Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới về cuộc gọi thông báo tích hợp mã định danh trên Cổng dịch vụ công.
Mới đây, ông P (sinh năm 1963; trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ UBND phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đề nghị ông tích hợp mã định danh tại nhà. Sau đó, đối tượng này yêu cầu ông tải phần mềm Dịch vụ công giả mạo.
Ngay sau khi đăng nhập, ông P phải quét camera nhận diện trong phần mềm. Đến ngày hôm sau, ông P phát hiện ra tài khoản chứng khoán của mình đã mất quyền kiểm soát, bị bán và chuyển hết tiền cho tài khoản khác. Tổng số tiền ông P bị mất là 3 tỷ đồng.
Phía Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo cán bộ của UBND phường/xã gọi điện thông báo người dân tích hợp mã định danh trên Cổng dịch vụ công. Đối tượng gợi ý người dân thực hiện việc tích hợp bằng phần mềm Dịch vụ công giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ cơ quan Nhà nước để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo
Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, để tránh trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo sử dụng ứng dụng dịch vụ công giả mạo, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân:
- Nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại. Đồng thời, liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện.
- Cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm. Tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, đừng vội đồng ý tất cả các điều khoản. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store, kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển).
- Nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.
Mới đây, ông P (sinh năm 1963; trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ UBND phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội đề nghị ông tích hợp mã định danh tại nhà. Sau đó, đối tượng này yêu cầu ông tải phần mềm Dịch vụ công giả mạo.
Ngay sau khi đăng nhập, ông P phải quét camera nhận diện trong phần mềm. Đến ngày hôm sau, ông P phát hiện ra tài khoản chứng khoán của mình đã mất quyền kiểm soát, bị bán và chuyển hết tiền cho tài khoản khác. Tổng số tiền ông P bị mất là 3 tỷ đồng.
Phía Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay, thành phố xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo cán bộ của UBND phường/xã gọi điện thông báo người dân tích hợp mã định danh trên Cổng dịch vụ công. Đối tượng gợi ý người dân thực hiện việc tích hợp bằng phần mềm Dịch vụ công giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ cơ quan Nhà nước để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo
Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, để tránh trở thành nạn nhân của chiêu lừa đảo sử dụng ứng dụng dịch vụ công giả mạo, Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân:
- Nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng. Không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại. Đồng thời, liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện.
- Cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm. Tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk. Khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào, người dùng cũng nên đọc kỹ thông tin, đừng vội đồng ý tất cả các điều khoản. Chỉ truy cập, tải và cài đặt ứng dụng chính thức thông qua Google Play và Apple Store, kiểm tra thông tin tác giả (nhà phát triển).
- Nên sử dụng những phương thức bảo vệ tài khoản sinh trắc học như vân tay, nhận diện khuôn mặt... để đăng nhập ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.