Võ Xuân Trường
Well-known member
Vấn đề sống còn của bảo tàng trên thế giới hậu COVID-19
Sau đại dịch COVID-19, nhiều bảo tàng đã phải tự đổi mới để thu hút du khách ghé thăm, mang đến những hoạt động thú vị và sáng tạo dành cho mọi lứa tuổi.
Thu hút khách hàng tới bảo tàng đòi hỏi tư duy nhạy bén và am hiểu thị trường. Đổi mới là chìa khóa để các bảo tàng làm mới chính nội dung trưng bày, hấp dẫn khách tham quan. Dưới đây là những cách tốt nhất mà các bảo tàng có thể ứng dụng.
Tổ chức sự kiện
Cách phổ biến nhất là tổ chức các sự kiện thú vị với các chủ đề mới mẻ một cách thường xuyên. Bên cạnh tính nghệ thuật, những hoạt động đó có thể mang tính giáo dục, truyền cảm hứng tới phần đông du khách.
Ví dụ, một số bảo tàng mang tới trải nghiệm khiêu vũ và biểu diễn âm nhạc vào các buổi chiều cuối tuần. Những loại sự kiện đặc biệt này có thể thu hút hàng trăm, đôi khi là hàng nghìn du khách ghé thăm thường xuyên.
Sự kiện âm nhạc được tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật Oceanside. Ảnh: OMA
Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thế giới ảo, việc các bảo tàng lo lắng về khả năng thú hút du khách là một điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, đây vừa là thách thức và cũng vừa là lợi thế cho các bảo tàng.
Các đơn vị quản lý bảo tàng cần tích cực xây dựng các chiến lực truyền thông, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội để thu hút những đối tượng khách hàng mới. Đối với nhiều người, đôi khi lý do họ chọn ghé thăm một địa điểm nào đó chỉ đơn giản là nhìn thấy qua một đoạn video ngắn, một bức ảnh của một người bạn...
Những bài đăng trên mạng xã hội giúp bảo tàng thu hút được rất nhiều du khách ghé thăm. Ảnh: Christian Fregnan
Theo thống kê, nội dung có các hashtag như #FineArt (nghệ thuật thị giác), #ArtHistory (lịch sử nghệ thuật) và #ArtonTikTok (nghệ thuật trên TikTok) đã thu hút hơn 2 tỷ lượt xem hàng tháng trên Tiktok cho đến thời điểm hiện tại. Lượng người dùng sử dụng hashtag #Museum (bảo tàng) tăng trưởng 200% kể từ năm 2020.
Bằng cách tăng độ phủ sóng trên mạng xã hội, các bảo tàng sẽ tiếp cận được với những khách tham quan từ nhiều nơi và thuyết phục họ sẵn sàng bỏ tiền mua vé. Ngoài ra, điều này cũng giúp các bảo tàng trở nên gần gũi hơn với công chúng, tránh tạo cảm giác nơi này chỉ dành cho những người thực sự có kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật.
Tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi
Một thách thức mà rất nhiều bảo tàng gặp phải là cách để thu hút được đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Để giải quyết vấn đề này, các đơn vị cần tạo ra một không gian nơi mà những người trẻ cảm thấy có sự kết nối. Ngay tại Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã kết hợp trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc và cơ hội thử trang phục truyền thống của quốc gia này để tiếp cận GenZ.
Trải nghiệm trang phục truyền thống của Hàn Quốc khiến khách hàng thích thú. Ảnh: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Điều quan trọng nhất, các bảo tàng cần có sự nhạy cảm nhất định với người trẻ và vấn đề mà họ đang quan tâm. Giá cả phải chăng cũng là một cách để bảo tàng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các khách hàng trẻ tuổi. Đây là đối tượng có thu nhập còn hạn chế, vì vậy việc được nhận những ưu đãi đặc biệt sẽ khiến trải nghiệm của họ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.
Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng
Mỗi người nổi tiếng trên mạng xã hội đều có những nhóm người hâm mộ riêng biệt và việc liên kết với họ có thể là một chiến thuật quảng cáo vô cùng hiệu quả. Đội ngũ truyền thông của bảo tàng sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm những người sức ảnh hưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn. Đây không còn là điều xa lạ ở thị trường Việt Nam, khi trải nghiệm của các nhà sáng tạo nội dung ngày càng có sức ảnh hưởng tác động tới quyết định của người tiêu dùng.
Các nội dung về bảo tàng lan tỏa mạnh mẽ trên Tiktok. Ảnh: Musée d'Orsay, Palace of Versailles và Uffizi Galleries
Năm 2018, Beyoncé và Jay-Z đã quay MV tại Louvre (Pháp) và giúp bảo tàng thu hút hơn 1,2 triệu du khách, tăng 25% so với năm 2017. Rõ ràng, những người có sức ảnh hưởng tác động rất nhiều tới quyết định của khách du lịch. Vì vậy, các đơn vị quản lý có thể mời những người có sức ảnh hưởng tới bảo tàng miễn phí hoặc thuê họ để quảng cáo cho bảo tàng.
