nhatlinh2000
Well-known member
Khắp các sườn núi và thung lũng ở La Hiên, Võ Nhai, Thái Nguyên những ngày đầu thu rộn ràng người tới lui. Bởi ở đây, mùa na chín đã về.
Dọc đường quốc lộ, không chỉ thương lái mà người dân từ nơi khác cũng đổ về để thưởng thức loại quả quý được trời đất ban tặng cho vùng đất này. Không phải tự nhiên na La Hiên trở thành đặc sản, được thổ nhưỡng nơi này nuôi dưỡng những gốc na, hút tinh túy từ sương sớm gió ngàn, cho ra những quả na to, mắt căng, thưa hạt dày cùi, vị ngọt thơm lại đậm đà khó quên.
Cây na gốc có thể không ở đây từ đầu, nhưng gặp khí hậu thuận lợi mà những cây na lớn lên ở đây không chỉ sai quả mà còn có mùi thơm đặc biệt. Mỗi năm, hàng nghìn tấn na đổ đi khắp các nơi, nhiều khi còn không có để mua. Thương lái đổ về La Hiên đặt trước cả vườn na khi chúng còn chưa mở mắt. Tiếng thơm cứ thế lan dần, na La Hiên theo những chuyến xe đi khắp các chợ xa gần, xuôi về Hà Nội, tỏa ra nhiều nơi khắp cả nước.
Ảnh: Quỳnh Dương, Phạm Quỳnh Trang
Khi nhắc đến na, người ta sẽ nhắc đến giống na đơm hoa kết trái ở vùng đá vôi Chi Lăng - Lạng Sơn nhiều hơn. Giống na ở đây được bảo chứng không chỉ bởi người tiêu dùng mà còn lọt Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2011 và được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017. Đến 2018, giống na Chi Lăng cũng được lọt Top 10 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Mặc dù vậy, giống na lớn lên ở La Hiên sớm tối hứng nắng, đón gió ở sườn núi, hút tinh túy của sương mai và từ màu mỡ của mảnh đất cũng cho hương vị quả ngon ngọt hơn bình thường. Tuy chưa khẳng định được tên tuổi lớn trên thị trường, nhưn na La Hiên cũng đã đạt chuẩn OCOP 3 sao vào năm 2020, trở thành loại cây chủ lực của Võ Nhai (Thái Nguyên).
Ảnh: Trang Nguyễn
Cây na ở miền Bắc chỗ nào cũng lớn được, không ngại đơm hoa kết quả nhưng hương vị và độ đẹp của quả thì đâu phải chỗ nào cũng sánh được với giống na sinh trưởng ở thung lũng, sườn núi.
Để cho được đợt quả ngọt, ngon và thơm vị, cây na vô cùng kén đất trồng và loại nước tưới tắm. Đất đồi, sỏi đá khô cằn na không đủ chất, đất ruộng na càng không thể sống được vì ẩm nhiều bị thối rễ. Chỉ có vùng đất núi đá vôi thoát nước nhanh mới giúp na cho ra được chất lượng quả tốt nhất.
Ảnh: Fanpage Phổ Yên
Na vào vụ, người nông dân cũng phải mất công săn sóc hơn. Bởi na chín theo giờ, nên cũng phải kiểm tra để na không chín quá quả sẽ hỏng. Kể cả lúc mưa gió cũng phải thu hoạch vì na đã đạt độ già.
Khi chất lượng na La Hiên được người tiêu dùng tin tưởng ngày càng nhiều, người dân nơi đây càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Những ngày trung tuần tháng 8, những vườn na ở La Hiên chín rộ, người dân tấp nập đi lên những sườn núi để thu hoạch, tập kết về các điểm nguồn để vận chuyển na đi nhiều nơi khác.
Ngoại hình quả na La Hiên to, mắt căng mọng, múi trắng, thưa hạt, hạt lại nhỏ đen nhánh. Khi nếm thử thì vị ngọt đậm đà, mùi hương đặc trưng. Na thông thường sẽ có mùi hăng sặc lên mũi khi còn xanh, nhưng na La Hiên đến độ vẫn dìu dịu mùi na tự nhiên.
Ảnh: Lê Thảo Linh, Linh Cherry
Không cần chăm bón nhiều mà giống na vùng núi đá vẫn cho quả to, đẹp mã, rất hợp để làm quà tặng hoặc bày biện lên các mâm lễ. Sắp tới là ngày Rằm tháng 7, lễ Vu Lan, những quả na La Hiên to đẹp, mỡ màng ấy lại theo chân người bán rong ruổi đi khắp phố phường Hà Nội, chen cả vào những gánh hàng rong khắp các chợ lớn nhỏ.
Nếu có dịp về vùng đất Võ Nhai, thăm cụm hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Nặm Rứt, rừng Khuôn Mánh hay mái Đá Ngườm Thần Sa cũng đừng quên ghé La Hiên để thưởng thức những quả na thơm ngon tận vườn...
