Thịnh Lê
Well-known member
Nền tảng Windows thế hệ tiếp theo sẽ cập nhật nhanh hơn với mô-đun mới, tích hợp AI và hơn thế nữa.
Theo TechSpot, Microsoft đã dành nhiều năm để cố gắng hiện đại hóa nền tảng Windows, trong đó có nỗ lực xây dựng một phiên bản hoàn toàn riêng biệt (Windows 10X) cho người dùng mà không cần tới những thành phần cũ đã tích lũy qua nhiều năm.
Khi thế giới chuyển sang chế độ học tập và làm việc kết hợp, công ty đã quyết định hủy bỏ dự án và đưa những ý tưởng đó vào Windows, đồng thời loại bỏ những tính năng và ứng dụng được coi là không cần thiết.
Nỗ lực gần đây nhất trước khi Windows 11 ra đời là một nền tảng có tên "Windows Core OS". Ý tưởng của công ty với nó là xây dựng một hệ điều hành gọn nhẹ, được tinh gọn, làm cơ sở cho Windows dưới dạng mô-đun, sau đó có thể được đóng gói với các tính năng cần thiết để phù hợp với thiết bị đích, có thể là máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.
Khái niệm đó đưa ra rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, do đó, Microsoft đã chọn cách tiếp cận dần như những gì chúng ta thấy trên Windows 11.
Tuy nhiên, phóng viên Zac Bowden của trang Windows Central đã báo cáo rằng gã khổng lồ Redmond đang xây dựng phiên bản kế nhiệm cho Windows 11 – được biết đến là Windows 12, có tên mã là Hudson Valley – với nhiều khái niệm của Core OS trước đây, tất cả đều là một phần của dự án có tên là "CorePC".
Trong khi Windows 11 chủ yếu mang đến những thay đổi đối với giao diện người dùng và trải nghiệm mới lạ, Windows 12 được cho là sẽ được tách thành các “trạng thái” và “sống” trên các phân vùng khác nhau của ổ cứng. Điều này được cho là sẽ giúp việc quản lý và cập nhật Windows trở nên dễ dàng hơn đối với Microsoft và mang lại trải nghiệm ít rủi ro hơn cho người dùng Windows.
Hàm ý của việc xây dựng hệ điều hành tách biệt để giúp các tệp hệ thống sẽ được phân ra khỏi tệp người dùng và ứng dụng của bên thứ ba, từ đó hệ thống cũng trở nên an toàn hơn. Đồng thời, việc cập nhật một phần của Windows sẽ nhanh hơn và có thể giảm bớt yêu cầu khởi động lại hệ thống để hoàn tất.
Đối với các thiết bị được sử dụng trong giáo dục, việc xóa HĐH sẽ dễ dàng hơn theo cách tương tự như tính năng “powerwash” có trên Chromebook.
Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép Microsoft mang đến một nền tảng thân thiện hơi với các thiết bị có cấu hình phần cứng khiêm tốn. Bowden trích dẫn các nguồn nội bộ khẳng định phiên bản Windows 12 dành cho giáo dục chỉ chạy ứng dụng Office, Edge, Android và ứng dụng web sẽ nhẹ hơn từ 60 - 75% về yêu cầu lưu trữ khi so sánh với Windows 11 SE.
Các thiết bị giáo dục Windows sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn trong tương lai.
Đối với các thiết bị yêu cầu khả năng tương thích với các ứng dụng cũ, Windows 12 được cho là sẽ có một lớp tương thích có tên là "Neon" để giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi sang hệ điều hành mới.
Hiện tại, dự án “CorePC” vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, vì vậy còn rất nhiều thứ có thể thay đổi trước khi Microsoft quyết định cung cấp nó cho người dùng. Kế hoạch là Windows 12 sẽ đến vào khoảng năm 2024 nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Trong thời gian chờ đợi, Microsoft đã tăng tần suất phát hành tính năng cho Windows 11 để giờ đây hãng có thể phân phối các bản cập nhật chất lượng cao theo chu kỳ hàng tháng, thay vì gộp chúng lại để cập nhật theo năm.
Bản cập nhật đầu tiên theo chu kỳ mới đã đến vào đầu tháng này và sẽ không lâu nữa sẽ có bản cập nhật tiếp theo khi công ty cố gắng bổ sung thêm nhiều tính năng và tích hợp do AI cho Windows và các ứng dụng như Teams, Edge và Microsoft 365.
