Trần Trọng Luân
Guest
Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao…
Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945)
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, quảng cáo phát triển do sự ảnh hưởng và truyền bá lối sống tiêu dùng của người Pháp vào Việt Nam. Khắp từ trong Nam, ngoài Bắc, người ta dễ dàng bắt gặp những tấm áp-phích quảng cáo dán trên đường phố hay những cậu bé đeo biển quảng cáo (gọi là sandwich man). Trên đây là hình quảng cáo của Tuần báo Đàn bà có trụ sở ở Hà Nội với phong cách “giật tít” vô cùng độc đáo và hiệu quả.
Đây là một quảng cáo vô cùng thú vị của nhà thuốc Kim Hưng về sản phẩm thuốc trị hôi nách. Với cách thể hiện như một cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng sử dụng văn vần hài hước, quảng cáo này tạo nên sự gần gũi và thu hút đối với mọi độc giả.
Tới đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của nhiều tờ báo như “Đông Dương tạp chí”, “Nam Phong”, “Thực nghiệp”, số lượng quảng cáo in ở Hà Nội tăng lên chóng mặt. Từ may quần áo, dạy thêm, chiếu phim… tất cả đều được đăng thành quảng cáo trên báo chí.
Một trong số đó là quảng cáo đèn dầu Phoebus rất nổi tiếng được đăng trên tờ Phong Hóa “Đèn Phoebus. Vừa là đèn thắp sáng tới 300 bougies (ngọn nến), vừa là đèn để đun nấu. Lại có thể chế thành đèn sưởi được. Thắp bằng dầu hỏa (Petrole), nếu thiếu dầu hỏa dùng toàn dầu xăng (Essence) càng hay. Đến cả dùng dầu hỏa và dầu xăng pha với nhau cũng được”.
Áp-phích quảng cáo của cửa hàng đồ cổ La Perle (Trân Châu) trên đường Borgnis Desbordes (nay là đường Tràng Thi). Quảng cáo ghi rõ những mặt hàng kinh doanh của cửa hàng như tượng Phật, lồng đèn, tranh ảnh, đồ sành sứ, ngọc trai…
Tập đoàn Shell cũng đã có mặt rất sớm ở Việt Nam. Trụ sở Đông Dương của hãng tọa lạc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Với chiến lược quảng cáo rộng rãi của mình, hình ảnh của hãng quen thuộc tới nỗi người dân Hà Nội khi đó đã gọi nơi có trụ sở công ty là phố Nhà Dầu.
Tương tự như ở miền Bắc, quảng cáo phát triển rất mạnh và sớm ở các tỉnh phía Nam. Trên đây là quảng cáo một buổi hòa nhạc giới thiệu hai ngôi sao mới nổi là Carol và Uyên Phương. Buổi biểu diễn được tổ chức ở một trong 5 phòng trà danh tiếng nhất Sài Thành: Tự Do.
Tấm áp-phích quảng cáo đơn giản mà đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng của hãng giày Ba-ta. Vào thời điểm đó, từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người lao động và tầng lớp trung lưu làm bạn với giày Ba-ta.
Tuy nhiên, sau năm 1954, nhà máy sản xuất giày Ba-ta ở Việt Nam đã bị chuyển sang nước châu Á khác.
Mặc dù là một mặt hàng xa xỉ nhưng từ rất sớm, các hãng xe hơi đã tìm cách quảng cáo bán hàng cho người Pháp ở thuộc địa hay những trọc phú Sài Thành. Đây là mẫu quảng cáo xe hơi 15 CV Delahaye của đại lý Société Indochinoise de Transports, số 4 đường Filippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực).
Thời kỳ 1945 - 1975
Ở miền Nam, sau năm 1954, quảng cáo cực kì phát triển như nấm sau mưa.
Trong lĩnh vực nước giải khát, người Sài Gòn chắc hẳn không thể quên được cái tên BGI đã từng bá chủ ở Đông Dương. Từ năm 1952, công ty này cho xây dựng nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique, tạo ra sản phẩm “Bia 33” nổi tiếng xuất đi khắp nơi với biệt danh “Một loại bia 5 châu lục”.
