Xe hydro có thể chạy hàng nghìn kilomet không cần sạc

THANHLINH

Well-known member
Mẫu xe 3 bánh Eco-Runner XIII hướng tới lập kỷ lục thế giới chạy quãng đường dài nhất bằng hydro mà không cần nạp niên liệu vào tháng 6/2023.

Nhóm sinh viên ở Đại học Công nghệ Delft đang tiếp tục cải tiến thiết kế của xe Eco-Runner XIII. Ảnh: Design Boom
Nhóm sinh viên ở Đại học Công nghệ Delft đang tiếp tục cải tiến thiết kế của xe Eco-Runner XIII. Ảnh: Design Boom

Dự án Eco-Runner Team Delft của đoàn sinh viên ở Đại học Công nghệ Delft phát triển mẫu xe hydro mini chạy trong thành phố mỗi năm, điều chỉnh thiết kế và khí động của phương tiện để đảm bảo mỗi năm, phiên bản mới nhất có thể phá vỡ kỷ lục của chính nó. Năm 2022, đội thiết kế giành giải nhất trong cuộc thi Hydrogen Efficiency Challenge với hiệu suất 5.047 km/kg hydro. Năm 2023, họ muốn kiểm tra liệu thiết kế xe gần đây có thể chạy quãng đường dài mà không cần nạp nhiên liệu hay không.

Thiết kế năm 2023 của Eco-Runner XIII trông giống sao chổi hoặc một vật thể bay không xác định (UFO) nhỏ gọn lao vọt qua đường phố. Phần nóc hình chiếc mào cho phép tài xế ngồi thẳng và nhìn qua cửa sổ nhỏ ở mặt trước và bên cạnh. Nóc xe dốc dần xuống nắp capô và thiết kế xe che đi 4 bánh. Khung giữa cửa trước chỉ để lộ một phần bánh xe, có thể giúp giảm độ mỏi vật liệu của phương tiện. Nhìn từ trên xuống, hình dáng của chiếc xe trông giống nửa tấm ván trượt hoặc chiếc thuyền với phần đuôi nhọn.

Eco-Runner Team Delft cho biết họ đang tìm cách đạt sự cân bằng giữa hiệu suất, sức mạnh và độ cứng chắc của xe kịp thời trước khi thử vượt qua quãng đường hơn 2.055 km trong một lượt chạy để lập kỷ lục thế giới. Nhằm tạo ra một chiếc xe siêu nhẹ, đội thiết kế sử dụng sợi carbon ở nhiều bộ phận của xe vốn thường làm bằng thép như đũa đẩy ở hệ thống lái hoặc dầm treo. Với vật liệu này, Eco-Runner XIII có thể lao về phía trước dễ dàng với trọng lượng và lực cản nhỏ hơn.

Đội thiết kế cũng cân nhắc hạn chế hao hụt năng lượng trong xe để đảm bảo tính hiệu quả và tốc độ. Hao hụt này bao gồm lực cản lăn, lực cản không khí, thất thoát năng lượng xảy ra khi biến đổi hydro thành điện hoặc biến đổi điện thành động năng trong motor điện. "Để giảm thiểu hao hụt năng lượng, chúng tôi thiết kế và phát triển motor điện mới tùy chỉnh với hiệu suất cao hơn. Chúng tôi cũng tối ưu hóa hệ thống truyền động với pin nhiên liệu mới phù hợp với nhu cầu", Eco-Runner Team Delft giải thích.

Theo Eco-Runner Team Delft, quá trình biến đổi hydro thành nhiên liệu xe của họ cho thấy tiềm năng trở thành lựa chọn thay thế hiệu quả của nguyên tố này trong ngành giao thông. Ở xe hydro Eco-Runner, hydro được biến đổi thành năng lượng điện, chỉ tạo ra hơi nước và nhiệt. Các sinh viên đang tìm cách cải tiến Eco-Runner XIII ở Dream Hall, địa điểm chuyên dụng ở sân trường Đại học Công nghệ Delft. Thiết kế xe gần đây công bố hôm 2/5 và được phác họa bởi studio Enshape Design sẽ là hình dáng cuối cùng của chiếc xe tham gia lập kỷ lục vào tháng 6.
 
Bên trên