Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Quá trình giải mật các vệ tinh gián điệp của quân đội Mỹ thời Chiến tranh Lạnh đã vô tình tiết lộ hàng loạt "kho báu khảo cổ" hàng thế kỷ đang ẩn mình ở Trung Đông.
Theo Live Science, 400 "bóng ma" bí ẩn, xuất hiện mờ nhạt, nhiều hình thù trong ảnh vệ tinh gián điệp chính là tàn tích của các pháo đài nằm dọc theo biên giới phía Đông của Đế chế La Mã cổ đại, tiếp giáp Ba Tư.
Cụm cấu trúc khổng lồ trải rộng trên diện tích 300.000 km vuông, từ khu vực sông Tigris ở Iraq ngày nay đến vùng đồng bằng sông Euphrates ở Syria.
Một "pháo đài ma" vừa được tìm thấy trong cụm 400 cấu trúc trải rộng trên địa phận Iraq - Syria ngày nay. Ảnh: ANTIQUITY
Sự phân bố từ Đông sang Tây của các pháo đài cho thấy chúng được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông thương xuyên biên giới, chứ không phải để đẩy lùi quân xâm lược, theo bài công bố vừa được đăng tải trên tạp chí Antiquity.
Theo GS nhân chủng học Jesse Casana từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, hệ thống công sự này từng được biết đến và các nhà sử học - khảo cổ học đã tranh luận về mục đích người La Mã xây dựng chúng từ thập niên 30 của thế kỷ trước.
116 pháo đài đã được các cuộc khảo sát bằng phương pháp chụp ảnh trên không những năm 1920-1930 tiết lộ.
Tuy nhiên, vệ tinh gián điệp cũ của Mỹ đã tiết lộ cụm pháo đài với một quy mô lớn hơn, chi tiết hơn, nhằm tìm lại một đoạn lịch sử đã mất của hai đế chế hùng mạnh cổ đại La Mã - Ba Tư, không chỉ nổi tiếng về sức mạnh quân sự mà còn là văn hóa, công nghệ, hoạt động giao thương.
"Việc phân tích cẩn thận những dữ liệu mạnh mẽ này có tiềm năng to lớn trong những khám phá tương lai ở vùng Cận Đông và xa hơn nữa" - GS Casana nói.
Phát hiện cũng đặc biệt quý giá do được ghi nhận từ những năm 1960-1970. Nhiều "bóng ma" thấy được trong hình ảnh vệ tinh đến nay đã bị xóa nhòa bởi tự nhiên và cả các tác động nhân tạo như các khối đô thị đè lên bên trên. Vì vậy, đó sẽ là bản đồ "vàng" cho các cuộc khai quật.
Theo Live Science, 400 "bóng ma" bí ẩn, xuất hiện mờ nhạt, nhiều hình thù trong ảnh vệ tinh gián điệp chính là tàn tích của các pháo đài nằm dọc theo biên giới phía Đông của Đế chế La Mã cổ đại, tiếp giáp Ba Tư.
Cụm cấu trúc khổng lồ trải rộng trên diện tích 300.000 km vuông, từ khu vực sông Tigris ở Iraq ngày nay đến vùng đồng bằng sông Euphrates ở Syria.
Một "pháo đài ma" vừa được tìm thấy trong cụm 400 cấu trúc trải rộng trên địa phận Iraq - Syria ngày nay. Ảnh: ANTIQUITY
Sự phân bố từ Đông sang Tây của các pháo đài cho thấy chúng được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thông thương xuyên biên giới, chứ không phải để đẩy lùi quân xâm lược, theo bài công bố vừa được đăng tải trên tạp chí Antiquity.
Theo GS nhân chủng học Jesse Casana từ Trường Đại học Dartmouth (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, hệ thống công sự này từng được biết đến và các nhà sử học - khảo cổ học đã tranh luận về mục đích người La Mã xây dựng chúng từ thập niên 30 của thế kỷ trước.
116 pháo đài đã được các cuộc khảo sát bằng phương pháp chụp ảnh trên không những năm 1920-1930 tiết lộ.
Tuy nhiên, vệ tinh gián điệp cũ của Mỹ đã tiết lộ cụm pháo đài với một quy mô lớn hơn, chi tiết hơn, nhằm tìm lại một đoạn lịch sử đã mất của hai đế chế hùng mạnh cổ đại La Mã - Ba Tư, không chỉ nổi tiếng về sức mạnh quân sự mà còn là văn hóa, công nghệ, hoạt động giao thương.
"Việc phân tích cẩn thận những dữ liệu mạnh mẽ này có tiềm năng to lớn trong những khám phá tương lai ở vùng Cận Đông và xa hơn nữa" - GS Casana nói.
Phát hiện cũng đặc biệt quý giá do được ghi nhận từ những năm 1960-1970. Nhiều "bóng ma" thấy được trong hình ảnh vệ tinh đến nay đã bị xóa nhòa bởi tự nhiên và cả các tác động nhân tạo như các khối đô thị đè lên bên trên. Vì vậy, đó sẽ là bản đồ "vàng" cho các cuộc khai quật.