Bia Con cọp - tiền thân của Bia Tiger ngày nay cũng là một sản phẩm có tiếng của BGI ở Sài Gòn xưa.
Đối với các chị em, những sản phẩm nước hoa, sữa tắm, xà phòng nổi tiếng như Xà phòng Cô-Ba đã từng chiếm trọn trái tim họ. Trên mỗi sản phẩm của hãng này, nhà sản xuất đều cho in nổi hình một người phụ nữ búi tóc kiểu miền Nam, gọi là Cô Ba.
Nhãn hàng này thuộc về ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) và thậm chí có thời điểm, nhãn hiệu của ông còn cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài.
Đây là quảng cáo của một thương hiệu xà phòng uy tín khác. Đó là xà phòng “Con dê cũ” của hãng Tân Phúc Hoa.
Ngay cả tới mặt hàng như quan tài cũng có cách quảng cáo rất độc đáo. Để bán được hàng, ông chủ hãng quan tài TOBIA đã đánh đúng vào tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” với slogan “Ta về ta tắm ao ta, dầu là đục ao nhà cũng hơn”.
Quảng cáo kem đánh răng Hynos với biểu tượng là nhân vật “Bảy Chà Và đen” (tức một người đàn ông da đen tới từ Java) có hàm răng trắng muốt in trên mỗi sản phẩm.
Vương Đạo Nghĩa - chủ nhân của thương hiệu này hy vọng hình ảnh anh chàng da đen sẽ làm nổi bật hàm răng trắng và sẽ đem lại hiệu quả quảng cáo hơn cho nhãn hàng. Thậm chí, ông này còn từng mời tài tử Hồng Kông khi ấy là Vương Vũ về Việt Nam chỉ để đóng quảng cáo.
Thậm chí, có lần, hãng kem đánh răng này đã quảng cáo bằng thơ. Sau 1975, hãng này được bàn giao và sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan rồi đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.
Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945)
Dưới thời kỳ Pháp thuộc, quảng cáo phát triển do sự ảnh hưởng và truyền bá lối sống tiêu dùng của người Pháp vào Việt Nam. Khắp từ trong Nam, ngoài Bắc, người ta dễ dàng bắt gặp những tấm áp-phích quảng cáo dán trên đường phố hay những cậu bé đeo biển quảng cáo (gọi là sandwich man). Trên đây là hình quảng cáo của Tuần báo Đàn bà có trụ sở ở Hà Nội với phong cách “giật tít” vô cùng độc đáo và hiệu quả.
Đây là một quảng cáo vô cùng thú vị của nhà thuốc Kim Hưng về sản phẩm thuốc trị hôi nách. Với cách thể hiện như một cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng sử dụng văn vần hài hước, quảng cáo này tạo nên sự gần gũi và thu hút đối với mọi độc giả.
Tới đầu thế kỷ XX, với sự ra đời của nhiều tờ báo như “Đông Dương tạp chí”, “Nam Phong”, “Thực nghiệp”, số lượng quảng cáo in ở Hà Nội tăng lên chóng mặt. Từ may quần áo, dạy thêm, chiếu phim… tất cả đều được đăng thành quảng cáo trên báo chí.
Một trong số đó là quảng cáo đèn dầu Phoebus rất nổi tiếng được đăng trên tờ Phong Hóa “Đèn Phoebus. Vừa là đèn thắp sáng tới 300 bougies (ngọn nến), vừa là đèn để đun nấu. Lại có thể chế thành đèn sưởi được. Thắp bằng dầu hỏa (Petrole), nếu thiếu dầu hỏa dùng toàn dầu xăng (Essence) càng hay. Đến cả dùng dầu hỏa và dầu xăng pha với nhau cũng được”.
Áp-phích quảng cáo của cửa hàng đồ cổ La Perle (Trân Châu) trên đường Borgnis Desbordes (nay là đường Tràng Thi). Quảng cáo ghi rõ những mặt hàng kinh doanh của cửa hàng như tượng Phật, lồng đèn, tranh ảnh, đồ sành sứ, ngọc trai…
Tập đoàn Shell cũng đã có mặt rất sớm ở Việt Nam. Trụ sở Đông Dương của hãng tọa lạc ở phố Khâm Thiên, Hà Nội. Với chiến lược quảng cáo rộng rãi của mình, hình ảnh của hãng quen thuộc tới nỗi người dân Hà Nội khi đó đã gọi nơi có trụ sở công ty là phố Nhà Dầu.
