Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Năm, ngày 29/08/2024 11:59 AM (GMT+7)
Chia sẻ
Vườn dừa hiện đã phát triển khoảng 2200 gốc và đang mở rộng thêm 100 hecta, dự kiến sẽ trồng thêm khoảng 4000 - 5000 cây trong thời gian tới.
Tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, anh Võ Hoàng Vĩnh đã làm nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ấn tượng từ những cây dừa xiêm Mã Lai. Với khát vọng làm giàu trên chính quê hương và tạo công ăn việc làm cho bà con, anh Vĩnh đã thành công trong việc trồng và xuất khẩu giống dừa này, mang lại nguồn kinh tế cao cho gia đình.
Năm 2019, sau khi được một người bạn giới thiệu về giống dừa xiêm Mã Lai, anh Vĩnh đã bắt đầu tìm hiểu sâu về cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc từ các kỹ sư nông nghiệp. Loại dừa này nổi bật với vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm và đặc biệt dễ trồng. Quyết định cải tạo đất ruộng của gia đình để trồng dừa, anh chia sẻ: “Trước đây tôi nuôi tôm nhưng kinh tế không phát triển, nên tôi quyết định đầu tư vào trồng dừa. Lúc đầu, gia đình tôi có chút tiếc nuối, và bản thân tôi cũng cảm thấy bùi ngùi khi phải cải tạo toàn bộ đất ruộng của gia đình mình.”
Nhờ sự cần cù và ham học hỏi của mình, nhiều năm liền anh Võ Hoàng Vĩnh được công nhận là nông dân sản xuất giỏi của địa phương
Với đặc tính dễ trồng và yêu cầu chăm sóc không nhiều, cả vườn dừa kéo dài hơn 1km, anh chỉ cần thuê 3 nhân công để bón phân, nhổ cỏ, chặt nhánh chết và vệ sinh vườn. Cây dừa xiêm Mã Lai cần được bón phân hàng tháng và có thể trồng ở diện tích hẹp. Để tối ưu hóa không gian, anh Vĩnh còn thí nghiệm trồng xen canh cây mít, giúp tận dụng phần đất trống và tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Được biết, dừa xiêm Mã Lai có 2 loại và loại anh Vĩnh đang theo trồng là dừa Mã Lai chu
Nhờ vào sự ham học hỏi, anh Vĩnh đã nghiên cứu cách tưới nước tiết kiệm nhân công. Anh thuê người chế tạo một hệ thống tưới nước tự động, giảm bớt công sức và nâng cao hiệu quả chăm sóc cây. Hiện tại, vườn dừa của anh đã phát triển khoảng 2200 gốc và đang mở rộng thêm 100 hecta, dự kiến sẽ trồng thêm khoảng 4000 - 5000 cây trong thời gian tới.
Dừa xiêm Mã Lai này có chiều dài thân cây chỉ khoảng 1 mét nhưng lại cho rất nhiều trái, mang lợi nhiều lợi ích cho người trồng
Sau 5 năm chăm sóc, vườn dừa xiêm Mã Lai của anh đã bắt đầu cho trái và xuất khẩu sang các nước, mang lại thu nhập khoảng 70-100 triệu đồng mỗi tháng. Mô hình trồng dừa xiêm Mã Lai của anh hiện đang trong quá trình được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện.
Anh Vĩnh đang lên kế hoạch cùng người bạn thân phát triển một khu du lịch sinh thái kết hợp với vườn dừa, nhằm mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm trò chơi dân gian, tham quan và thưởng thức những trái dừa thơm mát, tốt cho sức khỏe.
Chia sẻ
Bài và ảnh: Thùy Trang
Chia sẻ
Vườn dừa hiện đã phát triển khoảng 2200 gốc và đang mở rộng thêm 100 hecta, dự kiến sẽ trồng thêm khoảng 4000 - 5000 cây trong thời gian tới.
Tại ấp Vĩnh Bình, xã Vĩnh Tuy, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, anh Võ Hoàng Vĩnh đã làm nên một câu chuyện khởi nghiệp đầy ấn tượng từ những cây dừa xiêm Mã Lai. Với khát vọng làm giàu trên chính quê hương và tạo công ăn việc làm cho bà con, anh Vĩnh đã thành công trong việc trồng và xuất khẩu giống dừa này, mang lại nguồn kinh tế cao cho gia đình.
Năm 2019, sau khi được một người bạn giới thiệu về giống dừa xiêm Mã Lai, anh Vĩnh đã bắt đầu tìm hiểu sâu về cây giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc từ các kỹ sư nông nghiệp. Loại dừa này nổi bật với vỏ mỏng, gáo to, nước ngọt thơm và đặc biệt dễ trồng. Quyết định cải tạo đất ruộng của gia đình để trồng dừa, anh chia sẻ: “Trước đây tôi nuôi tôm nhưng kinh tế không phát triển, nên tôi quyết định đầu tư vào trồng dừa. Lúc đầu, gia đình tôi có chút tiếc nuối, và bản thân tôi cũng cảm thấy bùi ngùi khi phải cải tạo toàn bộ đất ruộng của gia đình mình.”
Nhờ sự cần cù và ham học hỏi của mình, nhiều năm liền anh Võ Hoàng Vĩnh được công nhận là nông dân sản xuất giỏi của địa phương
Với đặc tính dễ trồng và yêu cầu chăm sóc không nhiều, cả vườn dừa kéo dài hơn 1km, anh chỉ cần thuê 3 nhân công để bón phân, nhổ cỏ, chặt nhánh chết và vệ sinh vườn. Cây dừa xiêm Mã Lai cần được bón phân hàng tháng và có thể trồng ở diện tích hẹp. Để tối ưu hóa không gian, anh Vĩnh còn thí nghiệm trồng xen canh cây mít, giúp tận dụng phần đất trống và tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Được biết, dừa xiêm Mã Lai có 2 loại và loại anh Vĩnh đang theo trồng là dừa Mã Lai chu
Nhờ vào sự ham học hỏi, anh Vĩnh đã nghiên cứu cách tưới nước tiết kiệm nhân công. Anh thuê người chế tạo một hệ thống tưới nước tự động, giảm bớt công sức và nâng cao hiệu quả chăm sóc cây. Hiện tại, vườn dừa của anh đã phát triển khoảng 2200 gốc và đang mở rộng thêm 100 hecta, dự kiến sẽ trồng thêm khoảng 4000 - 5000 cây trong thời gian tới.
Dừa xiêm Mã Lai này có chiều dài thân cây chỉ khoảng 1 mét nhưng lại cho rất nhiều trái, mang lợi nhiều lợi ích cho người trồng
Sau 5 năm chăm sóc, vườn dừa xiêm Mã Lai của anh đã bắt đầu cho trái và xuất khẩu sang các nước, mang lại thu nhập khoảng 70-100 triệu đồng mỗi tháng. Mô hình trồng dừa xiêm Mã Lai của anh hiện đang trong quá trình được công nhận là sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện.
Anh Vĩnh đang lên kế hoạch cùng người bạn thân phát triển một khu du lịch sinh thái kết hợp với vườn dừa, nhằm mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm trò chơi dân gian, tham quan và thưởng thức những trái dừa thơm mát, tốt cho sức khỏe.
Chia sẻ
Bài và ảnh: Thùy Trang