Wat Phou - ngôi đền Phật giáo hơn 1.000 tuổi ở Lào

Võ Xuân Trường

Well-known member
Wat Phou - ngôi đền Phật giáo hơn 1.000 tuổi ở Lào

Lào - Wat Phou nằm ở Pakse thuộc tỉnh Champasak đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Không chỉ có núi sông hùng vĩ, cánh đồng màu mỡ, Champasak - một tỉnh miền Nam của Lào còn là vùng đất đã có lịch sử lâu đời, tiêu biểu là quần thể di tích đền Wat Phou. Địa điểm du lịch nổi tiếng này cách sông Mekong chừng 6km, cách thủ đô Vientiane 670 km.
Không chỉ có những cánh đồng màu mỡ, núi sông trải dài, Champasak - một tỉnh miền Nam của Lào còn là vùng đất có lịch sử lâu đời, tiêu biểu là quần thể di tích đền Wat Phou. Địa điểm du lịch nổi tiếng này cách sông Mekong khoảng 6km, cách thủ đô Vientiane 670 km.
Đến du lịch Wat Phou lần thứ hai vào cuối tháng 10, anh Đàm Quốc Khánh (Hưng Yên) chia sẻ, vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây vẫn luôn khiến anh mê đắm. Wat Phou là ngôi đền cổ xưa nhất của Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu thờ thần Siva, đến thế kỷ XIII trở thành trung tâm Phật giáo của vùng Nam Lào.
Đến thăm Wat Phou lần thứ hai vào cuối tháng 10, anh Đàm Quốc Khánh (Hưng Yên) chia sẻ, vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây vẫn luôn khiến anh mê đắm. Wat Phou là đền thờ cổ xưa nhất của Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu thờ thần Shiva, đến thế kỷ XIII trở thành trung tâm Phật giáo của vùng Nam Lào.
“Wat Phou” còn được gọi là “chùa Núi” bởi đền được xây dựng dưới chân núi thiêng cao 1.600m có tên là núi Voi. Ngoài ra, ngôi đền nằm trên một ngọn đồi thiêng gọi là đồi Linga, biểu tượng của thần Shiva, đồng thời là biểu tượng của sự sinh sản và duy trì nòi giống của loài người.
Wat Phou còn được gọi là “chùa Núi” bởi đền được xây dựng dưới chân núi thiêng cao 1.600m có tên là núi Voi. Ngoài ra, ngôi đền nằm trên ngọn đồi gọi là đồi Linga, biểu tượng của thần Shiva, cũng là biểu tượng của sự sinh sản và duy trì nòi giống của loài người.
Khi mới bước chân đến Wat Phou, anh Quốc Khánh kể lại, thấy ngay trước mắt là hàng trụ đá hình Linga, kéo dài thẳng tắp. Đi trên con đường nghiêng bóng những tán cây già, nam du khách người Việt như đang từng bước đến gần hơn với dấu tích văn minh cổ còn lưu lại qua hàng chục thế kỷ.
Khi mới bước chân đến Wat Phou, anh Quốc Khánh kể lại, thấy ngay trước mắt là hàng trụ đá hình Linga, kéo dài thẳng tắp. Đi trên con đường nghiêng bóng những tán cây già, nam du khách người Việt như đang từng bước đến gần hơn với dấu tích văn minh cổ còn lưu lại qua hàng trăm năm.
Cuối con đường là hai ngôi đền lớn nằm đối xứng hai bên, được xây bằng đá sa thạch nguyên khối nặng hàng tấn được lắp ráp nhờ các lỗ mộng hình tròn một cách tinh xảo. Hai ngôi đền đều quay mặt về hướng Đông để đón mặt trời mỗi sớm mai, nơi có sông Mê Kông và những cánh đồng trù phú của xứ Chăm Pa.
Cuối con đường là hai ngôi đền lớn nằm đối xứng, được xây bằng đá sa thạch nguyên khối nặng hàng tấn, lắp bởi các lỗ mộng hình tròn một cách tài hoa. Điểm đặc biệt là hai ngôi đền đều quay mặt về hướng Đông để đón ánh mặt trời, đồng thời là phía có sông Mekong và những cánh đồng bạt ngàn.
Mang kiến trúc Lào cổ, Wat Phou là quần thể kiến trúc tôn giáo lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa lịch sử của “đất nước triệu voi“. Nghệ thuật tài hoa của người Lào xưa còn được thể hiện qua hoa văn, bức phù điêu được chạm trổ tinh xảo, cầu kỳ.
Mang kiến trúc Lào cổ, Wat Phou là quần thể kiến trúc tôn giáo lưu giữ nhiều giá trị về văn hóa lịch sử của “đất nước triệu voi“. Nghệ thuật tài hoa của người Lào xưa còn được thể hiện qua hoa văn, bức phù điêu được chạm trổ tinh xảo, cầu kỳ. Trải qua hơn 10 thế kỷ, Wat Phou thu hút đông đảo khách du lịch bởi vẻ đẹp cổ kính, huyền bí.
Những bức tường nhuốm màu thời gian đã sờn đá, phủ kín rêu xanh. Giây phút vắng vẻ, tĩnh lặng càng làm tăng nét hoài cổ, tâm linh huyền ảo của Wat Phou.
Những bức tường nhuốm màu thời gian đã sờn đá, phủ kín rêu xanh. Giây phút vắng vẻ, tĩnh lặng càng làm tăng nét hoài cổ, tâm linh huyền ảo của Wat Phou.
Xưa kia, khi Phật giáo vào Lào, nơi đây thờ Phật. Do đó, ở chính điện phía trên không còn mái, có bức tượng Phật Thích Ca bằng đá lớn với các hương án nghi ngút khói hương. Đến nay, ngôi đền vẫn là nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo.
Trong chính điện phía trên không còn mái, có bức tượng Phật bằng đá lớn với các hương án nghi ngút khói hương. Đến nay, ngôi đền vẫn là nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo.
 Mỗi năm vào tháng 3 theo lịch Lào, lễ hội Wat Phou là lễ hội Phật giáo lớn nhất miền Nam Lào. Khách du lịch đến đây đi lễ Phật và cũng là để xin các lá xăm trước cửa chùa thỉnh lời Phật dạy làm việc thiện, cứu nhân độ thế và cầu mong cho sự an lành trong năm.
Mỗi năm vào tháng 3 theo lịch Lào, rất đông du khách tham gia lễ hội Wat Phou - lễ hội Phật giáo lớn nhất miền Nam Lào. Khách du lịch đến đây đi lễ, xin các lá xăm trước cửa chùa thỉnh lời Phật dạy làm việc thiện và cầu mong cho sự an lành trong năm.
 
Bên trên