Tương tự như ở miền Bắc, quảng cáo phát triển rất mạnh và sớm ở các tỉnh phía Nam. Trên đây là quảng cáo một buổi hòa nhạc giới thiệu hai ngôi sao mới nổi là Carol và Uyên Phương. Buổi biểu diễn được tổ chức ở một trong 5 phòng trà danh tiếng nhất Sài Thành: Tự Do.
Tấm áp-phích quảng cáo đơn giản mà đánh thẳng vào tâm lý người tiêu dùng của hãng giày Ba-ta. Vào thời điểm đó, từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có thể bắt gặp hình ảnh những người lao động và tầng lớp trung lưu làm bạn với giày Ba-ta.
Tuy nhiên, sau năm 1954, nhà máy sản xuất giày Ba-ta ở Việt Nam đã bị chuyển sang nước châu Á khác.
Mặc dù là một mặt hàng xa xỉ nhưng từ rất sớm, các hãng xe hơi đã tìm cách quảng cáo bán hàng cho người Pháp ở thuộc địa hay những trọc phú Sài Thành. Đây là mẫu quảng cáo xe hơi 15 CV Delahaye của đại lý Société Indochinoise de Transports, số 4 đường Filippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực).
Thời kỳ 1945 - 1975
Ở miền Nam, sau năm 1954, quảng cáo cực kì phát triển như nấm sau mưa.
Trong lĩnh vực nước giải khát, người Sài Gòn chắc hẳn không thể quên được cái tên BGI đã từng bá chủ ở Đông Dương. Từ năm 1952, công ty này cho xây dựng nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique, tạo ra sản phẩm “Bia 33” nổi tiếng xuất đi khắp nơi với biệt danh “Một loại bia 5 châu lục”.
Bia Con cọp - tiền thân của Bia Tiger ngày nay cũng là một sản phẩm có tiếng của BGI ở Sài Gòn xưa.
Đối với các chị em, những sản phẩm nước hoa, sữa tắm, xà phòng nổi tiếng như Xà phòng Cô-Ba đã từng chiếm trọn trái tim họ. Trên mỗi sản phẩm của hãng này, nhà sản xuất đều cho in nổi hình một người phụ nữ búi tóc kiểu miền Nam, gọi là Cô Ba.
Nhãn hàng này thuộc về ông Trương Văn Bền (1883 - 1956) và thậm chí có thời điểm, nhãn hiệu của ông còn cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài.
Đây là quảng cáo của một thương hiệu xà phòng uy tín khác. Đó là xà phòng “Con dê cũ” của hãng Tân Phúc Hoa.
Ngay cả tới mặt hàng như quan tài cũng có cách quảng cáo rất độc đáo. Để bán được hàng, ông chủ hãng quan tài TOBIA đã đánh đúng vào tâm lý “người Việt dùng hàng Việt” với slogan “Ta về ta tắm ao ta, dầu là đục ao nhà cũng hơn”.
Quảng cáo kem đánh răng Hynos với biểu tượng là nhân vật “Bảy Chà Và đen” (tức một người đàn ông da đen tới từ Java) có hàm răng trắng muốt in trên mỗi sản phẩm.
Vương Đạo Nghĩa - chủ nhân của thương hiệu này hy vọng hình ảnh anh chàng da đen sẽ làm nổi bật hàm răng trắng và sẽ đem lại hiệu quả quảng cáo hơn cho nhãn hàng. Thậm chí, ông này còn từng mời tài tử Hồng Kông khi ấy là Vương Vũ về Việt Nam chỉ để đóng quảng cáo.
Thậm chí, có lần, hãng kem đánh răng này đã quảng cáo bằng thơ. Sau 1975, hãng này được bàn giao và sáp nhập với công ty Kolperlon thành Xí nghiệp Kem đánh răng Phong Lan rồi đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S.