Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Ẩm thực ngon, cảnh đẹp bốn mùa, mua sắm chất lượng và đồng yen giảm đã thúc đẩy khách Việt du lịch Nhật Bản ngày một nhiều.
Nguyễn Ngọc Thảo Quỳnh, 26 tuổi, sống tại Hà Nội, cho biết vừa được nhân viên đại lý du lịch thông báo cô đã đậu visa Nhật và đang "rất háo hức" với chuyến đi đến Tokyo vào giữa tháng 5. Khi vào các diễn đàn du lịch, Quỳnh "mới biết hóa ra nhiều người thích đi Nhật" giống mình.
Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) hôm 22/4 công bố lượng khách Việt đến Nhật trong tháng 3 cao nhất lịch sử với 67.400 lượt, tăng 41% so với cùng kỳ 2019 và tăng gần 26% so với cùng kỳ 2023. Tháng 3 cũng là tháng thứ hai liên tiếp trong năm Việt Nam có lượng khách đến Nhật vượt mốc 60.000 lượt.
Trả lời VnExpress, trưởng đại diện JNTO tại Việt Nam Yoshida Kenji nói lượng khách Việt đến Nhật năm 2023 xếp thứ 10 nhưng nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2019, Việt Nam đứng top 5 thế giới. Trong quý I năm nay, Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 9 đến Nhật.
Theo ông Kenji, trước dịch khách Việt bị thu hút bởi những điểm đến mang đậm nét đặc trưng của Nhật như hoa anh đào, núi Phú Sĩ hay các thành phố lớn như Tokyo, Osaka. Hiện tại, JNTO nhận thấy xu hướng của khách Việt thay đổi, họ hướng đến các trải nghiệm để cảm nhận văn hóa hoặc khám phá những địa phương ít nổi tiếng hơn như Hokkaido, Kyushu.
Khách Việt đến Kawaguchiko ngắm núi Phú Sĩ ngày 24/4. Ảnh: Đinh Gia Bảo
Giám đốc công ty Asian Gate Travel trụ sở tại Hà Nội, Nguyễn Văn Dũng, cho biết quan điểm đi du lịch của người Việt hiện tại và cách đây 10 năm "đã khác rất nhiều". Người dân có điều kiện sống tốt hơn, tư duy về chi tiêu cho du lịch cởi mở hơn. Nếu trước đây đi du lịch đến các nước có giá thành cao như Nhật Bản là điều xa xỉ, chỉ khách nhiều tiền mới đi thì hiện nay "khách chỉ cần vừa đủ tài chính mua tour là đã đặt". Độ tuổi khách Việt đi Nhật đa dạng, trong đó người trẻ đi du lịch nhiều hơn. Ngoài đi tour, ông Dũng nhận thấy lượng khách đi tự túc đến Nhật cũng tăng đáng kể.
Một trong những nguyên nhân lớn khiến khách Việt đi Nhật tăng mạnh gần đây là đồng yen giảm, khiến giá tour hiện tại rẻ hơn năm 2019 khoảng 10% dù giá vé máy bay và một số dịch vụ ở Nhật tăng do thiếu nhân công.
Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, Huỳnh Phan Phương Hoàng, cho biết đồng yen giảm giúp các công ty lữ hành thiết kế nhiều sản phẩm hấp dẫn với chi phí vừa sức với tệp khách hàng tầm trung, khiến họ mở rộng được lượng khách. Hiện khoảng 1,6 triệu đồng đổi được 10.000 yen trong khi năm 2019, du khách cần tới 2 triệu đồng. "Giá trung bình các tour đi Nhật dao động 25-39 triệu, tùy thuộc số ngày, thời gian khởi hành và điểm đến", bà Hoàng nói và cho biết thêm giá đi nhiều thị trường khác như Trung Quốc (đường bay), Âu Mỹ tăng khoảng 3-7%.
