vũ thành trần vương
Well-known member
Mụn đầu đen ở mũi rất phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Mụn đầu đen tuy không gây hại quá nhiều đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti. Vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 7 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà hiệu quả an toàn dễ áp dụng.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi
Một số nguyên nhân gây nổi mụn đầu đen ở mũi, như:
Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tự hết. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ sâu của mụn đầu đen trên da. Nếu nhân mụn ở gần bề mặt da, mụn có thể tự rụng trong quá trình chăm sóc da. Nếu mụn đầu đen nằm sâu dưới da khó tự hết được. Với tình trạng mụn này, hãy đi gặp bác sĩ da liễu để được khám, lên phác đồ điều trị và lấy nhân mụn đúng cách. (1)
Hướng dẫn cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc tại nhà hiệu quả
Các bước trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc, bao gồm:
1. Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày
Rửa mặt sạch sâu mỗi ngày rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da của mình và rửa nhẹ nhàng. Trong lúc rửa, hãy mát-xa da mặt theo hướng vòng tròn từ dưới lên. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần lại không làm da sạch hơn mà còn khiến da khô, tăng tiết bã nhờn, nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày.
2. Tẩy tế bào chết ở mũi
Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Salicylic Acid, Axit Glycolic, Axit Lactic giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, lỗ chân lông được thông thoáng và điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tẩy tế bào chết vì sản phẩm này có thể làm da khô, bong tróc và kích ứng. Hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, đặc biệt da khô và da nhạy cảm chỉ thực hiện 1 lần/tuần.
3. Miếng dán lột mụn mũi
Miếng dán lột mụn mũi là phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để da không kích ứng, bạn hãy dùng sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính và có nguồn gốc uy tín.
Khi dùng miếng dán lột mụn, đầu tiên cần làm da sạch sâu. Sau đó, bạn đặt miếng dán mụn lên da mũi đã được làm ẩm, ấn nhẹ nhàng miếng dán vào da và chờ khoảng 15 phút. Cuối cùng, hãy lột miếng dán và rửa sạch vùng da mũi lại với nước.
4. Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính giúp làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn mụn đầu đen. Hiện, than hoạt tính rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ,… Bạn đắp mặt nạ than hoạt tính trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm để da không khô.
5. Sử dụng mặt nạ đất sét
Đắp mặt nạ đất sét có tác dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Mặt nạ này có thành phần lưu huỳnh – chất có khả năng phân hủy da chết giúp điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy thử sản phẩm lên một góc nhỏ trên da và quan sát phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt vì một số người dị ứng với lưu huỳnh.
6. Peel da vùng mũi
Peel da là phương pháp điều trị các loại mụn kể cả mụn đầu đen ở mũi. Phương pháp này dùng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da khỏi bề mặt da và thay thế một lớp mới, giúp giảm mụn đầu đen ở mũi.
7. Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
Kem chống nắng không chứa dầu sẽ không làm lỗ chân lông bít tắc và gây nổi mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, bác sĩ dùng đồ trang điểm, mỹ phẩm không chứa dầu để hạn chế gây mụn cho da. (2)
Dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da đều đặn 2 lần/ngày để làm sạch sâu lỗ chân lông, không gây bít tắc và nổi mụn đầu đen.
Cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi bằng các sản phẩm đặc trị
Một số sản phẩm đặc trị giúp loại bỏ mụn đầu đen ở mũi, bao gồm:
Một số lưu ý khi lựa chọn điều trị mụn đầu đen ở mũi, gồm:
Độ ẩm quyết định phần lớn đến tình trạng sức khỏe của da nên cần dưỡng ẩm và cấp nước đầy đủ.
Một số câu hỏi liên quan
1. Có nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà?
Không nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà. Việc nặn này có thể gây ra một số điều như:
Có, mụn đầu đen ở mũi có tái phát. Người bệnh nếu muốn lấy nhân mụn triệt để hãy đến gặp bác sĩ để có các thiết bị chuyên dùng lấy sạch nhân mụn đầu đen ở mũi và ngừa mụn tái phát.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu mụn đầu đen ở mũi kéo dài 2 tháng không hết, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được điều trị phù hợp với tình trạng da của người bệnh. Bác sĩ có thể khám, đánh giá và lên phác đồ điều trị chính xác hơn. Hơn nữa, bác sĩ cũng có thể lấy sạch nhân mụn đầu đen trên da triệt để, ngăn mụn tái phát.
