Thảo Vân
Well-known member
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh, nhiều thương hiệu tham gia vào “cuộc đua” chiếm lĩnh thị phần thì các doanh nghiệp cần có chiến lược để thu hút khách hàng, gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Để làm được điều đó đòi hỏi các chiến lược truyền thông thương hiệu cần được xây dựng bài bản, khéo léo. Minara sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề “truyền thông thương hiệu là gì” cùng cách thức thiết lập quảng bá thương hiệu tối ưu nhất.
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đem thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua việc giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, dễ nhận biết về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Từ các chiến lược marketing này, người dùng sẽ nâng cao nhận thức, niềm tin và yêu thích với thương hiệu, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng thành công cao hơn.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức để truyền thông thương hiệu như truyền thông qua báo chí, mạng xã hội, marketing trên các nền tảng trực tuyến, Influencer Marketing,...
Truyền thông thương hiệu của Apple là một trong những ví dụ ấn tượng nhất hiện nay. Họ đã khiến khách hàng luôn nhớ về mình với cương vị là thương hiệu dẫn đầu xu hướng công nghệ và trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hay Vingroup thành công đã định vị trong nhận thức người dùng về một thương hiệu của người Việt đang vươn tầm quốc tế với những sản phẩm dịch vụ tầm cỡ.
Tại sao truyền thông thương hiệu rất quan trọng
Hoạt động truyền thông thương hiệu có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực marketing, dịch vụ bởi nó mang đến nhiều lợi ích như sau:
#1 Xây dựng niềm tin & cảm tình của khách hàng với thương hiệu
Bằng cách sử dụng các chiến lược marketing quy mô lớn, liên tục, có sự góp mặt của những người có sức ảnh hưởng hoặc cung cấp các thông tin giá trị, thương hiệu đã xây dựng thành công hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp trong nhận thức khách hàng. Khi đã có lòng tin nhất định về doanh nghiệp thì người dùng cũng sẵn sàng ủng hộ và chọn mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
#2 Nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu thể hiện mức độ sẵn lòng chi trả của khách hàng đối sản phẩm, dịch vụ hoặc chính bản thân doanh nghiệp. Giá trị này càng lớn càng chứng tỏ hình ảnh thương hiệu đang phát triển thành công. Do đó, các công ty luôn cố gắng thúc đẩy quá trình quảng bá thương hiệu càng mạnh mẽ càng tốt trên nhiều phương tiện như truyền hình, internet, báo chí,… Các hoạt động truyền thông sẽ góp phần tạo hiệu ứng đám đông, tập trung dư luận, mang đến những tác động tích cực cho danh tiếng doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng cường giá trị doanh nghiệp mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ của họ trên thị trường.
#3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Mỗi khách hàng luôn có một nhu cầu về sản phẩm nhất định nhưng không phải ai cũng có nhiều hiểu biết về thương hiệu. Vì vậy, vai trò của truyền thông thương hiệu là góp phần hình thành nhận thức cho người dùng, vào thời điểm họ cần mua sản phẩm có thể nghĩ ngay đến bạn. Hơn thế nữa, nếu thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, họ có xu hướng góp phần quảng bá doanh nghiệp đến đông đảo mọi người xung quanh.
Các hình thức truyền thông thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Trong thời đại chuyển đổi số hóa, các ngành nghề, lĩnh vực đều cố gắng tận dụng tối đa mọi nền tảng, phương pháp marketing để gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, quá trình truyền thông thương hiệu hiện nay có thể sử dụng 2 hình thức như sau:
1. Truyền thông trực tiếp
Đây là hình thức truyền tải thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối như email, điện thoại hoặc sự kiện trực tiếp. Chẳng hạn, thương hiệu có thể cho nhân viên đến các khu vực đông người như khu dân cư, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các khu vực đông đúc,... để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Hình thức marketing thương hiệu này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng, đo lường hiệu quả doanh số chính xác hơn. Việc tiếp xúc trực tiếp cũng giúp quá trình trao đổi, thuyết phục khách hàng diễn ra tích cực hơn, tăng cường khả năng chốt đơn thành công.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như chi phí thực hiện rất lớn, mất nhiều thời gian và nhân lực nếu muốn khảo sát ở nhiều thị trường, khu vực.
2. Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp sử dụng cách truyền tải tin tức về doanh nghiệp thông qua các kênh quảng cáo số như:
Tuy nhiên cách này cũng có nhược điểm là không thể cảm nhận thái độ, ý kiến của khách hàng trực tiếp nên rất khó để thuyết phục, điều hướng nội dung, thông điệp quảng cáo phù hợp.
Hướng dẫn xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cẩn tiến hành theo đúng thứ tự vì mỗi bước đều có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông
Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định đối tượng mục tiêu mà thương hiệu cần hướng đến. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có insight khác nhau và cách thức tiếp cận theo cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, thương hiệu cần xác định cụ thể chân dung khách hàng, nghiên cứu kỹ lưỡng từ đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm, mức độ chi tiêu,... cho tới những mong muốn, nhu cầu của họ.
Việc xác định cụ thể chân dung khách hàng giúp thương hiệu có thể khai thác thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là khi sử dụng các công cụ digital marketing như quảng cáo facebook ads, google ads, chân dung khách hàng càng rõ ràng và chính xác thì quảng cáo sẽ tiếp cận tới đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông cần đạt được
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định mục tiêu cần đạt sau khi kết thúc chiến dịch. Đó có thể là tỷ lệ tiếp cận khách hàng mới, nâng cao lợi nhuận, doanh số tiêu thụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ phản hồi tích cực về thương hiệu trên social media,… Mục tiêu càng thiết thực, cụ thể, dễ dàng đo lường, đánh giá thì cơ hội thành công sẽ càng cao.
Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Thông điệp cốt lõi là những nội dung quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng của mình. Qua đó, tạo nên sự ảnh hưởng, thay đổi nhận thức, hành vi mua sắm của người dùng. Ngày nay, khối lượng thông tin mà khách hàng tiếp nhận rất lớn nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế những thông điệp súc tích, dễ đọc, dễ nhớ và đặc biệt là tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc càng tốt.
Ví dụ như Biti's đã từng tạo nên "cơn sốt" truyền thông, đánh dấu cú vực dậy ngoạn mục của dòng sản phẩm Biti's Hunter nói riêng và thương hiệu Biti’s nói chung bằng dự án "Đi để trở về". Xuyên suốt chiến dịch, Biti's đã gửi gắm thông điệp cốt lõi rằng sản phẩm Biti's Hunter sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình khám phá thế giới, đi tìm bản ngã, đi để trở về, biết trân trọng gia đình và bạn bè hơn.
Bước 4: Chọn các kênh truyền thông phù hợp
Bạn có thể lựa chọn hình thức quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp, mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng và ngân sách marketing. Mỗi hình thức khác nhau sẽ có những kênh truyền thông riêng biệt nhưng doanh nghiệp có thể kết hợp đa dạng phương thức để nâng cao hiệu quả chiến dịch của mình.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là chọn ra các công cụ đo lường và đánh giá. Những tiêu chí có thể đo lường như lưu lượng truy cập website, số lượt chuyển đổi, tỷ lệ click mail, tương tác, tần suất hiển thị quảng cáo,… Bằng cách theo dõi các thông số này bạn mới biết được kế hoạch quảng bá của mình có ổn định và đạt hiệu quả hay không để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Tạm kết
Quảng bá thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lĩnh vực marketing và có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua những giải đáp truyền thông thương hiệu là gì giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này và lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhất.
Truyền thông thương hiệu là gì?
Truyền thông thương hiệu là hoạt động đem thương hiệu đến gần hơn với khách hàng thông qua việc giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, dễ nhận biết về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của chính doanh nghiệp đó. Từ các chiến lược marketing này, người dùng sẽ nâng cao nhận thức, niềm tin và yêu thích với thương hiệu, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và bán hàng thành công cao hơn.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức để truyền thông thương hiệu như truyền thông qua báo chí, mạng xã hội, marketing trên các nền tảng trực tuyến, Influencer Marketing,...
