Quang Phúc Trương
Well-known member
Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn sẽ gặp phải trường hợp tủ lạnh bị chảy nước, chảy cả ở bên trong và bên ngoài. Bên trong thì chảy nước ở ngăn mát, ngăn đá. Nước có thể chảy từ phía tủ lạnh ra bên ngoài mà. Nguyên nhân và cách khắc phục bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Tủ lạnh bị chảy nước ở bên trong
Các vũng nước đọng bên trong tủ lạnh có nghĩa là thiết bị của bạn có vấn đề về ngưng tụ hơi nước.
1. Chảy nước ngăn mát
Hiện tượng: Khi mở tủ cửa tủ lạnh ra, bạn thấy có nước đọng trên các khay đựng thực phẩm hoặc nước chảy ra từ ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
Nguyên nhân:
- Sau khi bạn rửa rau củ, quả không để khô ráo mà cho ngay vào tủ lạnh, nước tích tụ và lắng đọng rồi chảy ra.
- Nghẽn đường thông gió giữa ngăn mát và ngăn đá do để quá nhiều đồ vào tủ lạnh.
- Do mở của tủ lạnh trong thời gian dài hoặc đóng cánh tủ lạnh không chặt khít khiến độ ẩm bên ngoài lọt vào quá nhiều, khi gặp khí lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy thành giọt.
Khắc phục:
- Thực phẩm như rau, củ, quả rửa xong nên để ráo hết nước rồi cho vào từng ngăn riêng. Các loại thịt cá rửa sạch, thấm khô rồi cho vào khay đựng kín hoặc bọc màng bọc thực phẩm để không bị ra nước.
- Sắp xếp đồ cho vào tủ lạnh gọn gàng để không làm bịt đường thông gió.
- Đóng của tủ lạnh thật kín, không được để hở, vừa tốn điện lại sinh ra nước chảy bên trong gây mất vệ sinh.
- Kiểm tra xem gioăng cửa có khít và hít chặt vào nhau khi đóng cửa tủ lạnh hay không, nếu không nên thay gioăng mới để độ ẩm không lọt vào trong, khí lạnh thoát ra ngoài khiến tủ lạnh làm việc liên tục gây tốn điện, hại máy.
2. Chảy nước trong ngăn ngăn đá
Hiện tượng: Nước chảy ra từ ngăn tủ đá khi bạn mở cửa tủ hoặc nước từ ngăn đá rọc xuống ngăn mát lọt qua khe cửa tủ.
Nguyên nhân:
- Sắp xếp đồ đông lạnh không đều, bịt kín cửa gió làm lạnh; Nhét quá đầy thực phẩm vào ngăn đá làm quá tải và không cấp đông được dễ gây chảy nước.
- Cửa tủ đóng không khít, gioăng cao su không hít chặt, hở khe dẫn tới độ ẩm không khí lọt vào trong và dần ngưng tụ và chảy nước.
- Ngăn đá đóng tuyết ở xung quanh, khi tụ bị mất điện hoặc đang tạm ngắt thì lớp tuyết tan chảy tràn ra ngăn đá.
Khắc phục:
- Cho lượng đồ đông lạnh vừa phải, không bịt kín cửa gió làm lạnh. Tăng công suất làm lạnh, cấp đông nếu cho nhiều thực phẩm vào ngăn đá.
- Đóng chặt cửa tủ để không khí kèm độ ẩm không bị ngưng tụ và chảy nước. Đồng thời tiết kiệm điện hơn do tủ lạnh không phải hoạt động liên tục. Thay gioăng cao su ở cánh tủ lạnh nếu cần thiết.
- Vệ sinh thường xuyên để ngăn tình trạng đóng tuyết ngăn đá, gây mất vệ sinh.
3. Nước chảy từ chân tủ lạnh ra
Hiện tượng: Nước chảy thành dòng ra sàn nhà bắt nguồn từ chân tủ lạnh.
Nguyên nhân: Ống thoát nước ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước của tủ lạnh có thể bị tắc, gấp khúc, đứt gãy do chuột cắn khiến nước không thoát được sau đó trào nước ra sàn nhà.
Khắc phục:
- Ngắt nguồn điện của tủ lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa.
- Xoay phần phía sau tủ lạnh ra, ở phía chân tủ, lấy khay nước ra và tìm đường ống thoát nước. Kiểm tra ống xem có bị gấp khúc, tắc hay thủng ở đâu không.