Ngoài ra, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM luôn trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tân tiến nhất như máy phân tích da A-one Simple, điện di Apollo Duet +EL, Laser Pico, Laser CO2 Fractional, IPL, HIFU, Sofwave Superb, máy hút khói, súng nitơ lỏng, cây lăn, bút lăn…nhập ở các nước như Anh, Mỹ, Hàn,… để hỗ trợ liệu trình điều trị da cho người bệnh tốt nhất.
TS.BS. Đặng Thị Ngọc Bích đang điện di đưa tinh chất vào sâu trong da, điều trị mụn đầu đen cho khách hàng.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi
Một số nguyên nhân gây nổi mụn đầu đen ở mũi, như:
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên ăn những món nhiều đường, sữa, dầu mỡ kích thích quá trình sản xuất bã nhờn hoạt động mạnh hơn, mụn đầu đen nổi nhiều hơn.
- Sự xâm nhập của vi khuẩn P.Acnes: môi trường ô nhiễm, ga giường, gối, nệm và khăn lau mặt không vệ sinh sạch sẽ… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt vi khuẩn P.Acnes gây mụn đầu đen ở mũi.
- Kích ứng mỹ phẩm: dùng mỹ phẩm kém chất lượng chứa những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông của da, gây kích ứng và nổi mụn.
- Rối loạn nội tiết tố: hormone thay đổi bất thường làm mất cân bằng gây nổi mụn, đặc biệt mụn đầu đen ở mũi. Rối loạn nội tiết tố có nhiều nguyên nhân khác nhau như chu kỳ kỳ kinh nguyệt, thức khuya…
- Tự ý dùng thuốc: thành phần trong một số loại thuốc như thuốc tránh thai có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, nếu người bệnh muốn dùng sản phẩm này cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Có, mụn đầu đen ở mũi có thể tự hết. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào độ sâu của mụn đầu đen trên da. Nếu nhân mụn ở gần bề mặt da, mụn có thể tự rụng trong quá trình chăm sóc da. Nếu mụn đầu đen nằm sâu dưới da khó tự hết được. Với tình trạng mụn này, hãy đi gặp bác sĩ da liễu để được khám, lên phác đồ điều trị và lấy nhân mụn đúng cách. (1)
Hướng dẫn cách trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc tại nhà hiệu quả
Các bước trị mụn đầu đen ở mũi tận gốc, bao gồm:
1. Rửa mặt làm sạch sâu làn da mỗi ngày
Rửa mặt sạch sâu mỗi ngày rất quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Bạn hãy dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da của mình và rửa nhẹ nhàng. Trong lúc rửa, hãy mát-xa da mặt theo hướng vòng tròn từ dưới lên. Tuy nhiên, rửa mặt nhiều lần lại không làm da sạch hơn mà còn khiến da khô, tăng tiết bã nhờn, nổi mụn đầu đen ở mũi. Vì vậy, bạn chỉ cần dùng sữa rửa mặt 2 lần/ ngày.
2. Tẩy tế bào chết ở mũi
Các sản phẩm tẩy tế bào chết có thành phần như Salicylic Acid, Axit Glycolic, Axit Lactic giúp loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da, lỗ chân lông được thông thoáng và điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tẩy tế bào chết vì sản phẩm này có thể làm da khô, bong tróc và kích ứng. Hãy tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần tùy thuộc vào tình trạng da của mỗi người, đặc biệt da khô và da nhạy cảm chỉ thực hiện 1 lần/tuần.
3. Miếng dán lột mụn mũi
Miếng dán lột mụn mũi là phương pháp điều trị mụn đầu đen ở mũi đơn giản, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, để da không kích ứng, bạn hãy dùng sản phẩm lột mụn an toàn, thành phần lành tính và có nguồn gốc uy tín.
