Vi nhựa đang gây ô nhiễm đại dương với tốc độ kinh ngạc

0707171758

NGUYỄN THANH VÂN
Vi nhựa đang gây ô nhiễm đại dương với tốc độ kinh ngạc


Khi đưa một cái áo làm bằng polyester vào máy giặt để giặt, máy giặt quay làm rơi ra những vi sợi nhựa, sau đó những vi sợi này trôi đến một cơ sở xử lý nước thải. Những hạt nào không được lọc đều bị đẩy ra biển. Đây chỉ là một ví dụ trong nhiều ví dụ mà cách vi nhựa được đưa ra đại dương. Giống như nhiều dạng khác của vi nhựa, ô nhiễm vi sợi nhựa ở đại dương phản ánh sự tăng trưởng theo cấp số nhân của việc sản xuất nhựa. Con người hiện tại làm ra hàng trăm triệu tấn đồ dùng mỗi năm. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, sản xuất nhựa có thể tăng gấp ba từ mức năm 2016 vào năm 2050. Một báo cáo mới cho thấy có từ 82 - 358 nghìn tỉ hạt nhựa, tương đương 1,1 - 4,9 triệu tấn, đang trôi nổi trên khắp thế giới. Và đó chỉ là ở trên bề mặt của đại dương.

Và đó cũng chỉ là đếm vi nhựa tới độ dài ⅓ mm, cho dù vi nhựa có thể nhỏ hơn rất nhiều và khi càng nhỏ thì số lượng vi nhựa càng nhiều. Vi nhựa được định nghĩa là những hạt có kích thước nhỏ hơn 5 mm. Các nhà khoa bây giờ có thể phát hiện nano nhựa ở trong môi trường, được đo tới kích thước 1 phần triệu của mét, đủ nhỏ để xâm nhập vào các tế bào, cho dù vẫn còn rất khó khăn và đắt đỏ để đếm tổng số. Nếu xem xét các hạt nhỏ nhất của nhựa, số lượng hạt nhựa trong đại dương không còn là nghìn tỷ nữa, chúng ta đang nói về số lượng triệu tỷ.

microplastics_1.jpg


Ngoài ra, còn có một quả bom nổ chậm: loại rác lớn hơn cần một thời gian để phân hủy hoàn toàn thành những mảnh nhỏ. Người ta gọi đây là “món nợ toàn cầu độc tính của nhựa”. Ngay cả khi chúng ta có thể chặn tất cả ô nhiễm nhựa vào ngày mai, những gì đã được thải ra tiếp tục vỡ ra thành những mảnh nhỏ hơn bao giờ. Những loại rác lớn này mắc kẹt trên các bờ biển khi thủy triều dâng cao và liên tục bị phân mảnh. Khi một cơn bão đi qua, rác nhựa nhỏ này được đưa trở lại đại dương. Khi trôi nổi trên bề mặt, những hạt nhựa này làm ô nhiễm lưới thức ăn gồm có loài thực vật cực nhỏ, được gọi là phytoplankton (thực vật phù du) và các động vật nhỏ bé (zooplankton: động vật phù du) ăn những loài thực vật phù du này. Người ta nhận thấy rằng động vật phù du thường xuyên ăn vi nhựa, làm giảm cảm giác thèm ăn những loài thực vật phù du. Và khi những động văn săn mồi ăn zooplankton, chúng ăn luôn cả hạt nhựa.

Nghiêm trọng hơn, vi nhựa có thể làm rối loạn chu trình carbon: phytoplankton hấp thụ carbon và bị ăn bởi zooplankton. Những hạt phân của zooplankton chìm xuống đáy biển, cô lập khí hiệu ứng nhà kính. Nhưng hạt phân có chứa vi nhựa chìm xuống theo cách rất khác, có lẽ để giúp những loài ăn xác thối ở đáy sâu có thêm thời gian để ăn chúng, làm cho những loài này chặn carbon trước khi carbon chìm xuống biển. Chim biển cũng đang chịu đau khổ từ việc ăn nhựa. Một căn bệnh mới được nhận thấy trên những con chim hải âu ở Úc, được gọi là plasticosis. Chim có nhiều nhựa trong ruột có nhiều tổn thương mô nghiêm trọng hơn đối với dạ dày. Do đó, nhựa trực tiếp gây ra mô sẹo nghiêm trọng trên toàn bộ cơ quan (hay còn gọi là plasticosis) ở động vật hoang dã, gây bất lợi cho sự sống còn của những loài chim này.

microplastics_2.jpg


Việc tính toán số lượng hạt nhựa chỉ tính đến nhựa trôi nổi gần bề mặt. Nhưng vi nhựa trên thực tế đang trôi theo các dòng hải lưu trên khắp các đại dương. Chúng hiện diện trong trầm tích ở biển sâu. Ở một số nơi, các nhà khoa học đã xem xét các lớp trầm tích cách đây gần một thế kỷ và phát hiện ra rằng tốc độ lắng đọng đã tăng gấp đôi sau mỗi 15 năm kể từ những năm 1940, khi việc sản xuất nhựa bắt đầu bùng nổ.

Vi nhựa trong đại dương không nhất thiết ở ngoài khơi. Khi một bóng nước nổi lên từ đáy biển, nó mang vi khuẩn và chất hữu cơ, sau đó tung vào không khí khi bung ra. Bây giờ, các bong bóng nước cũng làm điều tương tự với vi nhựa. Những hạt vi nhựa này quay ngược về phía đất liền theo gió biển. Nếu có càng nhiều vi nhựa trên bề mặt nước, điều đó có nghĩa là ngày càng nhiều vi nhựa trong bầu khí quyển. Điều quan trọng là Liên hiệp quốc cần phải đồng ý với nhau về một hiệp ước toàn cầu để giới hạn việc sản xuất nhựa. Nếu chúng ta có một hiệp ước đủ mạnh có thể giới hạn việc sản xuất, giảm nhựa sử dụng một lần, và các quốc gia có hệ thống thu gom và quản lý rác thải ở sông ngòi và đường phố, chúng ta sẽ thấy lượng rác trôi ra biển giảm đi rất nhiều.
 
Bên trên