- Xem xét khay hứng nước có bị nứt, hay bị thủng chỗ nào không. Có thể thay thế khay đựng nước mới khi cần thiết.
- Nếu không khắc phục được tình trạng tủ lạnh bị chảy nước ra ngoài, nên gọi thợ đến để kiểm tra và khắc phục.
Mẹo sử dụng tủ lạnh đúng cách và hiệu quả
1. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt
Đặt tủ lạnh nơi thoáng mát, tránh các nguồn nhiệt như bếp ga, nơi có ánh nắng chiếu vào liên tục. Nên đặt cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo độ thông thoáng và thoát nhiệt tủ lạnh.
2. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ
Tủ lạnh được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên đảm bảo hạn chế vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và mùi khó chịu khi bảo quản thực phẩm, đồng thời giúp thực phẩm ngon sạch và tươi lâu hơn.
3. Sắp xếp đồ ngăn nắp
- Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống cần dùng lâu ngày như cá, thịt, hải sản vào ngăn riêng. Các loại kem, đá, sữa chua,... cũng được cho vào ngăn riêng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ngăn mát tủ lạnh: Nên phân chia rõ ràng theo các ký hiệu trên ngăn chứa đồ của tủ lạnh, sắp xếp các chủng loại cùng được bảo quản với nhau để tối ưu khả năng làm lạnh, bảo quản được lâu và giữ nguyên hương vị.
- Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn.
4. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Cài đặt cấp độ nhiệt phù hợp với các loại thực phẩm được chứa trong từng ngăn tủ để tránh lãng phí điện năng.
Giảm cấp độ nhiệt xuống thấp hơn khi bạn chứa nhiều đồ cần đông lạnh để làm lạnh nhanh, ngăn sự chảy nước từ thực phẩm. Khi có ít đồ lại điều chỉnh lại công suất sao cho phù hợp, tiết kiệm điện năng.
5. Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần
Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.
6. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh
Tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn để khôi phục lại nhiệt độ như cài đặt ban đầu nếu như tủ lạnh bị tắt đi bật lại liên tục. Nếu không dùng tủ lạnh trong thời gian dài, có thể rút điện, dọn sạch sẽ và thỉnh thoảng lại cắm điện lại để tủ không bị hỏng.
Tủ lạnh bị chảy nước ở bên trong
Các vũng nước đọng bên trong tủ lạnh có nghĩa là thiết bị của bạn có vấn đề về ngưng tụ hơi nước.
1. Chảy nước ngăn mát
Hiện tượng: Khi mở tủ cửa tủ lạnh ra, bạn thấy có nước đọng trên các khay đựng thực phẩm hoặc nước chảy ra từ ngăn dưới cùng của tủ lạnh.
Nguyên nhân:
- Sau khi bạn rửa rau củ, quả không để khô ráo mà cho ngay vào tủ lạnh, nước tích tụ và lắng đọng rồi chảy ra.
- Nghẽn đường thông gió giữa ngăn mát và ngăn đá do để quá nhiều đồ vào tủ lạnh.
- Do mở của tủ lạnh trong thời gian dài hoặc đóng cánh tủ lạnh không chặt khít khiến độ ẩm bên ngoài lọt vào quá nhiều, khi gặp khí lạnh sẽ ngưng tụ lại và chảy thành giọt.
Khắc phục:
- Thực phẩm như rau, củ, quả rửa xong nên để ráo hết nước rồi cho vào từng ngăn riêng. Các loại thịt cá rửa sạch, thấm khô rồi cho vào khay đựng kín hoặc bọc màng bọc thực phẩm để không bị ra nước.
- Sắp xếp đồ cho vào tủ lạnh gọn gàng để không làm bịt đường thông gió.
- Đóng của tủ lạnh thật kín, không được để hở, vừa tốn điện lại sinh ra nước chảy bên trong gây mất vệ sinh.
- Kiểm tra xem gioăng cửa có khít và hít chặt vào nhau khi đóng cửa tủ lạnh hay không, nếu không nên thay gioăng mới để độ ẩm không lọt vào trong, khí lạnh thoát ra ngoài khiến tủ lạnh làm việc liên tục gây tốn điện, hại máy.
2. Chảy nước trong ngăn ngăn đá
Hiện tượng: Nước chảy ra từ ngăn tủ đá khi bạn mở cửa tủ hoặc nước từ ngăn đá rọc xuống ngăn mát lọt qua khe cửa tủ.