Dọc đường quốc lộ, không chỉ thương lái mà người dân từ nơi khác cũng đổ về để thưởng thức loại quả quý được trời đất ban tặng cho vùng đất này. Không phải tự nhiên na La Hiên trở thành đặc sản, được thổ nhưỡng nơi này nuôi dưỡng những gốc na, hút tinh túy từ sương sớm gió ngàn, cho ra những quả na to, mắt căng, thưa hạt dày cùi, vị ngọt thơm lại đậm đà khó quên.
Cây na gốc có thể không ở đây từ đầu, nhưng gặp khí hậu thuận lợi mà những cây na lớn lên ở đây không chỉ sai quả mà còn có mùi thơm đặc biệt. Mỗi năm, hàng nghìn tấn na đổ đi khắp các nơi, nhiều khi còn không có để mua. Thương lái đổ về La Hiên đặt trước cả vườn na khi chúng còn chưa mở mắt. Tiếng thơm cứ thế lan dần, na La Hiên theo những chuyến xe đi khắp các chợ xa gần, xuôi về Hà Nội, tỏa ra nhiều nơi khắp cả nước.
Ảnh: Quỳnh Dương, Phạm Quỳnh Trang
Khi nhắc đến na, người ta sẽ nhắc đến giống na đơm hoa kết trái ở vùng đá vôi Chi Lăng - Lạng Sơn nhiều hơn. Giống na ở đây được bảo chứng không chỉ bởi người tiêu dùng mà còn lọt Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập vào năm 2011 và được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017. Đến 2018, giống na Chi Lăng cũng được lọt Top 10 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.
Mặc dù vậy, giống na lớn lên ở La Hiên sớm tối hứng nắng, đón gió ở sườn núi, hút tinh túy của sương mai và từ màu mỡ của mảnh đất cũng cho hương vị quả ngon ngọt hơn bình thường. Tuy chưa khẳng định được tên tuổi lớn trên thị trường, nhưn na La Hiên cũng đã đạt chuẩn OCOP 3 sao vào năm 2020, trở thành loại cây chủ lực của Võ Nhai (Thái Nguyên).
Ảnh: Trang Nguyễn
Cây na ở miền Bắc chỗ nào cũng lớn được, không ngại đơm hoa kết quả nhưng hương vị và độ đẹp của quả thì đâu phải chỗ nào cũng sánh được với giống na sinh trưởng ở thung lũng, sườn núi.
Để cho được đợt quả ngọt, ngon và thơm vị, cây na vô cùng kén đất trồng và loại nước tưới tắm. Đất đồi, sỏi đá khô cằn na không đủ chất, đất ruộng na càng không thể sống được vì ẩm nhiều bị thối rễ. Chỉ có vùng đất núi đá vôi thoát nước nhanh mới giúp na cho ra được chất lượng quả tốt nhất.
Ảnh: Fanpage Phổ Yên
Na vào vụ, người nông dân cũng phải mất công săn sóc hơn. Bởi na chín theo giờ, nên cũng phải kiểm tra để na không chín quá quả sẽ hỏng. Kể cả lúc mưa gió cũng phải thu hoạch vì na đã đạt độ già.
Khi chất lượng na La Hiên được người tiêu dùng tin tưởng ngày càng nhiều, người dân nơi đây càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng của sản phẩm. Những ngày trung tuần tháng 8, những vườn na ở La Hiên chín rộ, người dân tấp nập đi lên những sườn núi để thu hoạch, tập kết về các điểm nguồn để vận chuyển na đi nhiều nơi khác.
Ngoại hình quả na La Hiên to, mắt căng mọng, múi trắng, thưa hạt, hạt lại nhỏ đen nhánh. Khi nếm thử thì vị ngọt đậm đà, mùi hương đặc trưng. Na thông thường sẽ có mùi hăng sặc lên mũi khi còn xanh, nhưng na La Hiên đến độ vẫn dìu dịu mùi na tự nhiên.
Ảnh: Lê Thảo Linh, Linh Cherry
Không cần chăm bón nhiều mà giống na vùng núi đá vẫn cho quả to, đẹp mã, rất hợp để làm quà tặng hoặc bày biện lên các mâm lễ. Sắp tới là ngày Rằm tháng 7, lễ Vu Lan, những quả na La Hiên to đẹp, mỡ màng ấy lại theo chân người bán rong ruổi đi khắp phố phường Hà Nội, chen cả vào những gánh hàng rong khắp các chợ lớn nhỏ.
Nếu có dịp về vùng đất Võ Nhai, thăm cụm hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, thác Nặm Rứt, rừng Khuôn Mánh hay mái Đá Ngườm Thần Sa cũng đừng quên ghé La Hiên để thưởng thức những quả na thơm ngon tận vườn...