Quang Minh
Well-known member
Tiệm bánh mì xíu mại ở ngã ba đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, nấu theo kiểu Đà Lạt, bán từ chiều đến sáng, thu hút khách đến thưởng thức.
Xíu mại Đèn dầu là quán vỉa hè, không gian chưa đầy 10 m2. Món chính của quán là bánh mì xíu mại ăn kèm một chén nước dùng trong, một chút váng mỡ béo ngậy, chan ngập những viên xíu mại tròn, nêm nếm theo công thức riêng. Suất ăn thêm dậy mùi với hành phi và ngò rí.
Chị Diễm Linh, 40 tuổi, chủ quán, cho biết xíu mại theo kiểu Đà Lạt là nấu trong nước lèo chứ không hấp. Viên xíu mại làm từ thịt heo bằm nhuyễn vo nhỏ bằng ngón tay cái, nước luộc xâm xấp, nêm thêm gia vị - khác với xíu mại khô kiểu người Hoa thường thấy ở Sài Gòn.
Quán mở từ 16h hôm trước đến 4h hôm sau nên được đặt tên là Xíu mại Đèn dầu, "gợi nhớ những quán ăn khuya của Sài Gòn nhiều thập niên trước", chị Linh nói.
Bảng hiệu xíu mại đèn dầu kiểu hàng quán Sài Gòn xưa.
Chủ quán cho biết để có xíu mại ngon, phần thịt heo phải vừa nạc vừa mỡ. Với kinh nghiệm nhiều năm bán hàng, chị nặn ra những viên xíu mại đều nhau, có độ dẻo mềm và ngọt thơm từ thịt.
John, 27 tuổi, đến từ Pháp cho biết anh đã thưởng thức bánh mì kẹp ngay từ hôm đầu tiên đến TP HCM và trong suốt một tuần ở đây, anh cố gắng thưởng thức những loại bánh mì khác. John tỏ ra thích thú khi thử ăn bánh mì xíu mại chan. "Nước soup làm cho bánh mì mềm và đỡ khô hơn bánh mì kẹp chả tôi đã ăn trước đó", John nói.
Khách ăn và check in món xíu mại.
Món xíu mại bánh mì.
John, du khách Pháp thưởng thức món xíu mại bánh mì.
Khách ăn và check in món xíu mại.
Món xíu mại bánh mì.
1 / 3
Một phần ăn giá 30.000 đồng, bao gồm bánh mì và xíu mại. Khi khách dùng món, từng viên xíu mại không cho vào giữa ổ bánh mì như xíu mại khô mà múc ra chén kèm nước dùng. Khách xé ổ bánh nóng chấm nước dùng, rồi dùng muỗng xắn xíu mại ăn kèm.
Chị Trần Thị Hương Thảo, 30 tuổi, sống tại TP Thủ Đức, nhận xét điểm nhấn của món là hương vị của nước xíu mại được nấu từ xương heo, quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt viên. Khi thưởng thức, khách thêm chút sa tế cay cay lưu lại nơi đầu lưỡi.
"Xíu mại thơm ngon vừa ăn, không quá mềm, cũng không quá khô", chị Thảo nói.
Chỗ ngồi của quán chủ yếu trên vỉa hè.
Không gian quán và nơi chế biến món ăn.
Chỗ ngồi của quán chủ yếu trên vỉa hè.
Không gian quán và nơi chế biến món ăn.
1 / 2
Quán mở cách đây nhiều năm nhưng chưa cố định địa chỉ, khách quen biết đường, khách mới nên search trước để tìm đến đúng nơi. Điểm bán ở đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, đã mở được gần một năm.
Bánh mì Xíu mại Đèn dầu luôn đông từ chiều tối đến khuya, khách đến tự quản lý xe, ngồi bàn ghế nhựa xếp san sát trên vỉa hè. Khách quen thường ăn nhanh để người đến sau không phải đợi lâu.
Theo chủ quán, Sài Gòn đang vào mùa mưa, buổi tối mát mẻ nên lượng khách đến thưởng thức bánh mì xíu mại đông hơn thời điểm trước. Mỗi tối quán phục vụ khoảng 300 suất. "Bánh mì và nước chấm nóng hổi là sự lựa chọn hoàn hảo cho buổi tối dạo phố", Thiên Ân, 23 tuổi, nói.