Nguyên nhân:
- Sắp xếp đồ đông lạnh không đều, bịt kín cửa gió làm lạnh; Nhét quá đầy thực phẩm vào ngăn đá làm quá tải và không cấp đông được dễ gây chảy nước.
- Cửa tủ đóng không khít, gioăng cao su không hít chặt, hở khe dẫn tới độ ẩm không khí lọt vào trong và dần ngưng tụ và chảy nước.
- Ngăn đá đóng tuyết ở xung quanh, khi tụ bị mất điện hoặc đang tạm ngắt thì lớp tuyết tan chảy tràn ra ngăn đá.
Khắc phục:
- Cho lượng đồ đông lạnh vừa phải, không bịt kín cửa gió làm lạnh. Tăng công suất làm lạnh, cấp đông nếu cho nhiều thực phẩm vào ngăn đá.
- Đóng chặt cửa tủ để không khí kèm độ ẩm không bị ngưng tụ và chảy nước. Đồng thời tiết kiệm điện hơn do tủ lạnh không phải hoạt động liên tục. Thay gioăng cao su ở cánh tủ lạnh nếu cần thiết.
- Vệ sinh thường xuyên để ngăn tình trạng đóng tuyết ngăn đá, gây mất vệ sinh.
3. Nước chảy từ chân tủ lạnh ra
Hiện tượng: Nước chảy thành dòng ra sàn nhà bắt nguồn từ chân tủ lạnh.
Nguyên nhân: Ống thoát nước ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước của tủ lạnh có thể bị tắc, gấp khúc, đứt gãy do chuột cắn khiến nước không thoát được sau đó trào nước ra sàn nhà.
Khắc phục:
- Ngắt nguồn điện của tủ lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa.
- Xoay phần phía sau tủ lạnh ra, ở phía chân tủ, lấy khay nước ra và tìm đường ống thoát nước. Kiểm tra ống xem có bị gấp khúc, tắc hay thủng ở đâu không.
- Xem xét khay hứng nước có bị nứt, hay bị thủng chỗ nào không. Có thể thay thế khay đựng nước mới khi cần thiết.
- Nếu không khắc phục được tình trạng tủ lạnh bị chảy nước ra ngoài, nên gọi thợ đến để kiểm tra và khắc phục.
Mẹo sử dụng tủ lạnh đúng cách và hiệu quả
1. Đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, không ẩm ướt
Đặt tủ lạnh nơi thoáng mát, tránh các nguồn nhiệt như bếp ga, nơi có ánh nắng chiếu vào liên tục. Nên đặt cách tường ít nhất 10cm để đảm bảo độ thông thoáng và thoát nhiệt tủ lạnh.
2. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ
Tủ lạnh được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên đảm bảo hạn chế vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc và mùi khó chịu khi bảo quản thực phẩm, đồng thời giúp thực phẩm ngon sạch và tươi lâu hơn.
3. Sắp xếp đồ ngăn nắp
- Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống cần dùng lâu ngày như cá, thịt, hải sản vào ngăn riêng. Các loại kem, đá, sữa chua,... cũng được cho vào ngăn riêng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Ngăn mát tủ lạnh: Nên phân chia rõ ràng theo các ký hiệu trên ngăn chứa đồ của tủ lạnh, sắp xếp các chủng loại cùng được bảo quản với nhau để tối ưu khả năng làm lạnh, bảo quản được lâu và giữ nguyên hương vị.
- Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn.
4. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Cài đặt cấp độ nhiệt phù hợp với các loại thực phẩm được chứa trong từng ngăn tủ để tránh lãng phí điện năng.
Giảm cấp độ nhiệt xuống thấp hơn khi bạn chứa nhiều đồ cần đông lạnh để làm lạnh nhanh, ngăn sự chảy nước từ thực phẩm. Khi có ít đồ lại điều chỉnh lại công suất sao cho phù hợp, tiết kiệm điện năng.
5. Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần
Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy nên đừng mở tủ lạnh quá lâu và nhớ đóng tủ thật sát.
6. Hạn chế tắt/bật tủ lạnh
Tủ lạnh cần một lượng điện năng khá lớn để khôi phục lại nhiệt độ như cài đặt ban đầu nếu như tủ lạnh bị tắt đi bật lại liên tục. Nếu không dùng tủ lạnh trong thời gian dài, có thể rút điện, dọn sạch sẽ và thỉnh thoảng lại cắm điện lại để tủ không bị hỏng.