Vì sao mũi Kê Gà sở hữu 'tọa độ vàng' của Bình Thuận nhưng chưa đông khách?

Võ Xuân Trường

Well-known member
Vì sao mũi Kê Gà sở hữu 'tọa độ vàng' của Bình Thuận nhưng chưa đông khách?

Mũi Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) có dư địa để phát triển du lịch, nhưng cần khắc phục nhiều khó khăn về giao thông, hạ tầng...
Những năm gần đây, du lịch tỉnh Bình Thuận không ngừng tăng trưởng cả về chất và lượng, trở thành điểm đến hấp dẫn vùng Nam Trung Bộ. Trong đó, Mũi Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam) được đánh giá là điểm chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế vốn có.
Tiềm năng phát triển du lịch Mũi Kê Gà
Tại hội thảo Giới thiệu và quảng bá điểm đến Kê Gà - Bình Thuận được tổ chức ở TPHCM vào ngày 30.11, ông Bùi Thế Nhân - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho hay Kê Gà và quần thể xung quanh khu vực này có mang nét văn hóa đặc sắc cùng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ.
Song song đó, điểm đến này ở "toạ độ vàng" - nằm giữa tam giác du lịch trọng điểm của khu vực phía Nam bao gồm TPHCM - Vũng Tàu - Phan Thiết, thời gian lái xe từ TPHCM đến Mũi Kê Gà chỉ mất khoảng 2 giờ.
Cùng với việc hưởng lợi trực tiếp từ một loạt các dự án hạ tầng trọng điểm, Mũi Kê Gà sở hữu lợi thế quyết định để đón lượng khách khổng lồ từ TPHCM và các tỉnh phía Nam.
a


Hội thảo Giới thiệu và quảng bá điểm đến Kê Gà - Bình Thuận. Ảnh: Thanh Chân

Nhận định về nguyên nhân mũi Kê Gà là điểm đến lí tưởng nhưng vẫn chưa thu hút nhiều du khách trong thời gian qua, ông Bùi Thế Nhân đưa ra 3 nguyên nhân.
Cụ thể, hạ tầng giao thông, hạ tầng kĩ thuật hỗ trợ ngành du lịch gặp khó khăn, chưa được đầu tư đúng tầm; chưa có doanh nghiệp, cơ sở lưu trú chiến lược để nâng tầm giá trị dịch vụ du lịch; phương thức quảng bá truyền thông chưa đáp ứng yêu cầu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đang tập trung tháo gỡ những vấn đề này. Theo đó, mạng lưới giao thông được mở rộng ở khu vực phía Nam. Cao tốc và các tuyến đường đang được đầu tư liên thông từ tỉnh Bình Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng,…
Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư. Hỗ trợ truyền thông điểm đến với du khách, đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người dân địa phương cùng làm du lịch.
Đảo Kê Gà ở Bình Thuận. Ảnh: Phạm Duy
Đảo Kê Gà ở Bình Thuận. Ảnh: Phạm Duy
Theo ông Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hàm Thuận Nam, khi cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được đưa vào hoạt động vào tháng 4.2023, lượng khách đến tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Nam tăng nhanh. Đây là tín hiệu tích cực cho du lịch huyện Hàm Thuận Nam cũng như điểm đến Mũi Kê Gà. Hiện nay, địa phương này tăng cường thực hiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh truyền thông điểm đến để thu hút khách.
Định hướng nhóm khách tiềm năng
Theo ông Julian Moore - Tổng giám đốc Azerai Ke Ga Bay, Mũi Kê Gà có tiềm năng thu hút khách nước ngoài có thu nhập cao, thậm chí là ở các thị trường lớn như Anh, Mỹ, châu Âu. Hiện nay, du khách có xu hướng chọn kì nghỉ riêng tư kết hợp nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và hòa vào thiên nhiên đang, kết nối với cộng đồng cũng như bản sắc địa phương.
"Khu nghỉ dưỡng có điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu của nhóm du khách này. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ thiết kế sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng đi kèm với những trải nghiệm riêng biệt để thu hút tệp khách thích du lịch trải nghiệm" - ông Julian cho biết.
a
Mũi Kê Gà là điểm đến hấp dẫn qua những trải nghiệm địa phương. Ảnh: BTC
Về định hướng nhóm khách tiềm năng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết có nhiều dòng du khách đến tỉnh Bình Thuận. Với điểm du lịch Mũi Kê Gà, định hướng dòng khách có thu nhập cao cấp và trung cấp.
Đơn cử là những nhóm bạn trẻ, gia đình có thu nhập khá sử dụng phương tiện ôtô di chuyển đến mũi Kê Gà để trải nghiệm du lịch, tái tạo năng lượng sau chuỗi ngày làm việc.
"Với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, nổi lên nhóm khách có kiến thức, kĩ năng, thu nhập, đồng thời, có nhu cầu du lịch trải nghiệm. Sở phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng sản phẩm du lịch chất lượng để phục vụ nhóm khách này" - ông Nhân chia sẻ.
 
Bên trên