Vì sao những chiếc điện thoại Android cao cấp vẫn sử dụng màn hình cong mà không phải phẳng?

Trịnh Thành Trung

Well-known member
Vì sao những chiếc điện thoại Android cao cấp vẫn sử dụng màn hình cong mà không phải phẳng?


Anh em có để ý rằng từ Xiaomi, Oppo, vivo, Huawei, OnePlus hay kể cả Google nữa, đều thiết kế các điện thoại flagship của mình đều có màn hình cong hay không? Vì sao họ không làm màn hình phẳng, lí do là gì?

Theo ý kiến chủ quan của mình, sẽ có những lí do dưới đây khiến cho điện thoại flagship Trung Quốc vẫn phải làm màn hình cong và xu hướng này sẽ không sớm biến mất trong tương lai gần.

Vì đẹp
[IMG]


Không phủ nhận là màn hình cong làm cho chiếc điện thoại trông điệu đà hơn, đẹp hơn, ánh sáng chiếu vào nó lấp lánh, bóng bẩy hơn là những chiếc điện thoại có viền màn hình phẳng, hoặc thiết kế vuông vức. Đó cũng là lí do khiến cho đa phần chiếc điện thoại này có mặt lưng cũng là kính bóng.
[IMG]

Nhưng vì nó quá bóng nên nó rất trơn, mình cầm qua OnePlus 11, Xiaomi 13 Pro hay Oppo Find X6 Pro thì những chiếc điện thoại này có một đặc điểm chung là nó rất trơn, cầm không khéo rất dễ rớt.



Màn hình viền cong nó cũng sẽ dễ bị tổn thương hơn, làm rớt thì tỉ lệ bị bể màn hình cũng lớn hơn so với màn hình phẳng. Khung viền của những chiếc máy này thì chủ yếu là nhôm, không phải thép cứng như iPhone nên việc nó dễ trầy xước, bảo vệ kém hơn thép cũng là điều dễ hiểu.

Vì làm màn hình phẳng sẽ giống Samsung, Apple
[IMG]


Samsung, Apple và các hãng điện thoại Trung Quốc giống như 2 thái cực riêng biệt, một bên đã lâu hoặc không còn làm màn hình cong nữa, 1 bên thì vẫn giữ kiểu thiết kế này. Nếu nói đến màn hình cong ở 2 bên viền thì Samsng có thể nói là hãng đi tiên phong trong việc này, kể từ khi họ giới thiệu chiếc Galaxy Note Edge, sau này là dòng S6 và giữ như vậy cho đến khi Galaxy S22 series ra mắt.
[IMG]

Galaxy S22/S22+ và cả Galaxy S22 Ultra 1 là màn hình phẳng hoàn toàn, 2 là cong nhưng rất ít, không giống như Oppo, Xiaomi hay vivo. Samsung đã giữ thiết kế như vậy trong 2-3 năm nay, không biết trong tương lai họ có thay đổi hay không nhưng mình thích kiểu thiết kế này.
[IMG]

Với Apple thì đến bây giờ họ vẫn không làm màn hình cong vì trải nghiệm nó mang lại không tốt. Vậy đó, nếu như Xiaomi, Oppo, vivo hay OnePlus mà làm màn hình phẳng thì lại chẳng khác gì Samsung hay Apple, điện thoại sẽ trông na ná nhau, các hãng Trung Quốc lại không giỏi trong việc quảng bá thương hiệu bằng Apple hay Samsung và bản thân các hãng đó cũng không có được sức ảnh hưởng như hai hãng điện thoại kia, thế nên họ giữ lại cái gì đó "của riêng mình" vẫn là tốt hơn.

Vì lỡ đặt hàng quá nhiều tấm nền cong

Lí do thứ 3 thì không có một con số cụ thể để tham chiếu, nhưng mình thấy đây cũng có thể là một lí do để có thể lấy ra giải thích. Vấn đề là các hãng Trung Quốc đã đặt hàng quá nhiều tấm nền cong, đó là chưa kể đến kế hoạch của họ trong 3-5 năm tới cũng ảnh hưởng đến chuyện này.

Không có hãng điện thoại nào mà không có chiến lược phát triển của riêng mình, họ đã có sẵn hướng đi trong 3-5 năm tới là ít, thậm chí còn nhiều hơn thế mà chúng ta không biết được họ đang định làm gì. Việc đặt hàng số lượng lớn tấm nền để dành cho các điện thoại của họ không phải chuyện chưa bao giờ xảy ra, đặc biệt là với thị trường hiện nay khan hiếm về nguyên vật liệu cũng như chuỗi cung ứng.


Xiaomi 13 Ultra mới đây đã sử dụng tấm nền C7 của TCL, với độ sáng tuy lên đến 2600 nit nhưng rõ ràng chất lượng hiển thị cần phải được kiểm chứng xem nó có đẹp như thế hệ trước hay không, nhưng TCL thì khó có thể so sánh được với Samsung hay LG về tấm nền màn hình OLED cho ngành di động. Theo thông tin không chính thức thì Xiaomi 12S Ultra trước đây dùng tấm nền của Samsung LTPO E5 AMOLED (GSMArena).

Còn với Xiaomi 13 Pro, Oppo Find X6 Pro, vivo X90 Pro+ hay OnePlus 11 thì màn hình không đẹp bằng Galaxy S23 Ultra, như vậy 4 tấm nền màn hình cong vẫn không thể đẹp bằng một tấm nền phẳng, điều đó nói lên đẹp đôi khi chưa đủ.

https://tinhte.vn/thread/mua-iphone-11-cu-hay-moi-lua-chon-nao-tot-nhat-cho-nguoi-dung.3661912/
https://tinhte.vn/login/
 
Bên trên