Xíu mại Đèn dầu là quán vỉa hè, không gian chưa đầy 10 m2. Món chính của quán là bánh mì xíu mại ăn kèm một chén nước dùng trong, một chút váng mỡ béo ngậy, chan ngập những viên xíu mại tròn, nêm nếm theo công thức riêng. Suất ăn thêm dậy mùi với hành phi và ngò rí.
Chị Diễm Linh, 40 tuổi, chủ quán, cho biết xíu mại theo kiểu Đà Lạt là nấu trong nước lèo chứ không hấp. Viên xíu mại làm từ thịt heo bằm nhuyễn vo nhỏ bằng ngón tay cái, nước luộc xâm xấp, nêm thêm gia vị - khác với xíu mại khô kiểu người Hoa thường thấy ở Sài Gòn.
Quán mở từ 16h hôm trước đến 4h hôm sau nên được đặt tên là Xíu mại Đèn dầu, "gợi nhớ những quán ăn khuya của Sài Gòn nhiều thập niên trước", chị Linh nói.
Bảng hiệu xíu mại đèn dầu kiểu hàng quán Sài Gòn xưa.
Chủ quán cho biết để có xíu mại ngon, phần thịt heo phải vừa nạc vừa mỡ. Với kinh nghiệm nhiều năm bán hàng, chị nặn ra những viên xíu mại đều nhau, có độ dẻo mềm và ngọt thơm từ thịt.
John, 27 tuổi, đến từ Pháp cho biết anh đã thưởng thức bánh mì kẹp ngay từ hôm đầu tiên đến TP HCM và trong suốt một tuần ở đây, anh cố gắng thưởng thức những loại bánh mì khác. John tỏ ra thích thú khi thử ăn bánh mì xíu mại chan. "Nước soup làm cho bánh mì mềm và đỡ khô hơn bánh mì kẹp chả tôi đã ăn trước đó", John nói.
Khách ăn và check in món xíu mại.
Món xíu mại bánh mì.
John, du khách Pháp thưởng thức món xíu mại bánh mì.
Khách ăn và check in món xíu mại.
Món xíu mại bánh mì.
1 / 3
Một phần ăn giá 30.000 đồng, bao gồm bánh mì và xíu mại. Khi khách dùng món, từng viên xíu mại không cho vào giữa ổ bánh mì như xíu mại khô mà múc ra chén kèm nước dùng. Khách xé ổ bánh nóng chấm nước dùng, rồi dùng muỗng xắn xíu mại ăn kèm.
Chị Trần Thị Hương Thảo, 30 tuổi, sống tại TP Thủ Đức, nhận xét điểm nhấn của món là hương vị của nước xíu mại được nấu từ xương heo, quyện cùng vị ngọt thanh từ thịt viên. Khi thưởng thức, khách thêm chút sa tế cay cay lưu lại nơi đầu lưỡi.
"Xíu mại thơm ngon vừa ăn, không quá mềm, cũng không quá khô", chị Thảo nói.
Chỗ ngồi của quán chủ yếu trên vỉa hè.
Không gian quán và nơi chế biến món ăn.
Chỗ ngồi của quán chủ yếu trên vỉa hè.
Không gian quán và nơi chế biến món ăn.
1 / 2
Quán mở cách đây nhiều năm nhưng chưa cố định địa chỉ, khách quen biết đường, khách mới nên search trước để tìm đến đúng nơi. Điểm bán ở đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm, quận 1, đã mở được gần một năm.
Bánh mì Xíu mại Đèn dầu luôn đông từ chiều tối đến khuya, khách đến tự quản lý xe, ngồi bàn ghế nhựa xếp san sát trên vỉa hè. Khách quen thường ăn nhanh để người đến sau không phải đợi lâu.
Theo chủ quán, Sài Gòn đang vào mùa mưa, buổi tối mát mẻ nên lượng khách đến thưởng thức bánh mì xíu mại đông hơn thời điểm trước. Mỗi tối quán phục vụ khoảng 300 suất. "Bánh mì và nước chấm nóng hổi là sự lựa chọn hoàn hảo cho buổi tối dạo phố", Thiên Ân, 23 tuổi, nói.