TRUONGTRINH
Well-known member
Phong cảnh Tây Tạng như một bức tranh với hồ nước xanh linh thiêng Yamdrok, sông băng Karola, các núi tuyết trắng cùng những lá cờ lungta màu sắc.
Với diện tích hơn 500 km2 và dân số xấp xỉ 300.000 người, Lhasa (thủ phủ Tây Tạng) là nơi linh thiêng và nổi tiếng với rất nhiều công trình tôn giáo, cung điện và tu viện. Ngày nay, Lhasa vẫn còn lưu giữ nhiều công trình Phật giáo tiêu biểu được xây dựng từ thế kỷ thứ 7.
Du khách từ Việt Nam thường sẽ bay sang Trung Quốc, ngủ đêm tại Côn Minh trước khi bay đến Lhasa nằm ở độ cao 3.600 m. Thông thường, lịch trình tham quan Tây Tạng là 8 ngày 7 đêm.
Bình oxy dưỡng khí luôn là một người bạn không thể thiếu đối với những khách lớn tuổi khi đi du lịch ở vùng cao trên 3.000 - 5.000 m so với mực nước biển trong điều kiện không khí loãng như Tây Tạng. Những bình oxy nhỏ cầm tay rất dễ mua ở các nhà thuốc ở Lhasa với giá tầm 40 - 60 tệ (gần 100.000 đồng).
Nằm ở trung tâm Lhasa, cung điện Potala là cung điện có vị trí cao nhất thế giới (3.750 m) có lịch sử ra đời từ thế kỷ 7 và là nơi sinh sống của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện cao 170 m này có tổng cộng 13 tầng với hơn 1.000 phòng, hơn 10.000 bàn thờ các chư phật và hơn 20.000 các bức tượng tạc khắc.
Năm 1994, Potala được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá thế giới bởi ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền, đồng thời là công trình kiến trúc Tạng cổ còn tới ngày nay.
Không chỉ có các cung điện và chùa, những tu viện ở Tây Tạng cũng thu hút rất nhiều đoàn khách tham quan bởi nét kiến trúc, sự linh thiêng và yên bình của nó.
Hình ảnh một vị Lạt Ma (danh từ dùng để gọi các vị cao tăng hay tăng sĩ Tây Tạng) tại Tu viện Deprung - một trong những tu viện lớn nhất và nổi tiếng nhất Tây Tạng. Có từ thế kỷ 15, Deprung còn được gọi là Đại Học Nalada của Tây Tạng bởi những tiêu chuẩn học thuật rất cao về Phật Giáo. Tu viện này từng là nơi ở và tu đạo của các Đức Đại Lai Lạt Ma trước khi cung điện Potala được xây dựng.
Cách cung điện Potala linh thiêng tầm 3 km, chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) cũng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thu hút khách du lịch. Công trình có tuổi đời trên 1.300 năm này cũng là một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận năm 2000.
Nếu du khách muốn tìm hiểu sự sùng đạo của người Tây Tạng, sân phía trước ngôi chùa Jokhang là nơi dễ dàng cảm nhận được điều đó nhất. Tại đây luôn chật kín tín đồ đến thể hiện lòng thành kính của mình mỗi ngày. Theo thông tin chia sẻ từ hướng dẫn viên bản địa, mỗi người Tây Tạng trong đời ít nhất cũng phải bái lạy 100.000 lần với nghi thức rất đặc trưng là ngũ thể nhập địa.
Du khách đến Tây Tạng còn có cơ hội trải nghiệm “cung đường vàng” tuyệt đẹp nối Lhasa với thành phố Shigatse.
Đoạn đường hơn 300 km cùng với việc tăng dần độ cao từ hơn 3.000 m đến hơn 5.000 m, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn từ hồ nước xanh linh thiêng Yamdrok, dòng sông băng Karola ở độ cao hơn 5.500 m, các núi tuyết trắng xóa bao quanh hay những lá cờ cầu nguyện lungta rực rỡ.
Xe lăn bánh vượt độ cao trên 4.000 m qua những con đèo uốn lượn, dừng chân tản bộ ven hồ yên ả đẹp như tranh là khoảng thời gian du khách rất thích thú. Trên hình là một vị sư đang chụp ảnh tại trạm dừng ở độ cao 4.400 m nhìn xuống hồ Yamdrok, dài 72 km, một trong ba hồ linh thiêng nhất tại Tây Tạng.
Hành trình trên những nẻo đường Tây Tạng luôn mang lại cho du khách những điều thú vị và rất nhiều câu chuyện huyền bí. Bên cạnh ôtô, du khách còn được trải nghiệm tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng đi qua các vùng thôn quê yên bình dọc theo cao nguyên Thanh Tạng.
Một góc nhìn từ trên đoàn tàu Thanh Tạng đi qua cao nguyên cùng tên. Cao nguyên này là một vùng đất rộng lớn với độ cao trung bình trên 4.500 m bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc.
