Từ Minh Quân
Well-known member
Ngọc Điệp (Hà Nội) nhận gần 10 cuộc gọi quảng cáo trong một ngày, thậm chí nhiều hơn cả trước giai đoạn chuẩn hóa thông tin thuê bao.
"Tưởng thuê bao đã chuẩn thông tin sẽ hết cuộc gọi rác, nhưng tôi còn bị làm phiền nhiều hơn", Ngọc Điệp, nhân viên truyền thông tại một công ty ở Cầu Giấy (Hà Nội), cho hay.
Điệp cho biết cuộc gọi được thực hiện từ số di động trong nước, nội dung thông báo trúng thưởng, tặng phiếu giảm giá, mời cho vay... "Họ nói không có người này thì cũng sẽ có người khác gọi cho tôi. Do đặc thù công việc phải nghe điện thoại từ đối tác, tôi không thể chặn hết cuộc gọi từ số lạ", cô nói.
Trong bài viết về thanh tra người đăng ký nhiều sim, nhiều độc giả cũng cho biết sau đợt cập nhật thông tin cuối tháng 3, tần suất cuộc gọi rác vẫn rất cao.
Việt Nam hiện có 127 triệu thuê bao di động. Sau khi nhà mạng thực hiện chiến dịch chuẩn hóa, vẫn còn 1,5 triệu sim chưa cập nhật và bị khóa một chiều. Tuy nhiên, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các nhà mạng thừa nhận đợt chuẩn hóa chỉ góp phần làm giảm sim rác, nhưng chưa thể xử lý triệt để vấn nạn.
Sim rác vốn là sim đã được kích hoạt sẵn bằng thông tin của người khác. Nếu thông tin đúng chuẩn, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sim vẫn có thể được sử dụng bình thường. Điều này đặt ra yêu cầu về việc thắt chặt sử dụng sim chính chủ.
Một người đang nghe điện thoại. Ảnh: Lưu Quý
Từ cuối 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố ba công đoạn lớn trong việc giải quyết sim rác. Đầu tiên, đảm bảo toàn bộ thuê bao có thông tin. Tiếp đến, đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cuối cùng là xử lý tình trạng sim không chính chủ.
Như vậy, các nhà mạng đã hoàn thành công đoạn một và đang trong quá trình triển khai công đoạn hai từ ngày 15/3 (chuẩn hóa thông tin). Bước tiếp theo là đảm bảo thuê bao dùng sim chính chủ. "Khi mọi người đều dùng sim chính chủ, từ số thuê bao có thể tra thông tin cá nhân và ngược lại. Điều này giúp phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng sim thực hiện hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu với xã hội", đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.
Tuy nhiên, Bộ nhận định thời gian qua, hoạt động mua bán sim rác vẫn diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng bùng phát các cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo, xúc phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội, khiến nhiều người bị thiệt hại tài sản.
"Tưởng thuê bao đã chuẩn thông tin sẽ hết cuộc gọi rác, nhưng tôi còn bị làm phiền nhiều hơn", Ngọc Điệp, nhân viên truyền thông tại một công ty ở Cầu Giấy (Hà Nội), cho hay.
Điệp cho biết cuộc gọi được thực hiện từ số di động trong nước, nội dung thông báo trúng thưởng, tặng phiếu giảm giá, mời cho vay... "Họ nói không có người này thì cũng sẽ có người khác gọi cho tôi. Do đặc thù công việc phải nghe điện thoại từ đối tác, tôi không thể chặn hết cuộc gọi từ số lạ", cô nói.
Trong bài viết về thanh tra người đăng ký nhiều sim, nhiều độc giả cũng cho biết sau đợt cập nhật thông tin cuối tháng 3, tần suất cuộc gọi rác vẫn rất cao.
Việt Nam hiện có 127 triệu thuê bao di động. Sau khi nhà mạng thực hiện chiến dịch chuẩn hóa, vẫn còn 1,5 triệu sim chưa cập nhật và bị khóa một chiều. Tuy nhiên, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như các nhà mạng thừa nhận đợt chuẩn hóa chỉ góp phần làm giảm sim rác, nhưng chưa thể xử lý triệt để vấn nạn.
Sim rác vốn là sim đã được kích hoạt sẵn bằng thông tin của người khác. Nếu thông tin đúng chuẩn, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sim vẫn có thể được sử dụng bình thường. Điều này đặt ra yêu cầu về việc thắt chặt sử dụng sim chính chủ.
Một người đang nghe điện thoại. Ảnh: Lưu Quý
Từ cuối 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố ba công đoạn lớn trong việc giải quyết sim rác. Đầu tiên, đảm bảo toàn bộ thuê bao có thông tin. Tiếp đến, đảm bảo thông tin chính xác bằng việc đối soát với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cuối cùng là xử lý tình trạng sim không chính chủ.
Như vậy, các nhà mạng đã hoàn thành công đoạn một và đang trong quá trình triển khai công đoạn hai từ ngày 15/3 (chuẩn hóa thông tin). Bước tiếp theo là đảm bảo thuê bao dùng sim chính chủ. "Khi mọi người đều dùng sim chính chủ, từ số thuê bao có thể tra thông tin cá nhân và ngược lại. Điều này giúp phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng sim thực hiện hành vi vi phạm, gây ảnh hưởng xấu với xã hội", đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết.
Tuy nhiên, Bộ nhận định thời gian qua, hoạt động mua bán sim rác vẫn diễn ra phổ biến. Điều này dẫn đến tình trạng bùng phát các cuộc gọi quấy rối, khủng bố đòi nợ, lừa đảo, xúc phạm, gây mất trật tự an toàn xã hội, khiến nhiều người bị thiệt hại tài sản.