Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Nếu không quyết nhanh, vay tiền mua nhà ngay, thì có lẽ đến giờ này vợ chồng tôi vẫn chẳng có nhà để ở.
"Gia đình tôi có nhiều điểm tương đồng với tác giả bài viết 'Tổng thu nhập tháng 100 triệu, gia đình tôi vẫn lo khó mua nhà'. Chỉ có khác một chút là trước khi tách ra riêng, tôi ở cùng với bố mẹ. Khi tôi mua nhà năm 2021, trong tay chỉ có gần 2 tỷ đồng. Vợ chồng tôi xác định phải đi xem nhà và mua từ sớm chứ không chịu chờ đến lúc đủ tiền mới mua.
Dự tính ban đầu của chúng tôi là mua nhà khoảng 3 tỷ đến 3,2 tỷ đồng. Sau bốn tháng ngó nghiêng, chúng tôi tìm được một căn 3,5 tỷ khá ưng ý. Tất nhiên, mức giá này cao hơn dự kiến nhưng chúng tôi vẫn chốt ngay. Để có tiền mua nhà, tôi vay ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng và mượn thêm của người thân khoảng 500 triệu đồng nữa, tổng là 1,5 tỷ đồng.
Đến nay, sau gần bốn năm, vợ chồng tôi về cơ bản cũng trả gần xong nợ mua nhà năm ấy, chỉ còn khoảng 100-200 triệu đồng. Đấy là mấy năm vừa rồi, chúng tôi còn phải trải qua dịch bệnh Covid-19, khiến thu nhập giảm mạnh, chỉ còn bằng 60% so với trước đó. Tôi cho rằng, vay 1,5 tỷ đồng để mua nhà trong 10 năm là ổn nhất, vì sẽ không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt gia đình.
Lời khuyên của tôi là những ai có như cầu ở thực thì nên tính toán để mua nhà từ sớm. Đối với các đô thị như Hà Nội, TP HCM thì giá bất động sản ở các khu trung tâm sẽ gần như không thể hạ sâu, vì những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, nguồn cung khan hiếm. Dù Nhà nước đã có những chính sách, biện pháp tháo gỡ nhưng cũng chưa thể có ngay sản phẩm trong vài năm tới được.
Thứ hai, giá vật liệu xây dựng và giá nhân công ngày càng tăng, dẫn đến chi phí xây dựng tăng theo, đẩy giá bán nhà cũng ngày một đắt đỏ.
Thứ ba, giá đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được điều chỉnh theo hướng sát với giá thị trường. Chủ trương đó sẽ khiến giá cấu thành nên sản phẩm nhà ở tăng theo.
Thứ tư, mỗi năm dân nhập cư vào hai đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM tăng. Xu hướng đó khiến nguồn cung nhà ở tại hai thành phố này thiếu trầm trọng.
Thứ năm, thủ tục để triển khai nhà ở xã hội hiện vẫn còn rất chậm, nên nhà ở thương mại sẽ ngày càng cung không đủ cầu.
Tóm lại, mỗi người cần biết 'liệu cơm mà gắp mắm' vì giá nhà ở Hà Nội, TP HCM đang có xu hướng tăng. Nếu chần chừ, bạn có thể để lỡ mất cơ hội mua nhà của chính mình".
"Gia đình tôi có nhiều điểm tương đồng với tác giả bài viết 'Tổng thu nhập tháng 100 triệu, gia đình tôi vẫn lo khó mua nhà'. Chỉ có khác một chút là trước khi tách ra riêng, tôi ở cùng với bố mẹ. Khi tôi mua nhà năm 2021, trong tay chỉ có gần 2 tỷ đồng. Vợ chồng tôi xác định phải đi xem nhà và mua từ sớm chứ không chịu chờ đến lúc đủ tiền mới mua.
Dự tính ban đầu của chúng tôi là mua nhà khoảng 3 tỷ đến 3,2 tỷ đồng. Sau bốn tháng ngó nghiêng, chúng tôi tìm được một căn 3,5 tỷ khá ưng ý. Tất nhiên, mức giá này cao hơn dự kiến nhưng chúng tôi vẫn chốt ngay. Để có tiền mua nhà, tôi vay ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng và mượn thêm của người thân khoảng 500 triệu đồng nữa, tổng là 1,5 tỷ đồng.
Đến nay, sau gần bốn năm, vợ chồng tôi về cơ bản cũng trả gần xong nợ mua nhà năm ấy, chỉ còn khoảng 100-200 triệu đồng. Đấy là mấy năm vừa rồi, chúng tôi còn phải trải qua dịch bệnh Covid-19, khiến thu nhập giảm mạnh, chỉ còn bằng 60% so với trước đó. Tôi cho rằng, vay 1,5 tỷ đồng để mua nhà trong 10 năm là ổn nhất, vì sẽ không ảnh hưởng gì tới sinh hoạt gia đình.
Lời khuyên của tôi là những ai có như cầu ở thực thì nên tính toán để mua nhà từ sớm. Đối với các đô thị như Hà Nội, TP HCM thì giá bất động sản ở các khu trung tâm sẽ gần như không thể hạ sâu, vì những nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất, nguồn cung khan hiếm. Dù Nhà nước đã có những chính sách, biện pháp tháo gỡ nhưng cũng chưa thể có ngay sản phẩm trong vài năm tới được.
Thứ hai, giá vật liệu xây dựng và giá nhân công ngày càng tăng, dẫn đến chi phí xây dựng tăng theo, đẩy giá bán nhà cũng ngày một đắt đỏ.
Thứ ba, giá đền bù giải phóng mặt bằng sẽ được điều chỉnh theo hướng sát với giá thị trường. Chủ trương đó sẽ khiến giá cấu thành nên sản phẩm nhà ở tăng theo.
Thứ tư, mỗi năm dân nhập cư vào hai đô thị lớn là Hà Nội và TP HCM tăng. Xu hướng đó khiến nguồn cung nhà ở tại hai thành phố này thiếu trầm trọng.
Thứ năm, thủ tục để triển khai nhà ở xã hội hiện vẫn còn rất chậm, nên nhà ở thương mại sẽ ngày càng cung không đủ cầu.
Tóm lại, mỗi người cần biết 'liệu cơm mà gắp mắm' vì giá nhà ở Hà Nội, TP HCM đang có xu hướng tăng. Nếu chần chừ, bạn có thể để lỡ mất cơ hội mua nhà của chính mình".