Sau đại dịch COVID-19, nhiều bảo tàng đã phải tự đổi mới để thu hút du khách ghé thăm, mang đến những hoạt động thú vị và sáng tạo dành cho mọi lứa tuổi.
Thu hút khách hàng tới bảo tàng đòi hỏi tư duy nhạy bén và am hiểu thị trường. Đổi mới là chìa khóa để các bảo tàng làm mới chính nội dung trưng bày, hấp dẫn khách tham quan. Dưới đây là những cách tốt nhất mà các bảo tàng có thể ứng dụng.
Tổ chức sự kiện
Cách phổ biến nhất là tổ chức các sự kiện thú vị với các chủ đề mới mẻ một cách thường xuyên. Bên cạnh tính nghệ thuật, những hoạt động đó có thể mang tính giáo dục, truyền cảm hứng tới phần đông du khách.
Ví dụ, một số bảo tàng mang tới trải nghiệm khiêu vũ và biểu diễn âm nhạc vào các buổi chiều cuối tuần. Những loại sự kiện đặc biệt này có thể thu hút hàng trăm, đôi khi là hàng nghìn du khách ghé thăm thường xuyên.
Chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thế giới ảo, việc các bảo tàng lo lắng về khả năng thú hút du khách là một điều khá dễ hiểu. Tuy nhiên, đây vừa là thách thức và cũng vừa là lợi thế cho các bảo tàng.
Các đơn vị quản lý bảo tàng cần tích cực xây dựng các chiến lực truyền thông, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội để thu hút những đối tượng khách hàng mới. Đối với nhiều người, đôi khi lý do họ chọn ghé thăm một địa điểm nào đó chỉ đơn giản là nhìn thấy qua một đoạn video ngắn, một bức ảnh của một người bạn...
Theo thống kê, nội dung có các hashtag như #FineArt (nghệ thuật thị giác), #ArtHistory (lịch sử nghệ thuật) và #ArtonTikTok (nghệ thuật trên TikTok) đã thu hút hơn 2 tỷ lượt xem hàng tháng trên Tiktok cho đến thời điểm hiện tại. Lượng người dùng sử dụng hashtag #Museum (bảo tàng) tăng trưởng 200% kể từ năm 2020.
Bằng cách tăng độ phủ sóng trên mạng xã hội, các bảo tàng sẽ tiếp cận được với những khách tham quan từ nhiều nơi và thuyết phục họ sẵn sàng bỏ tiền mua vé. Ngoài ra, điều này cũng giúp các bảo tàng trở nên gần gũi hơn với công chúng, tránh tạo cảm giác nơi này chỉ dành cho những người thực sự có kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật.
Tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi
Một thách thức mà rất nhiều bảo tàng gặp phải là cách để thu hút được đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Để giải quyết vấn đề này, các đơn vị cần tạo ra một không gian nơi mà những người trẻ cảm thấy có sự kết nối. Ngay tại Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã kết hợp trải nghiệm văn hóa Hàn Quốc và cơ hội thử trang phục truyền thống của quốc gia này để tiếp cận GenZ.
Điều quan trọng nhất, các bảo tàng cần có sự nhạy cảm nhất định với người trẻ và vấn đề mà họ đang quan tâm. Giá cả phải chăng cũng là một cách để bảo tàng trở nên dễ tiếp cận hơn đối với các khách hàng trẻ tuổi. Đây là đối tượng có thu nhập còn hạn chế, vì vậy việc được nhận những ưu đãi đặc biệt sẽ khiến trải nghiệm của họ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều.
Hợp tác với những người có tầm ảnh hưởng
Mỗi người nổi tiếng trên mạng xã hội đều có những nhóm người hâm mộ riêng biệt và việc liên kết với họ có thể là một chiến thuật quảng cáo vô cùng hiệu quả. Đội ngũ truyền thông của bảo tàng sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm những người sức ảnh hưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn. Đây không còn là điều xa lạ ở thị trường Việt Nam, khi trải nghiệm của các nhà sáng tạo nội dung ngày càng có sức ảnh hưởng tác động tới quyết định của người tiêu dùng.
Năm 2018, Beyoncé và Jay-Z đã quay MV tại Louvre (Pháp) và giúp bảo tàng thu hút hơn 1,2 triệu du khách, tăng 25% so với năm 2017. Rõ ràng, những người có sức ảnh hưởng tác động rất nhiều tới quyết định của khách du lịch. Vì vậy, các đơn vị quản lý có thể mời những người có sức ảnh hưởng tới bảo tàng miễn phí hoặc thuê họ để quảng cáo cho bảo tàng.