Những điểm dừng chân luôn là cơ hội để khách phương xa gặp gỡ và làm quen với dân bản địa, chụp ảnh với bò yak. Người Tây Tạng rất coi trọng việc giữ gìn trang phục truyền thống và nếu thấy những người phụ nữ Tây Tạng mang phía trước một chiếc tạp dề sọc nhiều màu nghĩa là họ đã có chồng.
Dân số Tây Tạng chưa đến 4 triệu người nhưng số lượng bò yak có thể lên đến 9 triệu con. Ngoài việc mang vác, chúng còn là nguồn cung cấp thịt, bơ, sữa và các sản phẩm chế biến liên quan. Ầm thực của dân địa phương đa phần là các món được chế biến từ thịt loài này.
Bên cạnh bò yak, chó ngao cũng là một loài vật xuất hiện cách đây hàng nghìn năm trên cao nguyên Tây Tạng. Xa xưa, chúng được nuôi với mục đích là canh gác tu viện, bảo vệ các đàn gia súc và cuộc sống của người dân ở vùng núi Himalaya khỏi vòng vây của thú hoang. Loài chó ngao Tây Tạng sở hữu lớp lông bên ngoài mềm và khá dài còn lớp lông bên trong bông như len giúp chúng có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Mỗi con ước tính nặng 60 - 90 kg và cao khoảng 70 cm.
Du khách hoàn toàn có cơ hội chụp hình chung với Ngao Tạng ở các điểm dừng chân hay bên cạnh những hồ trên đường tham quan.
Chiêm ngưỡng dòng sông băng Karola nằm ở độ cao 5.560 m so với mực nước biển là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Với diện tích 9,4 km2 Karola là một trong 3 sông băng chính của Tây Tạng. Những khối băng có tuổi đời hàng triệu năm đang tan chảy do biến đổi khí hậu đã tạo ra cảnh tượng “dung nham trắng trên sườn núi” vô cùng thú vị.
Ở độ cao trên 5.000 m du khách cũng dễ dàng bắt gặp những đợt tuyết rơi trên đường và cũng tan khá nhanh sau đó.
Lang thang trên những nẻo đường Tây Tạng chắc chắn hình ảnh dễ thấy nhất là những dây cờ treo khắp nơi, từ các dãy nhà ở ra đến ven đường đi. Đó là cờ cầu nguyện lungta, trong tiếng Tạng có nghĩa là “ngựa gió”. Nếu nhìn kỹ, du khách sẽ nhận ra những câu thần chú hay các biểu tượng linh thiêng và hình ảnh trên cờ, dân địa phương tin rằng khi treo ở trên cao, những lời cầu nguyện sẽ bay theo gió và mang điều tốt lành đến với muôn loài.
Hà Local
Với diện tích hơn 500 km2 và dân số xấp xỉ 300.000 người, Lhasa (thủ phủ Tây Tạng) là nơi linh thiêng và nổi tiếng với rất nhiều công trình tôn giáo, cung điện và tu viện. Ngày nay, Lhasa vẫn còn lưu giữ nhiều công trình Phật giáo tiêu biểu được xây dựng từ thế kỷ thứ 7.
Du khách từ Việt Nam thường sẽ bay sang Trung Quốc, ngủ đêm tại Côn Minh trước khi bay đến Lhasa nằm ở độ cao 3.600 m. Thông thường, lịch trình tham quan Tây Tạng là 8 ngày 7 đêm.
Bình oxy dưỡng khí luôn là một người bạn không thể thiếu đối với những khách lớn tuổi khi đi du lịch ở vùng cao trên 3.000 - 5.000 m so với mực nước biển trong điều kiện không khí loãng như Tây Tạng. Những bình oxy nhỏ cầm tay rất dễ mua ở các nhà thuốc ở Lhasa với giá tầm 40 - 60 tệ (gần 100.000 đồng).
Nằm ở trung tâm Lhasa, cung điện Potala là cung điện có vị trí cao nhất thế giới (3.750 m) có lịch sử ra đời từ thế kỷ 7 và là nơi sinh sống của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Cung điện cao 170 m này có tổng cộng 13 tầng với hơn 1.000 phòng, hơn 10.000 bàn thờ các chư phật và hơn 20.000 các bức tượng tạc khắc.
Năm 1994, Potala được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá thế giới bởi ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Phật giáo Tạng truyền, đồng thời là công trình kiến trúc Tạng cổ còn tới ngày nay.
Không chỉ có các cung điện và chùa, những tu viện ở Tây Tạng cũng thu hút rất nhiều đoàn khách tham quan bởi nét kiến trúc, sự linh thiêng và yên bình của nó.
Hình ảnh một vị Lạt Ma (danh từ dùng để gọi các vị cao tăng hay tăng sĩ Tây Tạng) tại Tu viện Deprung - một trong những tu viện lớn nhất và nổi tiếng nhất Tây Tạng. Có từ thế kỷ 15, Deprung còn được gọi là Đại Học Nalada của Tây Tạng bởi những tiêu chuẩn học thuật rất cao về Phật Giáo. Tu viện này từng là nơi ở và tu đạo của các Đức Đại Lai Lạt Ma trước khi cung điện Potala được xây dựng.
