như người thiếu phụ bao ngày chờ mong hạnh phúc. Không sóng điện thoại. Không một sự liên lạc hay kết nối nào với thế giới bên ngoài. Nếu có chăng chỉ là lời thì thầm của mưa với đất. Những giọt nước chạm vào đất. Đất thấm nước…
Lúc cô bắt đầu mệt lả thì có tiếng cọt kẹt, có tiếng chân và có tiếng người. Một giọng trầm. Một gương mặt lạnh. Một đôi tay nhăn nheo đặt lên vai cô. Ở rừng, đêm thường xuống rất nhanh.
***
Có lần Khang lôi cổ 3 đứa còn lại trong nhóm nằng nặc đi hiến máu. Mặc 3 đứa la oai oái cũng chẳng thể làm gì. “Máu đang thiếu, hiến bớt để thay máu khùng cho tụi mày” - Khang nói vậy khi cả 4 rời khỏi trung tâm y tế quận. Khang ghé ngang một khu nhà ổ chuột nằm ven con kênh đen kịt. Không cần gõ cửa, Khang đẩy thẳng vào và đưa hết sữa, bánh cùng 200.000 đồng cho một ông già hom hem ú ớ gật đầu lia lịa. “Ổng tâm thần nhưng biết ai là người tốt nghen tụi bây” - Khang nói rồi chỉ đám bạn. Ông già lại gật đầu. Sữa, bánh và tiền là lúc đi hiến máu được tặng, Khang gom hết đẩy về phía ông già. Chẳng đứa nào ý kiến gì. Mà có bao giờ Khang cho tụi bạn có ý kiến. Nó quyết là làm. Tính Khang thì cả đám đều hiểu. Cũng may là nó thẳng tính nên tụi bạn không thể giận.
Một chiều về ngang góc phố có quán cà phê quen, Khang rủ đám bạn vào ngồi ngó phố xá tan tầm. Khang gọi ly cà phê sữa. Lần đầu tiên đám bạn thấy Khang uống cà phê sữa. Giọt cà phê theo phin chảy nhễu trong cái ly đã có sữa. Đợi cho cạn đến giọt cà phê cuối cùng, Khang chắt cà phê ra 1 ly khác, không khuấy đều cho 2 thứ trộn lẫn. Khang nhấm cà phê đắng một hớp rồi lấy muỗng phết miếng sữa đặc lên cho vào miệng. Uống chung cũng ngon. Mà uống riêng cũng ngon. Đời đâu phải cái gì trộn lại thì nhất định phải ngon. Khang nói vậy rồi im, ánh mắt ngầu đỏ. Mấy đứa bạn thầm thì chắc thất tình chứ gì. Khang vẫn im re nhìn chiều nổi gió.
Đêm đó, mấy đứa bạn nhận được tin nhắn báo ba mẹ Khang chia tay. Chỉ thế thôi. Rồi Khang tắt máy và mất tích đâu đó tới 2 tháng trời mới quay lại cũng bằng một tin nhắn hẹn mọi người ở sân bay. Khang đi Nhật lao động. Năm đó, đám bạn chỉ vừa 20 ôm nhau giữa cổng tiễn nơi sân bay. Đời bắt đầu không còn xanh như thuở xưa.
***
Căn nhà gỗ cũ kỹ và u hoài hiện lên trong mắt cô hệt như trong những bộ phim về miền Tây Nguyên nắng gió cô từng xem. Ánh lửa nhỏ đủ để hong ấm đôi mắt sắc lạnh của người đàn bà già nua. Thị trấn nghiêng mình dưới đêm rin rít lời mưa khóc. Bà già bảo cô gọi mình là Nie. Lênh đưa cô đến đây hẳn là cô cần tìm gì đó và phải đợi. Cô gật đầu. Lũng vắng này sao toàn những đợi chờ. Bà Nie thở dài và bắt đầu nướng bắp. Bằng một giọng nói nhừa nhựa nhưng rền lên giữa thâm u của đêm, bà kể về những con người lạ từng đến đất này để tìm. Có khi họ tìm một người đàn ông. Có lúc họ tìm một điều gì đó rất thiêng liêng của miền đất này. Cũng có khi người ta đến tìm nụ cười nhưng chưa ai tìm được nụ cười nơi đây.
Cô trùm mình vào một tấm vải to được dệt hoa văn thổ cẩm màu sắc sặc sỡ và mệt lả thiếp đi. Bên ngoài, mưa vẫn nỉ non. Mãi cho đến khi giật mình choàng tỉnh thì cô nghe tiếng gà rừng le te phía dưới sàn nhà. Bà Nie ngồi bên ngoài, dõi theo những ánh nắng hắt vàng bên ngoài mảnh đất đầy hoa. Cô nhẹ nhàng đến ngồi cạnh, thõng chân xuống. Sau trận mưa, đất trời se lạnh. Nắng như mật ướp đầy ngọn đồi đối diện. Cô hít thở, luồng khí thanh mát căng tràn ập vào người.
