Nguyễn May
Well-known member
Ngoài cảm giác thỏa mãn khi đặt đầu lên một vỏ gối sạch sẽ, còn có nhiều lý do khác để bạn giặt nó thường xuyên hơn.
Vỏ gối thu hút mạt bụi
Tiến sĩ, bác sĩ da liễu Hadley King (Mỹ) cho biết, nên giặt vỏ gối 2-3 lần mỗi tuần.
Khi ngủ, khoảng 50 triệu tế bào chết từ mồ hôi, đồ trang điểm, kem dưỡng da, tóc và bụi bẩn có thể làm bẩn khăn trải giường và vỏ gối. Chúng cung cấp môi trường thu hút vi khuẩn đến giường và giúp chúng sinh sôi, làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng và hen suyễn.
Gây nổi mụn
Mồ hôi và dầu của bạn cũng là nơi sinh sản vi khuẩn và nấm men, một loại hỗn hợp gây tăng nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng da, đồng thời góp phần gây ra mụn nếu da nhạy cảm.
Hadley King cho biết, thời gian lâu nhất bạn không thay vỏ gối là một tuần, nhưng với điều kiện mặt, da và tóc bạn được làm sạch mỗi tối trước khi đi ngủ và bạn không bị dị ứng, nhiễm trùng da hoặc viêm da.
Ảnh minh họa: Brightside
Làm hỏng tóc
Bạn có thể chi rất nhiều tiền cho dầu gội đầu đắt tiền và các liệu pháp thẩm mỹ viện, nhưng rất có thể không chú ý đến loại vỏ gối đang ngủ. Khi nằm trằn trọc, vải cotton thô ráp có thể tạo ra ma sát và gây đứt gãy tóc.
Nếu vỏ gối không sạch sẽ, có thể gây nguy cơ kích ứng da đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc.
Khó ngủ
Nếu lâu ngày không thay vỏ gối, khí do vi trùng, mạt bụi thải ra sẽ góp phần gây dị ứng và khó thở. Khi không thể thở đúng cách sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn kiệt sức vào buổi sáng.
Dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ mà còn cản trở khả năng duy trì giấc ngủ. Những người bị dị ứng có thể thức dậy do nghẹt mũi, hắt hơi hoặc ho lúc nửa đêm.
Theo thời gian, tình trạng mất ngủ do dị ứng này tăng lên, tạo vòng luẩn quẩn khiến một số người phụ thuộc thuốc an thần hoặc rượu.
Vỏ gối thu hút mạt bụi
Tiến sĩ, bác sĩ da liễu Hadley King (Mỹ) cho biết, nên giặt vỏ gối 2-3 lần mỗi tuần.
Khi ngủ, khoảng 50 triệu tế bào chết từ mồ hôi, đồ trang điểm, kem dưỡng da, tóc và bụi bẩn có thể làm bẩn khăn trải giường và vỏ gối. Chúng cung cấp môi trường thu hút vi khuẩn đến giường và giúp chúng sinh sôi, làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng và hen suyễn.
Gây nổi mụn
Mồ hôi và dầu của bạn cũng là nơi sinh sản vi khuẩn và nấm men, một loại hỗn hợp gây tăng nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng da, đồng thời góp phần gây ra mụn nếu da nhạy cảm.
Hadley King cho biết, thời gian lâu nhất bạn không thay vỏ gối là một tuần, nhưng với điều kiện mặt, da và tóc bạn được làm sạch mỗi tối trước khi đi ngủ và bạn không bị dị ứng, nhiễm trùng da hoặc viêm da.
Ảnh minh họa: Brightside
Làm hỏng tóc
Bạn có thể chi rất nhiều tiền cho dầu gội đầu đắt tiền và các liệu pháp thẩm mỹ viện, nhưng rất có thể không chú ý đến loại vỏ gối đang ngủ. Khi nằm trằn trọc, vải cotton thô ráp có thể tạo ra ma sát và gây đứt gãy tóc.
Nếu vỏ gối không sạch sẽ, có thể gây nguy cơ kích ứng da đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và vẻ đẹp của mái tóc.
Khó ngủ
Nếu lâu ngày không thay vỏ gối, khí do vi trùng, mạt bụi thải ra sẽ góp phần gây dị ứng và khó thở. Khi không thể thở đúng cách sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bạn kiệt sức vào buổi sáng.
Dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ mà còn cản trở khả năng duy trì giấc ngủ. Những người bị dị ứng có thể thức dậy do nghẹt mũi, hắt hơi hoặc ho lúc nửa đêm.
Theo thời gian, tình trạng mất ngủ do dị ứng này tăng lên, tạo vòng luẩn quẩn khiến một số người phụ thuộc thuốc an thần hoặc rượu.