Khi dùng miếng dán lột mụn, đầu tiên cần làm da sạch sâu. Sau đó, bạn đặt miếng dán mụn lên da mũi đã được làm ẩm, ấn nhẹ nhàng miếng dán vào da và chờ khoảng 15 phút. Cuối cùng, hãy lột miếng dán và rửa sạch vùng da mũi lại với nước.
4. Sử dụng than hoạt tính
Than hoạt tính giúp làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn, hạn chế sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và ngăn mụn đầu đen. Hiện, than hoạt tính rất phổ biến trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết và mặt nạ,… Bạn đắp mặt nạ than hoạt tính trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước sạch. Sau đó, dùng kem dưỡng ẩm để da không khô.
5. Sử dụng mặt nạ đất sét
Đắp mặt nạ đất sét có tác dụng loại bỏ dầu thừa, làm sạch bụi bẩn sâu bên trong lỗ chân lông. Mặt nạ này có thành phần lưu huỳnh – chất có khả năng phân hủy da chết giúp điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy thử sản phẩm lên một góc nhỏ trên da và quan sát phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt vì một số người dị ứng với lưu huỳnh.
6. Peel da vùng mũi
Peel da là phương pháp điều trị các loại mụn kể cả mụn đầu đen ở mũi. Phương pháp này dùng dung dịch hóa học để loại bỏ lớp da khỏi bề mặt da và thay thế một lớp mới, giúp giảm mụn đầu đen ở mũi.
7. Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu
Kem chống nắng không chứa dầu sẽ không làm lỗ chân lông bít tắc và gây nổi mụn đầu đen ở mũi. Ngoài ra, bác sĩ dùng đồ trang điểm, mỹ phẩm không chứa dầu để hạn chế gây mụn cho da. (2)
Dùng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp với da đều đặn 2 lần/ngày để làm sạch sâu lỗ chân lông, không gây bít tắc và nổi mụn đầu đen.
Cách loại bỏ mụn đầu đen ở mũi bằng các sản phẩm đặc trị
Một số sản phẩm đặc trị giúp loại bỏ mụn đầu đen ở mũi, bao gồm:
- Salicylic Acid: loại này không cần kê đơn và điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Hoạt chất này có tác dụng loại bỏ lớp da chết trên bề mặt giúp lỗ chân lông thông thoáng và kích thích tái tạo tế bào da. Cần thoa thuốc 1 – 2 lần/ngày hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Lưu ý, nồng độ salicylic acid an toàn cho da khoảng từ 0.5 – 2%.
- Retinoid bôi tại chỗ: hoạt chất này phá vỡ mụn đầu đen và giúp lỗ chân lông giảm bít tắc. Nồng độ retinoid dao động khoảng từ 0,01% – 1% tùy thuộc vào da và loại hoạt chất. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể biến đổi màu da hoặc bong tróc. Hãy dùng retinoid cách ngày hoặc dùng với kem dưỡng ẩm và cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để giảm tác dụng phụ.
- Azelaic axit: axit này loại bỏ tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn và giảm sưng mụn. Azelaic axit có dạng kem, gel bôi da 2 lần/ngày. Tuy nhiên, da nhạy cảm dùng hoạt chất này có thể ngứa, châm chích, khô da, nổi mẩn đỏ,… Vì vậy, hãy dùng sản phẩm trên vùng da nhỏ trước và xem phản ứng trước khi dùng cho toàn mặt.
- Thuốc kháng sinh: phương pháp này giúp làm giảm vi khuẩn gây mụn trên da, điều trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả nhưng cần bác sĩ kê đơn. Hơn nữa, dùng thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên người bệnh không nên lạm dụng.
- Benzoyl Peroxide: hoạt chất này hoạt động chống lại vi khuẩn trên da. Thuốc có các dạng gel, kem,…dùng 1 – 2 lần/ngày và có tác dụng phụ như kích ứng, khô da. Vì vậy, da nhạy cảm nên dùng benzoyl peroxide trị mụn đầu đen ở mũi 1 lần/ngày hoặc cách ngày và dùng nồng độ thấp sẽ giảm gây kích ứng hơn.