4 tháng đầu năm, công ty đã đưa hơn 6.000 khách Việt sang Nhật du lịch và dự kiến đưa tiếp 200 đoàn khách với hơn 6.000 lượt sang 3 tháng hè. "Dự kiến lượng khách đi Nhật năm nay tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái", bà Hoàng nói.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là điểm đến truyền thống được người dân Việt yêu thích. Ẩm thực Nhật Bản được đánh giá "ngon, giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm". Phong cảnh ở Nhật đẹp, cùng một địa điểm nhưng khách đến vào các tháng khác nhau lại được tận hưởng những cảnh đẹp khác nhau như tháng 3 ngắm hoa anh đào, tháng 11 được ngắm lá vàng lá đỏ và tháng 1 ngắm tuyết. Ông Dũng ghi nhận công ty đã đón rất nhiều du khách đi Nhật lần 2, 3. Tỷ lệ khách Việt quay lại Nhật chiếm 10%.
Khách Việt cũng thích đến Nhật để mua sắm và thường chi tiêu mạnh tay do chất lượng hàng hóa tốt, nhiều cửa hàng tại Nhật hoàn thuế (7-8%) luôn cho khách nếu hóa đơn từ 5.000 yen (hơn 800.000 đồng).
"Việt Nam có Uniqlo nhưng du khách sang Nhật vẫn vào Uniqlo bên này để sắm đồ do giá rẻ", ông Dũng nói thêm. Cùng một chiếc quần, giá ở Việt Nam bán 999.000 đồng nhưng tại Nhật chỉ khoảng 600.000 -700.000 đồng. Giá mua một đôi giày thể thao tại Việt Nam có thể mua được 3 đôi tại Nhật do đồng yen giảm và khuyến mại sâu.
Trưởng đại diện Kenji cũng cho biết chi tiêu trung bình mỗi khách Việt tại Nhật năm 2023 khoảng 210.000 yen (gần 35 triệu đồng), vượt mục tiêu "trung bình 200.000 yen một người" mà chính phủ Nhật đề ra. Còn theo bà Hoàng, mỗi khách Việt thường chi tiêu 20-30 triệu đồng.
Dịch vụ tại Nhật như thái độ của nhân viên sân bay là điều nhiều khách Việt ấn tượng. Môi trường an toàn không cướp giật như một số nước châu Âu cũng khiến nhiều người Việt ngày càng ưu ái chọn Nhật Bản.
Chính sách visa thuận tiện, dễ dàng hơn càng khuyến khích khách Việt đến Nhật. Thời gian cấp visa được rút ngắn từ 9 xuống 7 ngày làm việc. Các thủ tục được ông Dũng đánh giá hiện "dễ hơn trước rất nhiều". "Gần đây số lượng người Việt trốn ở lại lao động bất hợp pháp tại Nhật ít, nên việc xét duyệt visa không khó", ông Dũng nói thêm.
Theo các chuyên gia du lịch tại Việt Nam, tháng 5 là thời điểm đẹp nhất để khách Việt đi Nhật vì giá rẻ, khoảng 30,9 triệu đồng, thời tiết mát mẻ và đang vào mùa thu hoạch quả. Du khách đến Nhật thời gian này có thể tham gia trải nghiệm hái dâu, đào, mận. Mùa hè cũng là thời điểm học sinh được nghỉ học nên nhiều gia đình thường đặt tour để dẫn con đi chơi. Thảo Quỳnh cho biết vợ chồng chị gái cũng lên kế hoạch đưa hai con đi Nhật vào tháng 6, giá tour khoảng 31,9 triệu đồng một người. "Bọn trẻ con rất thích truyện Doraemon và thám tử lừng danh Conan. Vì vậy chúng háo hức khi biết sẽ được đến Nhật Bản", Quỳnh nói.
Trưởng đại diện Kenji khuyến khích khách Việt đến Nhật mùa hè để tham gia các lễ hội, sự kiện thi bắn pháo hoa được tổ chức tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, khách đông sẽ kéo theo các vấn đề như rác thải, ảnh hưởng đến môi trường. Ông Kenji nói "rất cảm kích nếu du khách có tác phong ứng xử phù hợp đối với người dân địa phương" cũng như chung tay bảo vệ môi trường.