Truyền thông thương hiệu của Apple là một trong những ví dụ ấn tượng nhất hiện nay. Họ đã khiến khách hàng luôn nhớ về mình với cương vị là thương hiệu dẫn đầu xu hướng công nghệ và trải nghiệm người dùng tốt nhất. Hay Vingroup thành công đã định vị trong nhận thức người dùng về một thương hiệu của người Việt đang vươn tầm quốc tế với những sản phẩm dịch vụ tầm cỡ.
Tại sao truyền thông thương hiệu rất quan trọng
Hoạt động truyền thông thương hiệu có thể áp dụng cho tất cả các ngành nghề trong lĩnh vực marketing, dịch vụ bởi nó mang đến nhiều lợi ích như sau:
#1 Xây dựng niềm tin & cảm tình của khách hàng với thương hiệu
Bằng cách sử dụng các chiến lược marketing quy mô lớn, liên tục, có sự góp mặt của những người có sức ảnh hưởng hoặc cung cấp các thông tin giá trị, thương hiệu đã xây dựng thành công hình ảnh uy tín, chuyên nghiệp trong nhận thức khách hàng. Khi đã có lòng tin nhất định về doanh nghiệp thì người dùng cũng sẵn sàng ủng hộ và chọn mua các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
#2 Nâng cao giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu thể hiện mức độ sẵn lòng chi trả của khách hàng đối sản phẩm, dịch vụ hoặc chính bản thân doanh nghiệp. Giá trị này càng lớn càng chứng tỏ hình ảnh thương hiệu đang phát triển thành công. Do đó, các công ty luôn cố gắng thúc đẩy quá trình quảng bá thương hiệu càng mạnh mẽ càng tốt trên nhiều phương tiện như truyền hình, internet, báo chí,… Các hoạt động truyền thông sẽ góp phần tạo hiệu ứng đám đông, tập trung dư luận, mang đến những tác động tích cực cho danh tiếng doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng cường giá trị doanh nghiệp mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm, dịch vụ của họ trên thị trường.
#3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi
Mỗi khách hàng luôn có một nhu cầu về sản phẩm nhất định nhưng không phải ai cũng có nhiều hiểu biết về thương hiệu. Vì vậy, vai trò của truyền thông thương hiệu là góp phần hình thành nhận thức cho người dùng, vào thời điểm họ cần mua sản phẩm có thể nghĩ ngay đến bạn. Hơn thế nữa, nếu thương hiệu đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng, họ có xu hướng góp phần quảng bá doanh nghiệp đến đông đảo mọi người xung quanh.
Các hình thức truyền thông thương hiệu phổ biến nhất hiện nay
Trong thời đại chuyển đổi số hóa, các ngành nghề, lĩnh vực đều cố gắng tận dụng tối đa mọi nền tảng, phương pháp marketing để gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, quá trình truyền thông thương hiệu hiện nay có thể sử dụng 2 hình thức như sau:
1. Truyền thông trực tiếp
Đây là hình thức truyền tải thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu thông qua các kênh phân phối như email, điện thoại hoặc sự kiện trực tiếp. Chẳng hạn, thương hiệu có thể cho nhân viên đến các khu vực đông người như khu dân cư, chợ truyền thống, trung tâm thương mại, các khu vực đông đúc,... để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
Hình thức marketing thương hiệu này giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận lượng lớn khách hàng, đo lường hiệu quả doanh số chính xác hơn. Việc tiếp xúc trực tiếp cũng giúp quá trình trao đổi, thuyết phục khách hàng diễn ra tích cực hơn, tăng cường khả năng chốt đơn thành công.
Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế như chi phí thực hiện rất lớn, mất nhiều thời gian và nhân lực nếu muốn khảo sát ở nhiều thị trường, khu vực.
2. Truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp sử dụng cách truyền tải tin tức về doanh nghiệp thông qua các kênh quảng cáo số như:
- Nền tảng trực tuyến
- Báo chí
- Truyền hình
- Video, tranh, ảnh
- …
Tuy nhiên cách này cũng có nhược điểm là không thể cảm nhận thái độ, ý kiến của khách hàng trực tiếp nên rất khó để thuyết phục, điều hướng nội dung, thông điệp quảng cáo phù hợp.
Hướng dẫn xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu hiệu quả
Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu cẩn tiến hành theo đúng thứ tự vì mỗi bước đều có vai trò quan trọng và bổ trợ lẫn nhau:
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu truyền thông
Một trong những bước quan trọng nhất khi xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định đối tượng mục tiêu mà thương hiệu cần hướng đến. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có insight khác nhau và cách thức tiếp cận theo cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, thương hiệu cần xác định cụ thể chân dung khách hàng, nghiên cứu kỹ lưỡng từ đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, hành vi mua sắm, mức độ chi tiêu,... cho tới những mong muốn, nhu cầu của họ.
Việc xác định cụ thể chân dung khách hàng giúp thương hiệu có thể khai thác thông điệp, lựa chọn kênh truyền thông mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là khi sử dụng các công cụ digital marketing như quảng cáo facebook ads, google ads, chân dung khách hàng càng rõ ràng và chính xác thì quảng cáo sẽ tiếp cận tới đúng mục tiêu và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông cần đạt được
Bước tiếp theo trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là xác định mục tiêu cần đạt sau khi kết thúc chiến dịch. Đó có thể là tỷ lệ tiếp cận khách hàng mới, nâng cao lợi nhuận, doanh số tiêu thụ, tăng độ nhận diện thương hiệu, tỷ lệ phản hồi tích cực về thương hiệu trên social media,… Mục tiêu càng thiết thực, cụ thể, dễ dàng đo lường, đánh giá thì cơ hội thành công sẽ càng cao.
Bước 3: Xây dựng thông điệp cốt lõi
Thông điệp cốt lõi là những nội dung quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng của mình. Qua đó, tạo nên sự ảnh hưởng, thay đổi nhận thức, hành vi mua sắm của người dùng. Ngày nay, khối lượng thông tin mà khách hàng tiếp nhận rất lớn nên đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết kế những thông điệp súc tích, dễ đọc, dễ nhớ và đặc biệt là tạo ấn tượng ngay từ lần đầu tiếp xúc càng tốt.
Ví dụ như Biti's đã từng tạo nên "cơn sốt" truyền thông, đánh dấu cú vực dậy ngoạn mục của dòng sản phẩm Biti's Hunter nói riêng và thương hiệu Biti’s nói chung bằng dự án "Đi để trở về". Xuyên suốt chiến dịch, Biti's đã gửi gắm thông điệp cốt lõi rằng sản phẩm Biti's Hunter sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng trên hành trình khám phá thế giới, đi tìm bản ngã, đi để trở về, biết trân trọng gia đình và bạn bè hơn.
Bước 4: Chọn các kênh truyền thông phù hợp
Bạn có thể lựa chọn hình thức quảng bá trực tiếp hoặc gián tiếp miễn là phù hợp nhất với đặc điểm doanh nghiệp, mục tiêu truyền thông, đối tượng khách hàng và ngân sách marketing. Mỗi hình thức khác nhau sẽ có những kênh truyền thông riêng biệt nhưng doanh nghiệp có thể kết hợp đa dạng phương thức để nâng cao hiệu quả chiến dịch của mình.
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh
Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng chiến lược truyền thông thương hiệu là chọn ra các công cụ đo lường và đánh giá. Những tiêu chí có thể đo lường như lưu lượng truy cập website, số lượt chuyển đổi, tỷ lệ click mail, tương tác, tần suất hiển thị quảng cáo,… Bằng cách theo dõi các thông số này bạn mới biết được kế hoạch quảng bá của mình có ổn định và đạt hiệu quả hay không để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.
Tạm kết
Quảng bá thương hiệu là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của lĩnh vực marketing và có thể áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực nếu bạn muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Hy vọng qua những giải đáp truyền thông thương hiệu là gì giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này và lựa chọn hình thức triển khai phù hợp nhất.