Quang Phúc Trương
Well-known member
1. Uống nhiều nước là như thế nào?
Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.
Trẻ sơ sinh dường như có nhiều nguy cơ bị quá tải nước do trọng lượng cơ thể còn nhỏ. Tình trạng này dễ gặp phải trong tháng đầu đời, khi trẻ bị cho uống quá nhiều nước trong khi cơ chế lọc của thận còn quá non nớt để bài tiết chất lỏng nhanh chóng như trẻ lớn hơn. Do đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn dĩ đã cung cấp tất cả các chất lỏng mà một em bé khỏe mạnh cần trong các ngày tháng đầu tiên.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nước là những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục hơn 4 giờ một ngày. Khái niệm “quá tải nước” ở những bệnh nhân này cũng thường đi kèm với chứng " hạ natri máu do tập thể dục". Sự dư thừa nước gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước-điện giải sau đó.
Trong một số trường hợp khác, những người ăn kiêng sẽ có khuynh hướng uống một lượng nước dư thừa nhằm chiếm không gian trong dạ dày, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và kéo dài cảm giác no. Tuy nhiên, phương pháp này không bao giờ là cách ăn kiêng an toàn.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến uống quá nhiều nước còn do chứng rối loạn tâm lý, nằm trong chứng cuồng ăn, cuồng uống.
Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ gây quá tải nước
2. Các triệu chứng của uống quá nhiều nước như thế nào?
Trong điều kiện bình thường, một người khỏe mạnh có vùng dưới đồi (phần não kiểm soát cơn khát), thận và tim hoạt động trơn tru có thể uống, mặc dù không được khuyến khích, tối đa 7 lít nước mỗi ngày với tối đa 1,5 lít mỗi giờ.
Vốn dĩ cơ thể con người có một cơ chế bảo vệ thích hợp trước khi bị thực sự rơi vào tình trạng nhiễm độc nước. Vượt quá lượng có thể chịu đựng này sẽ dẫn đến ngộ độc nước. Lúc này, thận trở nên làm việc quá sức và các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời (trong khi gan không bị ảnh hưởng gì vì không tham gia vào quá trình chuyển hóa nước – điện giải). Song song đó, não cũng bị phù nề, làm tăng áp lực nội sọ; theo đó, một trong những triệu chứng đầu tiên của việc uống quá nhiều nước là đau đầu.
Các triệu chứng khác khi uống quá nhiều nước là chuột rút cơ và mệt mỏi do natri và kali hòa tan trong máu. Một số người bị buồn nôn, phù do tích tụ chất lỏng ở cẳng chân do hạ natri máu, xảy ra khi nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, suy tim,sung huyết buồn ngủ sâu và kéo dài, ảo giác, co giật và tê liệt một phần hoặc hoàn toàn cơ thể cũng là những biểu hiện của việc uống quá nhiều nước. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.
Trẻ sơ sinh dường như có nhiều nguy cơ bị quá tải nước do trọng lượng cơ thể còn nhỏ. Tình trạng này dễ gặp phải trong tháng đầu đời, khi trẻ bị cho uống quá nhiều nước trong khi cơ chế lọc của thận còn quá non nớt để bài tiết chất lỏng nhanh chóng như trẻ lớn hơn. Do đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn dĩ đã cung cấp tất cả các chất lỏng mà một em bé khỏe mạnh cần trong các ngày tháng đầu tiên.
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nước là những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục hơn 4 giờ một ngày. Khái niệm “quá tải nước” ở những bệnh nhân này cũng thường đi kèm với chứng " hạ natri máu do tập thể dục". Sự dư thừa nước gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước-điện giải sau đó.
Trong một số trường hợp khác, những người ăn kiêng sẽ có khuynh hướng uống một lượng nước dư thừa nhằm chiếm không gian trong dạ dày, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và kéo dài cảm giác no. Tuy nhiên, phương pháp này không bao giờ là cách ăn kiêng an toàn.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến uống quá nhiều nước còn do chứng rối loạn tâm lý, nằm trong chứng cuồng ăn, cuồng uống.
Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ gây quá tải nước
2. Các triệu chứng của uống quá nhiều nước như thế nào?
Trong điều kiện bình thường, một người khỏe mạnh có vùng dưới đồi (phần não kiểm soát cơn khát), thận và tim hoạt động trơn tru có thể uống, mặc dù không được khuyến khích, tối đa 7 lít nước mỗi ngày với tối đa 1,5 lít mỗi giờ.
Vốn dĩ cơ thể con người có một cơ chế bảo vệ thích hợp trước khi bị thực sự rơi vào tình trạng nhiễm độc nước. Vượt quá lượng có thể chịu đựng này sẽ dẫn đến ngộ độc nước. Lúc này, thận trở nên làm việc quá sức và các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời (trong khi gan không bị ảnh hưởng gì vì không tham gia vào quá trình chuyển hóa nước – điện giải). Song song đó, não cũng bị phù nề, làm tăng áp lực nội sọ; theo đó, một trong những triệu chứng đầu tiên của việc uống quá nhiều nước là đau đầu.
Các triệu chứng khác khi uống quá nhiều nước là chuột rút cơ và mệt mỏi do natri và kali hòa tan trong máu. Một số người bị buồn nôn, phù do tích tụ chất lỏng ở cẳng chân do hạ natri máu, xảy ra khi nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, suy tim,sung huyết buồn ngủ sâu và kéo dài, ảo giác, co giật và tê liệt một phần hoặc hoàn toàn cơ thể cũng là những biểu hiện của việc uống quá nhiều nước. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.