Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng kết hợp điện ảnh và du lịch thành chiến dịch quảng bá lớn, bạn bè quốc tế sẽ biết đến "thế mạnh của Việt Nam".
Phát biểu tại tọa đàm "Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới" ngày 10/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Văn hóa Thể Thao & Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết trong 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, điện ảnh và du lịch là hai ngành trọng tâm. Sức mạnh của điện ảnh không chỉ ở lĩnh vực nghệ thuật mà còn ở yếu tố văn hóa. Nếu Việt Nam biết tận dụng thế mạnh này gắn kết điện ảnh - du lịch, sức lan tỏa về điểm đến tới du khách quốc tế sẽ rất cao.
Việt Nam có cảnh quan hùng vĩ, văn hóa đặc sắc, ẩm thực đa dạng, con người thân thiện cùng nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch thông qua lĩnh vực điện ảnh cũng như trở thành điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Theo Bộ trưởng Hùng, ngành du lịch cần chủ động, đi đầu trong quảng bá, xúc tiến để quốc tế biết được những tiềm năng, thế mạnh này của Việt Nam.
"Nếu chúng ta ở im trong nhà đóng cửa, không ai biết Việt Nam có gì", ông Hùng nói.
Làng thổ dân gần đầm Vân Long, Ninh Bình xuất hiện trong phim bom tấn Kong: Skull Island. Ảnh cắt từ video
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 289px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Làng thổ dân gần đầm Vân Long, Ninh Bình xuất hiện trong phim bom tấn Kong: Skull Island. Ảnh cắt từ video
Bộ trưởng cũng yêu cầu ngành du lịch cần nghiên cứu, giới thiệu những cái lạ, điểm mới tới bạn bè quốc tế thông qua những chiến dịch trọng điểm, tổng thể thay vì tràn lan hoặc nhỏ lẻ. Chỉ khi nào cùng đồng loạt quảng bá về du lịch thì Việt Nam mới có thể tạo được tiếng vang, thu hút du khách và đạt hiệu quả.
Cục trưởng Du lịch Quốc gia Nguyễn Trùng Khánh cũng khẳng định nhiều quốc gia trở thành tiêu điểm hút khách nhờ vào các bộ phim điện ảnh. Theo thống kê, từ năm 2001, sau khi các phần phim Chúa Nhẫn (Lord of the Rings) phát hành, lượng khách quốc tế đến New Zealand, nơi quay bộ phim, tăng 50%. Tại Anh, trong giai đoạn 2011-2014, loạt phim Harry Potter đã giúp quốc gia này tăng 230% lượng khách. Mọi người đổ xô đến các phim trường, nơi quay Harry Potter để tham quan. Các điểm đến ở Croatia, Iceland, Bắc Ireland, Scotland sau khi xuất hiện trong bộ phim Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) cũng trở thành điểm hút khách du lịch.
Một cảnh quay tại TP HCM trong phim A Tourist's Guide to Love. Ảnh: Netflix
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một cảnh quay tại TP HCM trong phim A Tourist's Guide to Love. Ảnh: Netflix
Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024, trụ cột tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam được đánh giá cao, xếp hạng 26 và 28. Cục trưởng Khánh đánh giá đây là nguồn tài nguyên tốt để phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh. Thành công của phim Kong: Skull Island với những cảnh quay tại Hạ Long, Quảng Bình, Ninh Bình cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành phim trường của những bộ phim bom tấn của Hollywood.
Một trong những tỉnh thành có ngành du lịch được hưởng lợi nhiều nhất từ điện ảnh là Ninh Bình. Theo Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh, điện ảnh đã và đang góp phần không nhỏ thu hút khách quốc tế đến đây. Năm 1992, bộ phim Đông Dương có một số cảnh quay tại Tam Cốc - Bích Động. Sau khi phim công chiếu, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được nhiều khách quốc tế biết đến, đặc biệt là du khách Pháp. Hiện nay khách du lịch Pháp và các nước châu Âu chiếm 80% lượng khách đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, làm thay đổi cơ cấu khách du lịch nơi đây. Trước đây, hầu như không có khách du lịch quốc tế.
Phát biểu tại tọa đàm "Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới" ngày 10/9 tại Hà Nội, Bộ trưởng Văn hóa Thể Thao & Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng cho biết trong 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa, điện ảnh và du lịch là hai ngành trọng tâm. Sức mạnh của điện ảnh không chỉ ở lĩnh vực nghệ thuật mà còn ở yếu tố văn hóa. Nếu Việt Nam biết tận dụng thế mạnh này gắn kết điện ảnh - du lịch, sức lan tỏa về điểm đến tới du khách quốc tế sẽ rất cao.