Nếu giờ này ở thành phố ồn ào, cô sẽ tất bật với mớ giấy tờ văn bản, cắm đầu vào máy tính và 10 ngón tay thoăn thoắt trên bàn phím. Xung quanh cô sẽ là những lời phàn nàn về giá điện tăng, xăng tăng, đồ ăn tăng nhưng lương chẳng tăng. Nếu hôm nào túi tiền rủng rỉnh gặp đợt giảm giá lớn thì sẽ í ới gọi nhau săn hàng. Thành phố chật ních chen nhau để sống vội vã. Khối người vẫn cứ chen nhau như một thói quen bởi cuộc mưu sinh nhọc nhằn dạy họ cách chấp nhận, thích nghi và ứng biến với hết thảy xô bồ của miền đất hứa.
Khi nắng bắt đầu chạy về phía ngọn đồi đối diện, cô vừa kịp bỏ vào bụng mình một chén bột sắn trộn với chuối chín thơm nức thì Lênh đến, trên chiếc xe cào cào đầy bụi đỏ quệt vào bánh. Lần này, cô nhìn kỹ Lênh hơn. Chàng trai trẻ cao dong dỏng, gương mặt vuông vức và đen trùi trũi. Lênh có đôi mắt rười rượi.
Lênh ra dấu cho cô đi. Tiếng xe cào cào nổ máy phành phạch, cô quay lại nhìn bà Nie. Gương mặt đen sạm với nhiều nếp nhăn in hằn sự khắc khổ. Bà vẫn ngồi nơi sàn gỗ, ngó về phía bên kia đồi. Sáng nay, bà vừa kịp bảo cho cô biết ngọn đồi tên Hdơr. Nếu không quen, có thể gọi nó là đồi Nhớ.
***
Hồi quyết định đi Nhật, Khang gửi mẹ lại cho cô, nhờ cô thỉnh thoảng ghé sang xem mẹ thế nào. Một đôi lần, Khang về giữa chuyến đi kéo dài 8 năm, thường là quãng nghỉ đông, lòng vòng đâu đó ở Sài Gòn rồi lại mất hút. Mấy đứa bạn có í ới thì Khang cười trừ. Mẹ bảo Khang cứ thoắt ẩn thoắt hiện. Có khi ngồi cùng mâm cơm, Khang nói với mẹ về những đứa trẻ răng xỉn vàng rồi rụng dần, về một cánh rừng oằn mình vì nhiễm bô xít, về những người đàn bà luôn sống trong đợi chờ và những người về xuôi mãi chẳng trở lại. Khang bảo thị trấn ấy ngủ quên nên chẳng biết cười.
Ngày Khang về hẳn, chỉ được 2 tuần lại quảy ba lô và đi về thị trấn chẳng biết cười. Mấy đứa bạn ngơ ngác, còn mẹ thì cười nhẹ tênh. Chân Khang chẳng thể yên bởi lòng Khang còn quá nhiều điều ấm nóng. Đêm cuối cùng ở Sài Gòn,
Khang chở cô đến quán cà phê quen, Khang kể về dự án phủ xanh mầm sống ở một đại ngàn xa xăm nào đó. Khang chỉ có một quãng đời tuổi trẻ, Khang tin duyên số cho Khang gặp gỡ những con người nơi đây. Thị trấn chẳng biết cười hay con người nơi đây chẳng thể cười, chuyện đó không quan trọng bằng cách để một người có thể cười. Lòng người đâu thể vui khi quanh mình đồi núi hãy còn buồn. Khang đi có thể sẽ về hoặc sẽ chọn nơi ấy để sống. Miễn lòng Khang thảnh thơi thì nơi nào cũng đáng để sống. “Vậy còn mẹ?” - cô hỏi và chờ câu trả lời từ Khang. Lặng im. Đêm Sài Gòn hôm đó trở gió. Gió lùa vào từng kẽ tay cô. Khang chở cô về. Khi cô xoay người vào cổng nhà thì Khang nhẹ nhàng buông lời: “Nếu có một nơi đáng để sống, Khang tin mẹ sẽ đồng ý cùng Khang đến đó”. Cô chẳng nói gì, chỉ đẩy cửa vào, nghe lòng mình trống hoác những nỗi niềm. Chẳng ai buộc nổi gió trời.
***
Lênh chở cô qua những đoạn khúc khuỷu. Dốc liền dốc. Cây liền cây. Mây liền mây. Chỉ có người là càng thưa dần. Chạy qua năm bảy đoạn mới thấy một căn nhà sàn. Nắng xiên tán lá. Đồi Nhớ bắt đầu hiện dần. Lênh dừng tại một khoảng sân vắng nằm nghiêng theo triền đồi. Căn nhà dài vang tiếng trẻ con. Cô chầm chậm đi đến bên cánh cửa. Một lớp học giữa lưng chừng đồi với những gương mặt ngây thơ và đôi mắt xoe tròn. Bất giác những đứa trẻ quay qua nhìn cô. Tiếng đọc im bặt. Cô cũng sững lại nhìn. Nhiều cặp mắt nhìn cô, trong đó có Khang.