Nguyễn Ngọc Thảo Quỳnh, 26 tuổi, sống tại Hà Nội, cho biết vừa được nhân viên đại lý du lịch thông báo cô đã đậu visa Nhật và đang "rất háo hức" với chuyến đi đến Tokyo vào giữa tháng 5. Khi vào các diễn đàn du lịch, Quỳnh "mới biết hóa ra nhiều người thích đi Nhật" giống mình.
Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) hôm 22/4 công bố lượng khách Việt đến Nhật trong tháng 3 cao nhất lịch sử với 67.400 lượt, tăng 41% so với cùng kỳ 2019 và tăng gần 26% so với cùng kỳ 2023. Tháng 3 cũng là tháng thứ hai liên tiếp trong năm Việt Nam có lượng khách đến Nhật vượt mốc 60.000 lượt.
Trả lời VnExpress, trưởng đại diện JNTO tại Việt Nam Yoshida Kenji nói lượng khách Việt đến Nhật năm 2023 xếp thứ 10 nhưng nếu xét về tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2019, Việt Nam đứng top 5 thế giới. Trong quý I năm nay, Việt Nam là thị trường gửi khách lớn thứ 9 đến Nhật.
Theo ông Kenji, trước dịch khách Việt bị thu hút bởi những điểm đến mang đậm nét đặc trưng của Nhật như hoa anh đào, núi Phú Sĩ hay các thành phố lớn như Tokyo, Osaka. Hiện tại, JNTO nhận thấy xu hướng của khách Việt thay đổi, họ hướng đến các trải nghiệm để cảm nhận văn hóa hoặc khám phá những địa phương ít nổi tiếng hơn như Hokkaido, Kyushu.
Khách Việt đến Kawaguchiko ngắm núi Phú Sĩ ngày 24/4. Ảnh: Đinh Gia Bảo
Giám đốc công ty Asian Gate Travel trụ sở tại Hà Nội, Nguyễn Văn Dũng, cho biết quan điểm đi du lịch của người Việt hiện tại và cách đây 10 năm "đã khác rất nhiều". Người dân có điều kiện sống tốt hơn, tư duy về chi tiêu cho du lịch cởi mở hơn. Nếu trước đây đi du lịch đến các nước có giá thành cao như Nhật Bản là điều xa xỉ, chỉ khách nhiều tiền mới đi thì hiện nay "khách chỉ cần vừa đủ tài chính mua tour là đã đặt". Độ tuổi khách Việt đi Nhật đa dạng, trong đó người trẻ đi du lịch nhiều hơn. Ngoài đi tour, ông Dũng nhận thấy lượng khách đi tự túc đến Nhật cũng tăng đáng kể.
Một trong những nguyên nhân lớn khiến khách Việt đi Nhật tăng mạnh gần đây là đồng yen giảm, khiến giá tour hiện tại rẻ hơn năm 2019 khoảng 10% dù giá vé máy bay và một số dịch vụ ở Nhật tăng do thiếu nhân công.
Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel, Huỳnh Phan Phương Hoàng, cho biết đồng yen giảm giúp các công ty lữ hành thiết kế nhiều sản phẩm hấp dẫn với chi phí vừa sức với tệp khách hàng tầm trung, khiến họ mở rộng được lượng khách. Hiện khoảng 1,6 triệu đồng đổi được 10.000 yen trong khi năm 2019, du khách cần tới 2 triệu đồng. "Giá trung bình các tour đi Nhật dao động 25-39 triệu, tùy thuộc số ngày, thời gian khởi hành và điểm đến", bà Hoàng nói và cho biết thêm giá đi nhiều thị trường khác như Trung Quốc (đường bay), Âu Mỹ tăng khoảng 3-7%.
4 tháng đầu năm, công ty đã đưa hơn 6.000 khách Việt sang Nhật du lịch và dự kiến đưa tiếp 200 đoàn khách với hơn 6.000 lượt sang 3 tháng hè. "Dự kiến lượng khách đi Nhật năm nay tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái", bà Hoàng nói.
