Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm.
Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 69% so với năm 2019. Kết quả đạt được vượt xa mục tiêu đặt ra đầu năm là đón 8 triệu lượt khách trong năm nay.
Trong tháng 10, hơn 5,2 triệu lượt khách nội địa đã đi du lịch. Trong đó 3,7 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng số khách nội địa 10 tháng đầu năm đạt gần 100 triệu lượt.
Khách Tây Ban Nha tạo dáng tại Hội An hồi tháng 9. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn
Đầu tháng 10, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTTDL) cho biết sẽ báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên 12,5-13 triệu lượt khách. Con số này theo các chuyên gia du lịch tại Việt Nam đánh giá là "hoàn toàn có thể đạt được". Đầu năm nay, TAB công bố dự báo về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm và từng tháng. Dự kiến đến cuối năm Việt Nam sẽ đón 12-13 triệu lượt khách, trùng với con số mà Bộ VNTTDL dự kiến nâng lên.
Hàn Quốc vẫn tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 10 tháng đầu năm với 2,9 triệu lượt. Trung Quốc đại lục đứng thứ hai với 1,3 triệu lượt. Các thị trường còn lại theo thứ tự là Mỹ (667.000), Đài Loan (606.000), Nhật Bản (469.000), Thái Lan (392.000), Malaysia (372.000), Campuchia (326.000), Australia và Ấn Độ (cùng đạt 314.000 lượt).
Tại châu Âu, 3 thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam gồm Anh (206.000 lượt), Pháp (169.000), Đức (159.000). Mùa cao điểm du lịch của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với khách quốc tế là tháng 8 với hơn 1,2 triệu lượt và khách nội địa là tháng 6, với hơn 13,5 triệu lượt.
Tổng thu du lịch 10 tháng đầu năm ước đạt gần 583.000 tỷ đồng, đạt gần 90% mục tiêu đề ra cả năm là 650.000 tỷ đồng. Tổng cục Thống kê đánh giá trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ - du lịch được coi là một điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội 3 quý đầu năm, khu vực dịch vụ - du lịch tăng trưởng 6,24%, đóng góp 53,34% trong mức tăng trưởng chung của GDP.
Về động lực tăng trưởng trong tháng 10, Cục Du lịch Quốc gia nhận xét hầu hết những thị trường lớn đều tăng trưởng, trong đó "động lực lớn" đến từ thị trường Thái Lan với độ tăng trưởng đạt 35%, tiếp đến là Đài Loan đạt 18,7%, Australia tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 15,5%. Hàn Quốc tăng 3,4%, Trung Quốc đại lục tăng 6,8% và Mỹ là 8,9%.
Trong 10 tháng đầu năm lượng khách Thái Lan đến Việt Nam đạt 392.000 lượt, tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái là 114.000 lượt và gần bằng trước dịch là 397.000 lượt. Tháng 10, lượng khách Thái Lan đạt gần 41.000 lượt, bằng 128% so với tháng 9.
Một máy bay của hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways có chuyến khứ hồi đầu tiên tại sân bay Nội Bài ngày 29/10 sau nhiều năm hoãn vì Covid-19. Ảnh: HG
Chủ tịch HĐQT HG Aviation Ngô Minh Đức cho biết Việt Nam và Thái Lan có lợi thế nhiều chuyến bay, hãng bay, khoảng cách địa lý gần, hành khách mất khoảng gần hai tiếng để bay từ Bangkok đến Hà Nội. Nếu đến TP HCM, thời gian bay khoảng 70-80 phút.
Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu lượt, tăng 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 69% so với năm 2019. Kết quả đạt được vượt xa mục tiêu đặt ra đầu năm là đón 8 triệu lượt khách trong năm nay.
Trong tháng 10, hơn 5,2 triệu lượt khách nội địa đã đi du lịch. Trong đó 3,7 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng số khách nội địa 10 tháng đầu năm đạt gần 100 triệu lượt.
Khách Tây Ban Nha tạo dáng tại Hội An hồi tháng 9. Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn
Đầu tháng 10, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTTDL) cho biết sẽ báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu đón khách quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên 12,5-13 triệu lượt khách. Con số này theo các chuyên gia du lịch tại Việt Nam đánh giá là "hoàn toàn có thể đạt được". Đầu năm nay, TAB công bố dự báo về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm và từng tháng. Dự kiến đến cuối năm Việt Nam sẽ đón 12-13 triệu lượt khách, trùng với con số mà Bộ VNTTDL dự kiến nâng lên.
Hàn Quốc vẫn tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 10 tháng đầu năm với 2,9 triệu lượt. Trung Quốc đại lục đứng thứ hai với 1,3 triệu lượt. Các thị trường còn lại theo thứ tự là Mỹ (667.000), Đài Loan (606.000), Nhật Bản (469.000), Thái Lan (392.000), Malaysia (372.000), Campuchia (326.000), Australia và Ấn Độ (cùng đạt 314.000 lượt).
Tại châu Âu, 3 thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam gồm Anh (206.000 lượt), Pháp (169.000), Đức (159.000). Mùa cao điểm du lịch của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm với khách quốc tế là tháng 8 với hơn 1,2 triệu lượt và khách nội địa là tháng 6, với hơn 13,5 triệu lượt.
Tổng thu du lịch 10 tháng đầu năm ước đạt gần 583.000 tỷ đồng, đạt gần 90% mục tiêu đề ra cả năm là 650.000 tỷ đồng. Tổng cục Thống kê đánh giá trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ - du lịch được coi là một điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo Báo cáo Kinh tế - xã hội 3 quý đầu năm, khu vực dịch vụ - du lịch tăng trưởng 6,24%, đóng góp 53,34% trong mức tăng trưởng chung của GDP.
Về động lực tăng trưởng trong tháng 10, Cục Du lịch Quốc gia nhận xét hầu hết những thị trường lớn đều tăng trưởng, trong đó "động lực lớn" đến từ thị trường Thái Lan với độ tăng trưởng đạt 35%, tiếp đến là Đài Loan đạt 18,7%, Australia tăng 17,2%, Ấn Độ tăng 15,5%. Hàn Quốc tăng 3,4%, Trung Quốc đại lục tăng 6,8% và Mỹ là 8,9%.
Trong 10 tháng đầu năm lượng khách Thái Lan đến Việt Nam đạt 392.000 lượt, tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái là 114.000 lượt và gần bằng trước dịch là 397.000 lượt. Tháng 10, lượng khách Thái Lan đạt gần 41.000 lượt, bằng 128% so với tháng 9.
Một máy bay của hàng không quốc gia Thái Lan Thai Airways có chuyến khứ hồi đầu tiên tại sân bay Nội Bài ngày 29/10 sau nhiều năm hoãn vì Covid-19. Ảnh: HG
Chủ tịch HĐQT HG Aviation Ngô Minh Đức cho biết Việt Nam và Thái Lan có lợi thế nhiều chuyến bay, hãng bay, khoảng cách địa lý gần, hành khách mất khoảng gần hai tiếng để bay từ Bangkok đến Hà Nội. Nếu đến TP HCM, thời gian bay khoảng 70-80 phút.