Những đứa trẻ được cho nghỉ sớm, chạy ra phía sau trường - một khu rẫy với những luống đất đang mùa xanh mạ. Khang và cô chọn một gốc cây ngồi xuống. Nắng gió đại ngàn lồng câu chuyện bay giữa thinh không. Khang gặp Lênh hồi bên Nhật. Một cậu bé dân tộc theo cha về xuôi để tìm con chữ. Miền núi này vẫn còn không ít người đàn ông quăng quật đời mình vào ma túy, vào rượu rồi lần lượt đi về phía núi, vĩnh viễn nằm đó. Có người thành con buôn, tung hoành dọc biên giới và cuối cùng cũng nằm xuống vì ma túy. Thứ hoa anh túc đẹp đẽ nhưng độc ác. Những người ở lại luôn vọng về phía đồi Nhớ mà gắng gượng sống. Những đứa trẻ lớn lên, tiếp nối rồi biến cái thị trấn này thành nơi chẳng còn niềm vui của nương rẫy, của cồng chiêng. Bô xít chảy tràn đời người đất này. Các con suối nhiễm đỏ. Răng bắt đầu đổi màu và rụng dần.
Lênh là đứa may mắn theo cha bỏ thị trấn về xuôi với một bà góa chuyên đánh hàng lên bán trên thị trấn. Nhưng, người ở phố mà hồn thì vẫn trên rẻo cao này, Lênh cố gắng học. Chỉ có chữ mới giúp Lênh đi xa hơn nữa. Đi xa là để tìm trăm cách cải tạo đất. Một học bổng từ Nhật giúp Lênh tiếp cận phương thức khoa học mới. Lênh xin làm thêm ở nhà máy sau những giờ học. Nơi đó, Khang cũng đang làm anh công nhân xa xứ. Giữa những đêm đông giá rét, 2 gã trai Việt đã tìm được một ý nghĩa cho chuyện trở về. Thế là Khang chọn nơi này, cùng Lênh đi tìm nụ cười cho thị trấn. Tất cả chỉ mới bắt đầu nhưng mảng xanh đã nảy lên từ những tiếng đọc ê a của đám trẻ. Phụ nữ thị trấn đã biết thế nào là cái băng vệ sinh của miền xuôi. Chuyện giản đơn thế nhưng đều phải hướng dẫn. Đàn ông bắt đầu biết rẫy nương phải xanh, con suối phải trong. Họ trở lại với núi. Không còn những mùa hoa anh túc, thay vào đó là những mùa cà phê, mùa ca cao, mùa lúa mới.
Khang gầy hơn nhưng rắn rỏi và nhẹ nhõm. Phía rẫy, Lênh vẫn đang hì hục cùng những đứa trẻ. Đồi Nhớ nghiêng nghiêng theo nắng. Mây bồng bềnh trôi.
***
Cô bảo Khang cứ làm những gì mình thích và cảm thấy xứng đáng nhưng mỗi chuyến hàng từ thị trấn về huyện, cố gắng gửi cho mẹ một lá thư ngắn hay chỉ cần một tin nhắn từ điện thoại của Lênh để mọi người an lòng.
Cô quay về giữa một sáng. Lênh chở cô ngang nhà bà Nie. Bà già vẫn ngồi đó ngó về phía đồi. Cô bước đến gật đầu chào. Ánh mắt sắc lạnh đảo quanh rồi chợt như long lanh. Chẳng có Khang đi cùng cô. Chí ít cô hiểu ánh mắt của bà Nie. Lần đầu tiên cô cảm giác ánh mắt ấy dễ chịu với mình. Chiếc xe rời đi. Từ cabin, cô ngoái lại nhìn bụi tung mù, bóng bà Nie vẫn bồn chồn ngoài cửa nhà, ánh mắt vẫn hướng về phía cô.
Cô nhắm mắt khi chuyến xe ngang qua các triền núi. Câu cuối cùng cô hỏi Khang trước khi quay về thành phố là khi nào nơi này mới trở thành nơi đáng sống. Khang xoay người, bước từng bước nhẹ, rồi trả lời: “Khi thị trấn này biết cười”.
Lúc điện thoại vừa báo có sóng, mạng wifi mạnh, cô nhắn vội cho mẹ Khang và những người bạn. Tin nhắn vỏn vẹn vài chữ: “Khang bình an. Nơi này đáng sống. Thị trấn biết cười”. Ít nhất với cô, ánh mắt cuối cùng cô gặp ở thị trấn này - ánh mắt của bà Nie - đã lung linh niềm vui.
Tống Phước Bảo
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: iPhone 11 pro max 64G : 10.490.000 đ
Mua ngay: https://tabletplaza.vn/dien-thoai/iphone-11-pro-max-64gb/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)