Một số lưu ý khi lựa chọn điều trị mụn đầu đen ở mũi, gồm:
- Làm sạch da kỹ càng: bước cơ bản nhất để làm sạch sâu da. Bạn cần tẩy trang mỗi ngày để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, cặn trang điểm tích tụ trong lỗ chân lông. Sau khi tẩy trang, bạn cần làm sạch da lần 2 với sữa rửa mặt, mát-xa đúng cách đều đặn 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối để da được sạch sâu, giảm tình trạng nổi mụn đầu đen ở mũi.
- Dưỡng ẩm và cấp nước đầy đủ cho da: độ ẩm quyết định phần lớn đến tình trạng sức khỏe của da. Nếu da khô, thiếu nước tuyến bã nhờn hoạt động mạnh để cân bằng lại, làm tăng nguy cơ nổi mụn. Vì vậy, hãy cấp cho da đầy đủ để kiểm soát dầu thừa trên da và ngăn nổi mụn đầu đen ở mũi.
- Không áp dụng Vaseline trị mụn đầu đen ở mũi: phương pháp này sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc và làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn.
- Không sử dụng oxy già, cồn, chất khử trùng: đây đều là chất khử trùng dùng trong y tế, giúp làm sạch vết thương. Các dung dịch có khả năng sát khuẩn cao có thể gây phản ứng ngược khiến da trở nên tệ hơn. Các chất này còn gây khô da, giảm lượng collagen và lão hóa da.
- Không nên tự ý nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà: dùng tay nặn mụn không đảm bảo vệ sinh có thể khiến vi khuẩn đi sâu vào da hơn. Mặt khác, nặn mụn quá mạnh còn khiến da tổn thương và nổi nhiều mụn hơn.
- Xây dựng thói sống lành mạnh: hãy học cách kiểm soát căng thẳng, không thức khuya, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn. Ngoài ra, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng và uống đủ nước để da khỏe mạnh, giảm mụn.
- Không nên lạm dụng trang điểm: việc này giúp lỗ chân lông thông thoáng, da được “thở” giảm nổi mụn trên da. Vì vậy, nếu trang điểm thường xuyên, bạn hãy trang điểm mỏng nhẹ và vệ sinh kỹ vào cuối ngày.
Độ ẩm quyết định phần lớn đến tình trạng sức khỏe của da nên cần dưỡng ẩm và cấp nước đầy đủ.
Một số câu hỏi liên quan
1. Có nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà?
Không nên tự nặn mụn đầu đen ở mũi tại nhà. Việc nặn này có thể gây ra một số điều như:
- Người bệnh không thể tự lấy hết nhân mụn đầu đen.
- Người bệnh sẽ vô tình đẩy mụn vào sâu trong da hơn.
- Vi khuẩn xâm nhập vào da, kích thích tuyến bã nhờn phát triển làm mụn đầu đen có thể to hơn hoặc lan rộng.
- Gây kích ứng và tổn thương da nghiêm trọng như sẹo, thâm.
Có, mụn đầu đen ở mũi có tái phát. Người bệnh nếu muốn lấy nhân mụn triệt để hãy đến gặp bác sĩ để có các thiết bị chuyên dùng lấy sạch nhân mụn đầu đen ở mũi và ngừa mụn tái phát.
3. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu mụn đầu đen ở mũi kéo dài 2 tháng không hết, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được điều trị phù hợp với tình trạng da của người bệnh. Bác sĩ có thể khám, đánh giá và lên phác đồ điều trị chính xác hơn. Hơn nữa, bác sĩ cũng có thể lấy sạch nhân mụn đầu đen trên da triệt để, ngăn mụn tái phát.
Ngoài ra, khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM luôn trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị tân tiến nhất như máy phân tích da A-one Simple, điện di Apollo Duet +EL, Laser Pico, Laser CO2 Fractional, IPL, HIFU, Sofwave Superb, máy hút khói, súng nitơ lỏng, cây lăn, bút lăn…nhập ở các nước như Anh, Mỹ, Hàn,… để hỗ trợ liệu trình điều trị da cho người bệnh tốt nhất.
Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM có các chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp việc tư vấn và đưa ra phương án điều trị phù hợp với từng người bệnh.