Việt Nam có cảnh quan hùng vĩ, văn hóa đặc sắc, ẩm thực đa dạng, con người thân thiện cùng nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch thông qua lĩnh vực điện ảnh cũng như trở thành điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Theo Bộ trưởng Hùng, ngành du lịch cần chủ động, đi đầu trong quảng bá, xúc tiến để quốc tế biết được những tiềm năng, thế mạnh này của Việt Nam.
"Nếu chúng ta ở im trong nhà đóng cửa, không ai biết Việt Nam có gì", ông Hùng nói.
Làng thổ dân gần đầm Vân Long, Ninh Bình xuất hiện trong phim bom tấn Kong: Skull Island. Ảnh cắt từ video
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 289px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
![Làng thổ dân gần đầm Vân Long, Ninh Bình xuất hiện trong phim bom tấn Kong: Skull Island. Ảnh cắt từ video](https://i1-dulich.vnecdn.net/2024/09/10/1-3244-1725961811.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dFdzbRErI-RsERq9KVyNTA)
Làng thổ dân gần đầm Vân Long, Ninh Bình xuất hiện trong phim bom tấn Kong: Skull Island. Ảnh cắt từ video
Bộ trưởng cũng yêu cầu ngành du lịch cần nghiên cứu, giới thiệu những cái lạ, điểm mới tới bạn bè quốc tế thông qua những chiến dịch trọng điểm, tổng thể thay vì tràn lan hoặc nhỏ lẻ. Chỉ khi nào cùng đồng loạt quảng bá về du lịch thì Việt Nam mới có thể tạo được tiếng vang, thu hút du khách và đạt hiệu quả.
Cục trưởng Du lịch Quốc gia Nguyễn Trùng Khánh cũng khẳng định nhiều quốc gia trở thành tiêu điểm hút khách nhờ vào các bộ phim điện ảnh. Theo thống kê, từ năm 2001, sau khi các phần phim Chúa Nhẫn (Lord of the Rings) phát hành, lượng khách quốc tế đến New Zealand, nơi quay bộ phim, tăng 50%. Tại Anh, trong giai đoạn 2011-2014, loạt phim Harry Potter đã giúp quốc gia này tăng 230% lượng khách. Mọi người đổ xô đến các phim trường, nơi quay Harry Potter để tham quan. Các điểm đến ở Croatia, Iceland, Bắc Ireland, Scotland sau khi xuất hiện trong bộ phim Trò chơi vương quyền (Game of Thrones) cũng trở thành điểm hút khách du lịch.
Một cảnh quay tại TP HCM trong phim A Tourist's Guide to Love. Ảnh: Netflix
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
![Một cảnh quay tại TP HCM trong phim A Tourists Guide to Love. Ảnh:Netflix](https://i1-dulich.vnecdn.net/2024/09/10/12-1710-1725961811.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KpaG_ZUsLSCAw2JPd1cTfg)
Một cảnh quay tại TP HCM trong phim A Tourist's Guide to Love. Ảnh: Netflix
Theo xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2024, trụ cột tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của Việt Nam được đánh giá cao, xếp hạng 26 và 28. Cục trưởng Khánh đánh giá đây là nguồn tài nguyên tốt để phát triển du lịch kết hợp với điện ảnh. Thành công của phim Kong: Skull Island với những cảnh quay tại Hạ Long, Quảng Bình, Ninh Bình cho thấy Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành phim trường của những bộ phim bom tấn của Hollywood.
Một trong những tỉnh thành có ngành du lịch được hưởng lợi nhiều nhất từ điện ảnh là Ninh Bình. Theo Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh, điện ảnh đã và đang góp phần không nhỏ thu hút khách quốc tế đến đây. Năm 1992, bộ phim Đông Dương có một số cảnh quay tại Tam Cốc - Bích Động. Sau khi phim công chiếu, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động được nhiều khách quốc tế biết đến, đặc biệt là du khách Pháp. Hiện nay khách du lịch Pháp và các nước châu Âu chiếm 80% lượng khách đến khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, làm thay đổi cơ cấu khách du lịch nơi đây. Trước đây, hầu như không có khách du lịch quốc tế.