UPS Prolink PRO851SFCU hợp với NAS Synology

toringuyen0509

Well-known member
UPS Prolink PRO851SFCU hợp với NAS Synology


UPS là Uninterruptible Power Supply – thiết bị cung cấp điện liên tục, hay còn gọi ngắn gọn là bộ lưu điện. Đây là một thiết bị nên được trang bị với ổ cứng mạng NAS như là một lớp bảo vệ, đặc biệt nếu bạn ở khu vực có điện áp không ổn định và thi thoảng lại được nếm mùi cắt điện luân phiên.

NAS là một thiết bị chạy 24/7, ổ cứng lúc nào cũng ở trạng thái đọc và ghi. Vì vậy nếu chẳng may NAS bị mất điện đột ngột có thể gây ra những hậu quả khó lường, nhẹ thì hư hỏng những dữ liệu đang được ghi dở dang, nặng thì có thể mất phân vùng ổ cứng, mất boot, mất system… khiến bạn mất nhiều thời gian khắc phục, khôi phục hoặc nặng hơn có thể khiến bạn mất nhiều dữ liệu.

Mình có một series Tất tần tật về NAS cho cá nhân và gia đình chia sẻ về NAS, bạn nào quan tâm có thể ghé đọc nha

Power lost.jpg

Hệ thống điện không ổn định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ổ cứng mạng nói riêng và các thiết bị điện tử nói chung, dòng điện không ổn định có thể làm hư hỏng hỏng nguồn, dòng điện sét (power surge) hay là còn gọi là dòng quá áp có thể gây hỏng linh kiện, hỏng ổ cứng…

Đó là lý do vì sao mình thấy UPS là một trang bị cần thiết khi chúng ta sử dụng NAS. UPS có thể duy trì cấp điện cho NAS trong trường hợp mất điện đột ngột, có thể ổn định dòng điện (ổn áp), và có thể bảo vệ thiết bị trước dòng điện sét. UPS như một gói bảo hiểm cho NAS vậy. Các bạn có thể tham khảo thêm toàn bộ chi phí khi sử dụng NAS mình có chia sẻ tại đây để thấy chi phí cho UPS chỉ là một phần nhỏ mà thôi.

Hiện mình đang sử dụng UPS của Prolink PRO851SFCU, mình mua với giá 1,359,000đ. Các bạn có thể tham khảo trên gian hàng chính hãng của Prolink ở Lazada hoặc Shopee nhé. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm để chọn mua UPS cũng như review chi tiết UPS Prolink PRO851SFCU và hướng dẫn các bạn cách sử dụng UPS với NAS Synology.

Tìm hiểu về UPS – ước tính thời gian hoạt động

Về UPS mình có một lưu ý, một chiếc UPS có công suất 600W cực đại không có nghĩa là bạn sẽ sử dụng được tải 60W trong 10 tiếng hay 300W trong vòng 2 tiếng. Mà là chỉ có nghĩa là bạn có thể sử dụng thiết bị có công suất tối đa là 600W với UPS đó. Còn thời gian sử dụng tuỳ thuộc vào việc khối ác-quy bên trong có dung lượng bao nhiêu, thường là đơn vị Ah (Ampe giờ), và thường được tính bằng:
T (h) = Dung lượng (7Ah) x Điện thế (12V) x Hệ số (0.75) / Công suất tải (60W) = (~1 giờ)

Và các bạn đừng mất quá nhiều thời gian để ngồi tính toán (như mình) vì mình đã tính rất nhiều, cả trước và sau khi mua, nhưng vẫn không đúng hoàn toàn vì mỗi nhà sản xuất sẽ có cách tối ưu riêng, có hệ số riêng đối với từng sản phẩm. Vì vậy nếu chỉ dựa vào các thông số và tính toán như công thức, chúng ta cũng vẫn không thể có được thông tin chính xác về thời gian hoạt động.