Theo TechSpot, Microsoft đã dành nhiều năm để cố gắng hiện đại hóa nền tảng Windows, trong đó có nỗ lực xây dựng một phiên bản hoàn toàn riêng biệt (Windows 10X) cho người dùng mà không cần tới những thành phần cũ đã tích lũy qua nhiều năm.
Khi thế giới chuyển sang chế độ học tập và làm việc kết hợp, công ty đã quyết định hủy bỏ dự án và đưa những ý tưởng đó vào Windows, đồng thời loại bỏ những tính năng và ứng dụng được coi là không cần thiết.
Nỗ lực gần đây nhất trước khi Windows 11 ra đời là một nền tảng có tên "Windows Core OS". Ý tưởng của công ty với nó là xây dựng một hệ điều hành gọn nhẹ, được tinh gọn, làm cơ sở cho Windows dưới dạng mô-đun, sau đó có thể được đóng gói với các tính năng cần thiết để phù hợp với thiết bị đích, có thể là máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.
Khái niệm đó đưa ra rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, do đó, Microsoft đã chọn cách tiếp cận dần như những gì chúng ta thấy trên Windows 11.
Microsoft không ngừng cải tiến cho nền tảng Windows.Tuy nhiên, phóng viên Zac Bowden của trang Windows Central đã báo cáo rằng gã khổng lồ Redmond đang xây dựng phiên bản kế nhiệm cho Windows 11 – được biết đến là Windows 12, có tên mã là Hudson Valley – với nhiều khái niệm của Core OS trước đây, tất cả đều là một phần của dự án có tên là "CorePC".
Trong khi Windows 11 chủ yếu mang đến những thay đổi đối với giao diện người dùng và trải nghiệm mới lạ, Windows 12 được cho là sẽ được tách thành các “trạng thái” và “sống” trên các phân vùng khác nhau của ổ cứng. Điều này được cho là sẽ giúp việc quản lý và cập nhật Windows trở nên dễ dàng hơn đối với Microsoft và mang lại trải nghiệm ít rủi ro hơn cho người dùng Windows.
Hàm ý của việc xây dựng hệ điều hành tách biệt để giúp các tệp hệ thống sẽ được phân ra khỏi tệp người dùng và ứng dụng của bên thứ ba, từ đó hệ thống cũng trở nên an toàn hơn. Đồng thời, việc cập nhật một phần của Windows sẽ nhanh hơn và có thể giảm bớt yêu cầu khởi động lại hệ thống để hoàn tất.
Đối với các thiết bị được sử dụng trong giáo dục, việc xóa HĐH sẽ dễ dàng hơn theo cách tương tự như tính năng “powerwash” có trên Chromebook.
Ngoài ra, cách tiếp cận này cũng sẽ cho phép Microsoft mang đến một nền tảng thân thiện hơi với các thiết bị có cấu hình phần cứng khiêm tốn. Bowden trích dẫn các nguồn nội bộ khẳng định phiên bản Windows 12 dành cho giáo dục chỉ chạy ứng dụng Office, Edge, Android và ứng dụng web sẽ nhẹ hơn từ 60 - 75% về yêu cầu lưu trữ khi so sánh với Windows 11 SE.
Các thiết bị giáo dục Windows sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn trong tương lai.
Đối với các thiết bị yêu cầu khả năng tương thích với các ứng dụng cũ, Windows 12 được cho là sẽ có một lớp tương thích có tên là "Neon" để giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi sang hệ điều hành mới.
Hiện tại, dự án “CorePC” vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, vì vậy còn rất nhiều thứ có thể thay đổi trước khi Microsoft quyết định cung cấp nó cho người dùng. Kế hoạch là Windows 12 sẽ đến vào khoảng năm 2024 nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Trong thời gian chờ đợi, Microsoft đã tăng tần suất phát hành tính năng cho Windows 11 để giờ đây hãng có thể phân phối các bản cập nhật chất lượng cao theo chu kỳ hàng tháng, thay vì gộp chúng lại để cập nhật theo năm.
Bản cập nhật đầu tiên theo chu kỳ mới đã đến vào đầu tháng này và sẽ không lâu nữa sẽ có bản cập nhật tiếp theo khi công ty cố gắng bổ sung thêm nhiều tính năng và tích hợp do AI cho Windows và các ứng dụng như Teams, Edge và Microsoft 365.