Cách cung điện Potala linh thiêng tầm 3 km, chùa Jokhang (Đại Chiêu Tự) cũng là một trung tâm Phật giáo nổi tiếng thu hút khách du lịch. Công trình có tuổi đời trên 1.300 năm này cũng là một di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận năm 2000.
Nếu du khách muốn tìm hiểu sự sùng đạo của người Tây Tạng, sân phía trước ngôi chùa Jokhang là nơi dễ dàng cảm nhận được điều đó nhất. Tại đây luôn chật kín tín đồ đến thể hiện lòng thành kính của mình mỗi ngày. Theo thông tin chia sẻ từ hướng dẫn viên bản địa, mỗi người Tây Tạng trong đời ít nhất cũng phải bái lạy 100.000 lần với nghi thức rất đặc trưng là ngũ thể nhập địa.
Du khách đến Tây Tạng còn có cơ hội trải nghiệm “cung đường vàng” tuyệt đẹp nối Lhasa với thành phố Shigatse.
Đoạn đường hơn 300 km cùng với việc tăng dần độ cao từ hơn 3.000 m đến hơn 5.000 m, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn từ hồ nước xanh linh thiêng Yamdrok, dòng sông băng Karola ở độ cao hơn 5.500 m, các núi tuyết trắng xóa bao quanh hay những lá cờ cầu nguyện lungta rực rỡ.
Xe lăn bánh vượt độ cao trên 4.000 m qua những con đèo uốn lượn, dừng chân tản bộ ven hồ yên ả đẹp như tranh là khoảng thời gian du khách rất thích thú. Trên hình là một vị sư đang chụp ảnh tại trạm dừng ở độ cao 4.400 m nhìn xuống hồ Yamdrok, dài 72 km, một trong ba hồ linh thiêng nhất tại Tây Tạng.
Hành trình trên những nẻo đường Tây Tạng luôn mang lại cho du khách những điều thú vị và rất nhiều câu chuyện huyền bí. Bên cạnh ôtô, du khách còn được trải nghiệm tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng đi qua các vùng thôn quê yên bình dọc theo cao nguyên Thanh Tạng.
Một góc nhìn từ trên đoàn tàu Thanh Tạng đi qua cao nguyên cùng tên. Cao nguyên này là một vùng đất rộng lớn với độ cao trung bình trên 4.500 m bao phủ phần lớn khu tự trị Tây Tạng và tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc.
Những điểm dừng chân luôn là cơ hội để khách phương xa gặp gỡ và làm quen với dân bản địa, chụp ảnh với bò yak. Người Tây Tạng rất coi trọng việc giữ gìn trang phục truyền thống và nếu thấy những người phụ nữ Tây Tạng mang phía trước một chiếc tạp dề sọc nhiều màu nghĩa là họ đã có chồng.
Dân số Tây Tạng chưa đến 4 triệu người nhưng số lượng bò yak có thể lên đến 9 triệu con. Ngoài việc mang vác, chúng còn là nguồn cung cấp thịt, bơ, sữa và các sản phẩm chế biến liên quan. Ầm thực của dân địa phương đa phần là các món được chế biến từ thịt loài này.
Bên cạnh bò yak, chó ngao cũng là một loài vật xuất hiện cách đây hàng nghìn năm trên cao nguyên Tây Tạng. Xa xưa, chúng được nuôi với mục đích là canh gác tu viện, bảo vệ các đàn gia súc và cuộc sống của người dân ở vùng núi Himalaya khỏi vòng vây của thú hoang. Loài chó ngao Tây Tạng sở hữu lớp lông bên ngoài mềm và khá dài còn lớp lông bên trong bông như len giúp chúng có thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt. Mỗi con ước tính nặng 60 - 90 kg và cao khoảng 70 cm.
Du khách hoàn toàn có cơ hội chụp hình chung với Ngao Tạng ở các điểm dừng chân hay bên cạnh những hồ trên đường tham quan.
Chiêm ngưỡng dòng sông băng Karola nằm ở độ cao 5.560 m so với mực nước biển là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Với diện tích 9,4 km2 Karola là một trong 3 sông băng chính của Tây Tạng. Những khối băng có tuổi đời hàng triệu năm đang tan chảy do biến đổi khí hậu đã tạo ra cảnh tượng “dung nham trắng trên sườn núi” vô cùng thú vị.
Ở độ cao trên 5.000 m du khách cũng dễ dàng bắt gặp những đợt tuyết rơi trên đường và cũng tan khá nhanh sau đó.
Lang thang trên những nẻo đường Tây Tạng chắc chắn hình ảnh dễ thấy nhất là những dây cờ treo khắp nơi, từ các dãy nhà ở ra đến ven đường đi. Đó là cờ cầu nguyện lungta, trong tiếng Tạng có nghĩa là “ngựa gió”. Nếu nhìn kỹ, du khách sẽ nhận ra những câu thần chú hay các biểu tượng linh thiêng và hình ảnh trên cờ, dân địa phương tin rằng khi treo ở trên cao, những lời cầu nguyện sẽ bay theo gió và mang điều tốt lành đến với muôn loài.
Hà Local