Bên cạnh đó, Nhật Bản là điểm đến truyền thống được người dân Việt yêu thích. Ẩm thực Nhật Bản được đánh giá "ngon, giàu dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm". Phong cảnh ở Nhật đẹp, cùng một địa điểm nhưng khách đến vào các tháng khác nhau lại được tận hưởng những cảnh đẹp khác nhau như tháng 3 ngắm hoa anh đào, tháng 11 được ngắm lá vàng lá đỏ và tháng 1 ngắm tuyết. Ông Dũng ghi nhận công ty đã đón rất nhiều du khách đi Nhật lần 2, 3. Tỷ lệ khách Việt quay lại Nhật chiếm 10%.
Khách Việt cũng thích đến Nhật để mua sắm và thường chi tiêu mạnh tay do chất lượng hàng hóa tốt, nhiều cửa hàng tại Nhật hoàn thuế (7-8%) luôn cho khách nếu hóa đơn từ 5.000 yen (hơn 800.000 đồng).
"Việt Nam có Uniqlo nhưng du khách sang Nhật vẫn vào Uniqlo bên này để sắm đồ do giá rẻ", ông Dũng nói thêm. Cùng một chiếc quần, giá ở Việt Nam bán 999.000 đồng nhưng tại Nhật chỉ khoảng 600.000 -700.000 đồng. Giá mua một đôi giày thể thao tại Việt Nam có thể mua được 3 đôi tại Nhật do đồng yen giảm và khuyến mại sâu.
Trưởng đại diện Kenji cũng cho biết chi tiêu trung bình mỗi khách Việt tại Nhật năm 2023 khoảng 210.000 yen (gần 35 triệu đồng), vượt mục tiêu "trung bình 200.000 yen một người" mà chính phủ Nhật đề ra. Còn theo bà Hoàng, mỗi khách Việt thường chi tiêu 20-30 triệu đồng.
Dịch vụ tại Nhật như thái độ của nhân viên sân bay là điều nhiều khách Việt ấn tượng. Môi trường an toàn không cướp giật như một số nước châu Âu cũng khiến nhiều người Việt ngày càng ưu ái chọn Nhật Bản.
Chính sách visa thuận tiện, dễ dàng hơn càng khuyến khích khách Việt đến Nhật. Thời gian cấp visa được rút ngắn từ 9 xuống 7 ngày làm việc. Các thủ tục được ông Dũng đánh giá hiện "dễ hơn trước rất nhiều". "Gần đây số lượng người Việt trốn ở lại lao động bất hợp pháp tại Nhật ít, nên việc xét duyệt visa không khó", ông Dũng nói thêm.
Theo các chuyên gia du lịch tại Việt Nam, tháng 5 là thời điểm đẹp nhất để khách Việt đi Nhật vì giá rẻ, khoảng 30,9 triệu đồng, thời tiết mát mẻ và đang vào mùa thu hoạch quả. Du khách đến Nhật thời gian này có thể tham gia trải nghiệm hái dâu, đào, mận. Mùa hè cũng là thời điểm học sinh được nghỉ học nên nhiều gia đình thường đặt tour để dẫn con đi chơi. Thảo Quỳnh cho biết vợ chồng chị gái cũng lên kế hoạch đưa hai con đi Nhật vào tháng 6, giá tour khoảng 31,9 triệu đồng một người. "Bọn trẻ con rất thích truyện Doraemon và thám tử lừng danh Conan. Vì vậy chúng háo hức khi biết sẽ được đến Nhật Bản", Quỳnh nói.
Trưởng đại diện Kenji khuyến khích khách Việt đến Nhật mùa hè để tham gia các lễ hội, sự kiện thi bắn pháo hoa được tổ chức tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, khách đông sẽ kéo theo các vấn đề như rác thải, ảnh hưởng đến môi trường. Ông Kenji nói "rất cảm kích nếu du khách có tác phong ứng xử phù hợp đối với người dân địa phương" cũng như chung tay bảo vệ môi trường.