Tuổi nào trẻ có thể uống nước ép trái cây

Từ Minh Quân

Well-known member
Trẻ sơ sinh không được uống bất kỳ loại nước ép trái cây nào trước 1 tuổi, sau đó con có thể uống nhưng cần tuân theo khuyến nghị về liều lượng.

Theo Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), nước trái cây không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi do chứa nhiều đường. Từ 1 tuổi trở lên, phụ huynh có thể cho bé uống một lượng nước ép trái cây tươi vừa phải. Các chuyên gia khuyến cáo liều lượng như sau: từ 1 đến 3 tuổi: không quá 120 ml mỗi ngày; từ 4 đến 5 tuổi: từ 120 ml đến 180 ml mỗi ngày.

Bé trong độ tuổi biết đi uống nhiều nước trái cây có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, tạo thói quen thích đồ ngọt và ít quan tâm đến những thực phẩm ít ngọt như trái cây tươi.

Cha mẹ nên cho trẻ từ 1 tuổi trở lên uống nước ép trái cây. Ảnh: iStock.

Cha mẹ có thể cho trẻ từ 1 tuổi trở lên uống nước ép trái cây. Ảnh: iStock.

Nước ép trái cây không chứa nhiều giá trị dinh dưỡng so với trái cây tươi nguyên quả. Vì vậy, nếu con vốn thích ăn trái cây hoặc rau quả tươi và không đòi uống nước ép thì hãy duy trì thói quen đó ở trẻ.

Nước trái cây tươi nguyên chất có thể cung cấp thêm một số chất dinh dưỡng cho những bé kén ăn trái cây tươi. Hầu hết, các loại nước ép trái cây đều bổ sung vitamin C, kali, axit folic, magiê và sắt. Nước ép cam có thể là nguồn cung cấp canxi và vitamin D.

Khi trẻ bị ốm, đặc biệt nếu kèm theo tình trạng nôn, nước ép trái cây nguyên chất có thể giúp trẻ giữ nước. Một số bác sĩ nhi khoa cũng khuyên dùng một lượng nhỏ nước trái cây cho những bé đang bị táo bón. Đường có trong một số loại nước ép trái cây giúp tăng lượng chất lỏng vào ruột, giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Phụ huynh cũng có thể dùng nước ép trái nguyên chất để làm gia tăng hương vị trong các món ăn như sữa chua, bột yến mạch, kem, thay cho đường hoặc mật ong.

Để đảm bảo con dung nạp loại thức uống này vừa đủ, cha mẹ nên áp dụng một số quy tắc cơ bản gồm:

Ưu tiên nước trái cây nguyên chất: Nếu có thể tự làm tại nhà. Với những đồ uống đóng hộp, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng để xác định không có thêm chất làm ngọt.

Không uống trước khi ngủ: Uống đồ ngọt trước khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Trẻ nên uống nước trái cây sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.

Giảm độ ngọt: Pha loãng một nửa đồ uống trái cây là một cách giúp cha mẹ kiểm soát mức tiêu thụ và ngăn trẻ làm quen với đồ ngọt.

Đa dạng loại đồ uống: Trẻ ở độ tuổi biết đi có xu hướng thích nước ép táo nhưng uống quá nhiều có thể gây khó chịu cho hệ tiêu hóa và nguy cơ tiêu chảy. Hãy cho bé nếm thử các hương vị khác nhau như cam, đu đủ, dứa hoặc nho.
 
Bên trên