Viêm gan B có nên ăn trứng gà vịt không?

VTTH.

Well-known member
Em nghe nói người viêm gan B phải ăn uống kiêng khem, không nên ăn trứng gà vịt, nhất là trứng vịt lộn vì sẽ làm chức năng gan thêm suy yếu và bệnh tiến triển nặng thêm. Em không biết thông tin này đúng hay sai? (Dạ Lan, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai)

Trả lời:

Để trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn cần biết dưỡng chất có trong trứng gà, vịt có thành phần gì và những thành phần này có ảnh hưởng như thế nào đến chức năng của gan hay không.

Trứng gà, trứng vịt là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm: protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, nhất là là nguồn protein nguyên chất dồi dào có nhiều trong lòng đỏ. Trứng gà chứa khoảng 186 mg cholesterol, trong đó nồng độ cholesterol trong trứng vịt khoảng 600 mg. Nhiều người bị bệnh viêm gan B ăn trứng lo ngại thành phần cholesterol có mặt trong thực phẩm này.

Tuy nhiên, không phải người bị viêm gan B không thể ăn trứng gà mà tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Người viêm gan B ở giai đoạn ổn định sẽ có chế độ ăn uống như người bình thường, cần dung nạp đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu, bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Do vậy, người chưa bị xơ hóa gan tiến triển nặng hoặc xơ gan hoặc không bị viêm gan cấp tính, mỗi tuần có thể ăn được 3 trứng gà. Trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn như xơ gan, bạn nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế lòng đỏ để không gây hại đến chức năng của gan.

Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh gan mà bạn có nên dùng trứng hay không. Ảnh: Freepik

Trứng gà chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng tùy thuộc vào giai đoạn bệnh gan mà bạn có nên dùng trứng hay không. Ảnh: Freepik

Nhiều người cũng thắc mắc viêm gan virus B mạn có ăn trứng vịt lộn không. Đối với trứng vịt lộn cũng tùy từng giai đoạn tổn thương gan, người bị viêm gan B mạn ổn định (chưa hoặc đang điều trị) hoặc người khỏe mạnh nên ăn tối đa 2 quả mỗi tuần, chia thành 2 thời điểm khác nhau trong tuần, nên ăn vào buổi sáng hoặc trưa. Nếu viêm gan B mạn dù ổn định nhưng kèm các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, gout hoặc viêm gan B mạn đã có biến chứng xơ hóa gan nặng, xơ gan hoặc ung thư gan thì nên hạn chế tối đa trứng vịt lộn. Những người này có thể thay thế bằng lòng trắng trứng gà, trứng chim cút nhằm giảm bớt thành phần cholesterol cũng như các rối loạn chuyển hóa liên quan do cholesterol gây ra

Bởi vì trứng vịt lộn có hàm lượng cholesterol cao không chỉ gây đầy bụng, khó tiêu, mà còn có thể gây xơ vữa động mạch, tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Người bị viêm gan B với xơ hóa gan nặng hoặc xơ gan chức năng của gan bị suy giảm, khả năng sàng lọc chất độc hại giảm sút nên lưu ý khi ăn trứng vịt lộn. Bởi lượng đạm quá nhiều từ trứng vịt lộn sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn và một khi gan hoạt động quá sức dễ dẫn đến suy gan. Do vậy, những người bệnh viêm gan kết hợp gan nhiễm mỡ, bệnh lý tim mạch, rối loạn lipid máu, gout... nên hạn chế ăn hoặc kiêng hẳn trứng vịt lộn.

Bác sĩ Trung đang thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Trung đang thăm khám cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Viêm gan B mạn tính là bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, cho đến nay, viêm gan B mạn vẫn chưa có thuốc đặc trị để có thể chữa khỏi hoàn toàn, mà chỉ kiểm soát, ức chế để bệnh không tiến triển nặng. Do vậy, điều chỉnh lối sống lành mạnh, dinh dưỡng cân đối, phù hợp rất quan trọng.

Người bệnh gan nên hạn chế dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, đồ nướng, ưu tiên các món hấp, luộc, tăng cường rau xanh, trái cây để giảm thiểu áp lực cho gan. Người bệnh cũng nên bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá, tập thói quen ngủ trước 23h và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, thể dục điều độ, thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
 
Bên trên