Daily News
Daily With Vincent
“Vật cực tất phản, thịnh cực tất suy, đến lúc thì cần biết thay đổi quan niệm.''
Phạm Lãi là người nước Sở thời Xuân Thu. Ông là một chính trị gia và nhà quân sự nổi tiếng, từng trợ giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Cho nên, khi ban thưởng cho quần thần, Câu Tiễn đã phong cho Phạm Lãi làm tướng quân. Lúc đó sự nghiệp của Phạm Lãi đã đạt đến mức cực điểm, quyền lực của ông chỉ dưới một người mà trên vạn người.
Tuy nhiên, Phạm Lãi không bị danh lợi làm cho mờ mắt. Ông rất tỉnh táo nhìn xét tình cảnh của bản thân.
Bây giờ nước Ngô, đối thủ lớn nhất của nước Việt, đã bị diệt vong. Các nước chư hầu khác nếu không cách xa thì cũng là nước yếu nên không có khả năng đe dọa tới nước Việt. Thiên hạ lúc này đã thái bình, mà ông lại có công cao lấn chủ, đây là tình thế vô cùng nguy hiểm.
Phạm Lãi biết rất rõ tính cách của Câu Tiễn, là người có thể cùng chung hoạn nạn mà không thể cùng hưởng vinh hoa phú quý. Vì vậy, ngay khi con đường làm quan đang rất hanh thông, ông lại xin từ chức.
Đương nhiên, Câu Tiễn không muốn mất đi Phạm Lãi nên đã lấy việc phân chia đều lãnh thổ quốc gia làm điều kiện để níu giữ. Tuy nhiên, Phạm Lãi vẫn lặng lẽ dắt theo vợ con rời đi.
Bên cạnh Câu Tiễn lúc này chỉ còn lại đại thần là Văn Trọng làm phụ tá. Nhưng không lâu sau đó, quả nhiên Câu Tiễn sinh lòng nghi ngờ nên đã tìm gán một trọng tội để xử tử Văn Trọng. Còn đối với Phạm Lãi mà nói, nhờ thay đổi góc nhìn vấn đề, ông chọn công thành thân thoái mà tránh được họa sát thân.
Trong thăng trầm của cuộc đời, mấy ai có thể làm được thân thoái, trí tuệ thanh tỉnh? ‘Đạo Đức Kinh’ viết có nói: “Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc họa” (Cái gì khiếm khuyết, thì làm cho toàn vẹn. Cái gì cong, thì làm cho ngay ngắn. Cái gì trũng thì làm cho đầy. Cái gì cũ thì làm cho mới. Ít thì lại được, nhiều thời lại mê).
Nếu như một người có thể bảo trì thanh tỉnh, biết mình biết người, buông xuống đúng lúc, rời đi đúng thời điểm thì có thể giúp cho bản thân luôn được bình an.
Tục ngữ có câu: “Trăng tròn thì khuyết, nước đầy thì tràn”, tất cả vạn sự vạn vật khi phát triển đến cực điểm thì sẽ bắt đầu suy tàn.
Lúc đời người đang hanh thông cũng không tham công, không níu giữ, đến lúc cần thay đổi cách nghĩ, giã từ sự nghiệp khi đang ở đỉnh vinh quang, đó lại chính là đại trí tuệ.
Phạm Lãi là người nước Sở thời Xuân Thu. Ông là một chính trị gia và nhà quân sự nổi tiếng, từng trợ giúp Việt Vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. Cho nên, khi ban thưởng cho quần thần, Câu Tiễn đã phong cho Phạm Lãi làm tướng quân. Lúc đó sự nghiệp của Phạm Lãi đã đạt đến mức cực điểm, quyền lực của ông chỉ dưới một người mà trên vạn người.
Tuy nhiên, Phạm Lãi không bị danh lợi làm cho mờ mắt. Ông rất tỉnh táo nhìn xét tình cảnh của bản thân.
Bây giờ nước Ngô, đối thủ lớn nhất của nước Việt, đã bị diệt vong. Các nước chư hầu khác nếu không cách xa thì cũng là nước yếu nên không có khả năng đe dọa tới nước Việt. Thiên hạ lúc này đã thái bình, mà ông lại có công cao lấn chủ, đây là tình thế vô cùng nguy hiểm.
Phạm Lãi biết rất rõ tính cách của Câu Tiễn, là người có thể cùng chung hoạn nạn mà không thể cùng hưởng vinh hoa phú quý. Vì vậy, ngay khi con đường làm quan đang rất hanh thông, ông lại xin từ chức.
Đương nhiên, Câu Tiễn không muốn mất đi Phạm Lãi nên đã lấy việc phân chia đều lãnh thổ quốc gia làm điều kiện để níu giữ. Tuy nhiên, Phạm Lãi vẫn lặng lẽ dắt theo vợ con rời đi.
Bên cạnh Câu Tiễn lúc này chỉ còn lại đại thần là Văn Trọng làm phụ tá. Nhưng không lâu sau đó, quả nhiên Câu Tiễn sinh lòng nghi ngờ nên đã tìm gán một trọng tội để xử tử Văn Trọng. Còn đối với Phạm Lãi mà nói, nhờ thay đổi góc nhìn vấn đề, ông chọn công thành thân thoái mà tránh được họa sát thân.
Trong thăng trầm của cuộc đời, mấy ai có thể làm được thân thoái, trí tuệ thanh tỉnh? ‘Đạo Đức Kinh’ viết có nói: “Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc họa” (Cái gì khiếm khuyết, thì làm cho toàn vẹn. Cái gì cong, thì làm cho ngay ngắn. Cái gì trũng thì làm cho đầy. Cái gì cũ thì làm cho mới. Ít thì lại được, nhiều thời lại mê).
Nếu như một người có thể bảo trì thanh tỉnh, biết mình biết người, buông xuống đúng lúc, rời đi đúng thời điểm thì có thể giúp cho bản thân luôn được bình an.
Tục ngữ có câu: “Trăng tròn thì khuyết, nước đầy thì tràn”, tất cả vạn sự vạn vật khi phát triển đến cực điểm thì sẽ bắt đầu suy tàn.
Lúc đời người đang hanh thông cũng không tham công, không níu giữ, đến lúc cần thay đổi cách nghĩ, giã từ sự nghiệp khi đang ở đỉnh vinh quang, đó lại chính là đại trí tuệ.