Thanh Tuấn
Well-known member
Xã An Phú là một trong những địa phương của huyện Mỹ Đức đang tìm hướng khai phá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng.
Cách trung tâm thành phố Hà nội 70km, An Phú là xã dân tộc miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Mỹ Đức. An Phú là vùng bán sơn địa của huyện Mỹ Đức, với khoảng 70% hộ dân là các hộ dân tộc thiểu số sinh sống tại 13 thôn, chủ yếu là đồng bào Mường và một số dân tộc thiểu số khác.
Theo đại diện UBND xã An Phú, xã miền núi này còn duy trì khá đều đặn Hội làng truyền thống, với những nghi lễ, nghi thức như phần rước kiệu, tế, lễ và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, các hoạt động văn nghệ như hát đối, hát giao duyên…
Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương có các món ăn đặc trưng dân dã của người Mường như thịt thui luộc, thịt lợn muối chua, măng chua nấu thịt gà… Đây đều là những món ăn dân dã của người Mường ở một xã miền núi của Hà Nội, nhưng mang phong vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc.
Đầm sen xã An Phú rộng gần 200 ha nằm giữa núi đồi huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ảnh: UBND xã An Phú
Dù sở hữu những bản sắc văn hóa độc đáo, An Phú lại là cái tên còn khá xa lạ trên bản đồ du lịch Hà Nội. Do đó, để đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch của địa phương này, Sở Du lịch Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức.
Mục đích của kế hoạch nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch của Hà Nội, tạo sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Mỹ Đức nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung để thúc đẩy thu hút khách du lịch. Từ đó, tạo mô hình điểm về du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
Kế hoạch hướng đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo tính bền vững trên cơ sở phát triển hoạt động du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Dự kiến hai đợt khảo sát sẽ được thực hiện, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành.
Qua đó, lấy ý kiến góp ý về việc lựa chọn một thôn, bản hoặc làng để xây dựng mô hình du lịch cộng; hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các dịch vụ phục vụ khách du lịch, không gian cảnh quan, môi trường... trước khi tổ chức công bố đưa vào khai thác đón khách du lịch.
Cách trung tâm thành phố Hà nội 70km, An Phú là xã dân tộc miền núi nằm ở phía Tây nam của huyện Mỹ Đức. An Phú là vùng bán sơn địa của huyện Mỹ Đức, với khoảng 70% hộ dân là các hộ dân tộc thiểu số sinh sống tại 13 thôn, chủ yếu là đồng bào Mường và một số dân tộc thiểu số khác.
Theo đại diện UBND xã An Phú, xã miền núi này còn duy trì khá đều đặn Hội làng truyền thống, với những nghi lễ, nghi thức như phần rước kiệu, tế, lễ và tổ chức các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, các hoạt động văn nghệ như hát đối, hát giao duyên…
Bên cạnh đó, ẩm thực địa phương có các món ăn đặc trưng dân dã của người Mường như thịt thui luộc, thịt lợn muối chua, măng chua nấu thịt gà… Đây đều là những món ăn dân dã của người Mường ở một xã miền núi của Hà Nội, nhưng mang phong vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc.
Dù sở hữu những bản sắc văn hóa độc đáo, An Phú lại là cái tên còn khá xa lạ trên bản đồ du lịch Hà Nội. Do đó, để đánh giá tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch và tiềm năng phát triển du lịch của địa phương này, Sở Du lịch Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức.
Mục đích của kế hoạch nhằm đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch của Hà Nội, tạo sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Mỹ Đức nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung để thúc đẩy thu hút khách du lịch. Từ đó, tạo mô hình điểm về du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm thực tế các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
Kế hoạch hướng đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo tính bền vững trên cơ sở phát triển hoạt động du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng và tinh thần tự lực của đồng bào dân tộc thiểu số; Thực hiện chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Dự kiến hai đợt khảo sát sẽ được thực hiện, với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia du lịch, doanh nghiệp lữ hành.
Qua đó, lấy ý kiến góp ý về việc lựa chọn một thôn, bản hoặc làng để xây dựng mô hình du lịch cộng; hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các dịch vụ phục vụ khách du lịch, không gian cảnh quan, môi trường... trước khi tổ chức công bố đưa vào khai thác đón khách du lịch.