Nguyễn Mai
Well-known member
Vì sao ô tô điện vẫn phải dùng bình ắc-quy axit chì 12V?
Nhiều người nghĩ rằng ô tô điện sử dụng pin lithium cỡ lớn nên không cần dùng bình ắc-quy axit chì 12V như xe động cơ đốt trong thông thường. Trên thực tế, xe ô tô điện hiện nay đều cần đến nguồn điện 12V bên cạnh nguồn điện cao áp từ hệ thống pin lithium 400 - 800V.
Một chiếc ô tô điện với dàn pin lithium cỡ lớn có thể tạo ra nguồn điện từ 400 - 800V nhưng vẫn không thể thiếu bình ắc-quy axit chì 12V thông thường để vận hành các thiết bị như đèn, còi, màn hình trong xe, cần gạt nước, ghế điện, đèn trang trí...
Ô tô điện hiện nay vẫn dùng bình ắc-quy 12V để "nuôi" các thiết bị điện áp thấp
Trên thực tế, Tesla từng trình làng mẫu xe thuần điện mang tên Roadster sử dụng toàn bộ nguồn điện cao áp mà không cần đến ắc-quy chì 12V. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu người dùng "bỏ mặc" xe, không sử dụng từ 1-2 tháng hoặc có thể ngắn hơn, bộ pin trên xe có thể bị hư hại hoàn toàn và không thể khởi động được nữa. Chi phí thay pin lúc này là rất lớn, lên tới 40.000 USD. Sự tốn kém không đáng có này có thể được cứu vãn nếu chiếc Tesla trang bị một ắc-quy 12V thường có giá vài trăm USD.
Sau sự cố trên, Tesla đã thay đổi thiết kế và sử dụng thêm ắc-quy 12V cho các mẫu xe sau này. Nhiều hãng xe đã rút kinh nghiệm từ Tesla để bố trí thêm vị trí gắn bình ắc-quy 12V trên ô tô điện.
Các thiết bị sử dụng nguồn điện 12V hiện nay rất thông dụng và có giá thành thấp nên vẫn được trang bị trên các mẫu ô tô điện, giúp giảm chi phí sản xuất xe tối ưu nhất, đây là lý do tất cả các mẫu ô tô điện hiện nay vẫn sử dụng bình ắc-quy axit chì 12V, trong khi hệ thống pin cao áp chỉ để vận hành động cơ và hệ thống điều hòa.
Bình ắc-quy 12V trên ô tô điện giúp tránh sự cố làm "thủng màng túi" của chủ xe
Ngoài ra, tất cả các ECU trong ô tô điện đều được cấp nguồn từ điện áp thấp, cũng như các rơ-le nguồn có chức năng tách nguồn điện từ bộ pin cao áp và phần còn lại của hệ thống điện áp cao trong xe. Sự tách biệt đó cho phép xe điện ngắt điện áp cao khỏi điện áp thấp một cách an toàn khi xe không được sử dụng hoặc trong trường hợp va chạm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc hư hại, bình ắc-quy 12V sẽ giúp duy trì các thiết bị điện như đèn khẩn cấp, đèn chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc,... bởi lúc này máy tính đã tự động tắt nguồn pin chính để đề phòng hỏa hoạn có thể xảy ra.
Thực tế ngành công nghiệp ô tô hiện nay đã tiêu chuẩn hóa các bộ phận của bên thứ 3 như túi khí, đèn, mô-tơ gạt nước, cửa sổ điện, cửa nâng điện, gương, quạt, tay lái trợ lực, phanh trợ lực, A/C,… hoạt động trên điện áp 12V. Có thể thấy, trong tương lai gần và xa hơn, ắc-quy 12V dạng axit chì vẫn còn chỗ đứng trong ngành công nghiệp ô tô điện.
Nhiều người nghĩ rằng ô tô điện sử dụng pin lithium cỡ lớn nên không cần dùng bình ắc-quy axit chì 12V như xe động cơ đốt trong thông thường. Trên thực tế, xe ô tô điện hiện nay đều cần đến nguồn điện 12V bên cạnh nguồn điện cao áp từ hệ thống pin lithium 400 - 800V.
Một chiếc ô tô điện với dàn pin lithium cỡ lớn có thể tạo ra nguồn điện từ 400 - 800V nhưng vẫn không thể thiếu bình ắc-quy axit chì 12V thông thường để vận hành các thiết bị như đèn, còi, màn hình trong xe, cần gạt nước, ghế điện, đèn trang trí...
Ô tô điện hiện nay vẫn dùng bình ắc-quy 12V để "nuôi" các thiết bị điện áp thấp
Trên thực tế, Tesla từng trình làng mẫu xe thuần điện mang tên Roadster sử dụng toàn bộ nguồn điện cao áp mà không cần đến ắc-quy chì 12V. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu người dùng "bỏ mặc" xe, không sử dụng từ 1-2 tháng hoặc có thể ngắn hơn, bộ pin trên xe có thể bị hư hại hoàn toàn và không thể khởi động được nữa. Chi phí thay pin lúc này là rất lớn, lên tới 40.000 USD. Sự tốn kém không đáng có này có thể được cứu vãn nếu chiếc Tesla trang bị một ắc-quy 12V thường có giá vài trăm USD.
Sau sự cố trên, Tesla đã thay đổi thiết kế và sử dụng thêm ắc-quy 12V cho các mẫu xe sau này. Nhiều hãng xe đã rút kinh nghiệm từ Tesla để bố trí thêm vị trí gắn bình ắc-quy 12V trên ô tô điện.
Các thiết bị sử dụng nguồn điện 12V hiện nay rất thông dụng và có giá thành thấp nên vẫn được trang bị trên các mẫu ô tô điện, giúp giảm chi phí sản xuất xe tối ưu nhất, đây là lý do tất cả các mẫu ô tô điện hiện nay vẫn sử dụng bình ắc-quy axit chì 12V, trong khi hệ thống pin cao áp chỉ để vận hành động cơ và hệ thống điều hòa.
Bình ắc-quy 12V trên ô tô điện giúp tránh sự cố làm "thủng màng túi" của chủ xe
Ngoài ra, tất cả các ECU trong ô tô điện đều được cấp nguồn từ điện áp thấp, cũng như các rơ-le nguồn có chức năng tách nguồn điện từ bộ pin cao áp và phần còn lại của hệ thống điện áp cao trong xe. Sự tách biệt đó cho phép xe điện ngắt điện áp cao khỏi điện áp thấp một cách an toàn khi xe không được sử dụng hoặc trong trường hợp va chạm.
Bên cạnh đó, trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc hư hại, bình ắc-quy 12V sẽ giúp duy trì các thiết bị điện như đèn khẩn cấp, đèn chiếu sáng, hệ thống thông tin liên lạc,... bởi lúc này máy tính đã tự động tắt nguồn pin chính để đề phòng hỏa hoạn có thể xảy ra.
Thực tế ngành công nghiệp ô tô hiện nay đã tiêu chuẩn hóa các bộ phận của bên thứ 3 như túi khí, đèn, mô-tơ gạt nước, cửa sổ điện, cửa nâng điện, gương, quạt, tay lái trợ lực, phanh trợ lực, A/C,… hoạt động trên điện áp 12V. Có thể thấy, trong tương lai gần và xa hơn, ắc-quy 12V dạng axit chì vẫn còn chỗ đứng trong ngành công nghiệp ô tô điện.