Về Sóc Trăng xem ngư dân trượt mong bắt cá trên biển Mỏ Ó

TRng

Well-known member
Nghề trượt mong bắt cá ở bãi biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng). Video: Phương Anh
Khu du lịch sinh thái biển Mỏ Ó nằm sát cửa sông Mỹ Thanh thuộc khu vực Biển Đông, có diện tích rừng tự nhiên trên 260 ha, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, bò sát và thủy hải sản phong phú.

















Khu du lịch sinh thái biển Mỏ Ó nằm sát cửa sông Mỹ Thanh thuộc khu vực Biển Đông, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, bò sát và thủy hải sản phong phú.
Tại đây còn duy trì nghề trượt mong bắt thủy hải sản.
Tại đây còn duy trì nghề trượt mong bắt cá, tôm qua cả trăm năm.
Do phù sa bồi đắp, nhiều sìn lầy không thể lội hàng km nên những cư dân nơi đây đã nghĩ ra cách lấy nhiều tấm ván gỗ mỏng ghép l̀ại thành phương tiện di chuyển trên bùn lầy.
Do phù sa bồi đắp, nhiều sìn lầy không thể lội hàng km nên người dân đã nghĩ ra cách lấy nhiều tấm ván gỗ mỏng ghép l̀ại thành phương tiện di chuyển trên bùn lầy.
Cách di chuyển là một chân đứng hoặc quỳ lên tấm ván gỗ còn một chân dưới bùn đẩy cho ván lướt đi. Chính động tác khom cúi người làm mông nhô lên cao lúc trượt nên được gọi là trượt mong.
Mong được làm bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau. Gỗ thường là cây me nước, dầu hoặc mù u vì có độ bền cao, nếu bảo quản tốt có thể sử dụng đến 2 - 3 năm. Để thuận tiện, người dân còn đóng tay vịn, chỗ để giỏ, nước uống và cả thức ăn.
Mong được làm bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau. Gỗ thường là cây me nước, dầu hoặc mù u vì có độ bền cao, nếu bảo quản tốt có thể sử dụng đến 2 - 3 năm. Để thuận tiện, người dân còn đóng tay vịn, chỗ để giỏ, nước uống và cả thức ăn.
Ông Lý Minh - một hộ dân đã có trên 25 năm theo nghề trượt mong ở Mỏ Ó - cho biết: “Nhìn trượt đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật thì mới nhanh và giữ được sức bền. Khi trượt một chân tỳ gối lên chiếc mong, chân còn lại đạp xuống bùn để đẩy chiếc mong lao tới phía trước. Hai tay thì vịn ở phía tay cầm để điều khiển hướng đi theo ý muốn. Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m.
Ông Lý Minh - một hộ dân đã có trên 25 năm theo nghề trượt mong - cho biết: “Nhìn trượt đơn giản nhưng phải đúng kỹ thuật thì mới nhanh và giữ được sức bền. Khi trượt một chân tỳ gối lên chiếc mong, chân còn lại đạp xuống bùn để đẩy chiếc mong lao tới phía trước. Hai tay thì vịn ở phía tay cầm để điều khiển hướng đi theo ý muốn. Với những người có sức khỏe tốt thì mỗi cú đạp, chiếc mong có thể lao đi xa đến 3m”.
Những năm gần đây nghề trượt mong thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Những năm gần đây trượt mong thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.
Những năm gần đây, chính quyền địa phương của huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) còn tổ chức hội thi đẩy mong nhằm bảo tồn nghề đặc trưng.
Chính quyền địa phương của huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) còn tổ chức hội thi trượt mong nhằm bảo tồn nghề đặc trưng.
 
Bên trên