Ví dụ như hình bên dưới, cùng 1 nhà sản xuất, cùng 1 mức 7Ah, cùng 1 tải 50W, có thiết bị sẽ cung cấp thời gian hoạt động 60 phút và cũng có thiết bị cung cấp thời gian hoạt động 76 phút.
Runtime 7Ah CyberPower.png

Cách tốt nhất để bạn chọn UPS phù hợp đó là:
  • Tính tổng công suất tiêu thụ của tải (các thiết bị như NAS, router…)
  • Xác định thời gian cần sử dụng khi mất điện
  • Sau đó, tìm thông số được test và cung cấp bởi nhà sản xuất, thường có trên trang chủ của họ, hoặc trang bán hàng chính hãng, và chọn mua thiết bị đáp ứng nhu cầu
  • Có thể đọc review của những người đã sử dụng để có thêm thông tin về thời gian sử dụng thực tế, tránh trường hợp nhà sản xuất công bố thông tin không chính xác
Nhu cầu sử dụng và chọn UPS cho phù hợp với NAS

Nhu cầu của mình khá đơn giản, chỉ dùng UPS cho 2 cái ổ cứng mạng NAS và 1 cái router vì vậy mình chỉ cần có các tiêu chí sau:

  • Đáp ứng công suất tiêu thụ khoảng 50-60W
  • Thời gian lưu điện đủ để shutdown NAS an toàn
  • Có cổng USB để kết nối với NAS, phục vụ cho việc tự động shutdown khi mất điện
  • Có nằm trong danh sách tương thích của Synology
Và cuối cùng, sau khi tham khảo thật nhiều từ các nhà sản xuất, các bên bán hàng, mình chốt mua cái Prolink PRO851SFCU vì dễ mua, có sẵn hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử, có tương thích với NAS Synology và mức giá cũng khá dễ tiếp cận khi so với các mẫu đến từ thương hiệu nổi tiếng hơn như là CyberPower và APC.

Mình cũng muốn thử một thương hiệu mới mẻ mà ít người dùng xem sao. Prolink là một thương hiệu của Singapore, còn CyberPower và APC là thương hiệu của Mỹ. Ban đầu mình định mua mẫu PRO700SFCU vì giá rẻ hơn, chỉ khoảng 800,000đ cũng đáp ứng đủ thời gian để tắt NAS an toàn rồi mà xu cà na lúc đó mẫu đó hết hàng nên mới phải chuyển qua PRO851SFCU.

Thông số kỹ thuật UPS Prolink PRO851SFCU

Prolink có vẻ là một thương hiệu mới và trẻ hơn các thương hiệu như CyberPower và APC vì vậy thông tin trên trang chủ cũng như datasheet của họ không được đầy đủ và chi tiết như CyberPower và APC, tuy nhiên mình lại thấy dễ chọn mua hơn, vì họ có gian hàng chính hãng trên các sàn thương mại điện tử và có đính kèm thông tin về thời gian hoạt động tương ứng với tải. Các bạn có thể xem thêm thông tin tại gian hàng chính hãng trên Lazada, Shopee hoặc trang chủ của Prolink nhé.

Ngoài ra, một số tính năng chính nổi bật mà mẫu UPS Prolink này khác với các dòng UPS của các thương hiệu khác trong cùng tầm giá đó là:
  • Hỗ trợ sạc nhanh, có thể sạc 90% pin trong 2-4 giờ. Các dòng UPS khác cùng phân khúc thường mất 8 tiếng để sạc đầy
  • Thời gian chuyển mạch 2ms, cũng rất nhanh trong phân khúc
  • Có ổn áp AVR (True Full AVR 3 steps) để ổn định dòng điện
  • Có chống quá áp và bảo vệ thiết bị trước dòng điện sét
  • Có quản lý pin (ác-quy) thông minh tránh sạc quá mức hoặc xả quá sâu để kéo dài tuổi thọ
Review UPS Prolink PRO851SFCU

Nhược điểm

Có một điểm mình thấy Prolink đang kém hơn các thương hiệu lớn đó là họ chưa có phần mềm chuyên biệt để truy cập và quản lý UPS như các thương hiệu lớn. Các thương hiệu lớn sẽ có phần mềm trên máy tính và điện thoại để theo dõi và quản lý UPS.

Prolink đang dùng một phần mềm (có lẽ của bên khác phát triển) chạy trên giao diện trình duyệt có tên là ViewPower Management Software để quản lý UPS, giao diện khá xấu và cũng chỉ có tuỳ chỉnh được một vài chức năng rất cơ bản.

viewpower.png

Mình chỉ vào để tắt tiếng cảnh báo bíp bíp mỗi 10 giây khi mà UPS chạy từ pin. Việc tắt tiếng bíp này này sẽ phải thực hiện lại nếu như UPS bị hết pin (báo pin yếu rồi mà vẫn phải cấp điện đến lúc tự động tắt). Còn trong điều kiện sử dụng bình thường (tự động tắt UPS sau khi tắt NAS hoặc máy tính) sẽ không phải làm việc đó.
 
Bên trên