7 thực phẩm có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu

Quang Minh

Well-known member
Thực phẩm nhiều đường, muối, chiên rán, chứa nhiều chất béo bão hòa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh, tránh nhiễm trùng và nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là 7 loại thực phẩm nên hạn chế khi muốn tăng sức đề kháng.

Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế chứa nhiều carbohydrate, đường và ít chất xơ. Những yếu tố này có thể làm giảm hoạt động của đường ruột. Phần lớn các tế bào miễn dịch có trong mô bạch huyết lót ruột. Đường ruột khỏe mạnh bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn, virus từ thực phẩm.

Rượu

Rượu có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Hàng rào bảo vệ ruột suy yếu dễ hấp thu vi khuẩn, virus gây bệnh. Uống quá nhiều rượu ức chế khả năng tạo ra các kháng thể cần thiết của hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống lại tác nhân từ bên ngoài như virus cúm. Người sử dụng nhiều đồ uống này cũng khó ngủ ngon.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, nam giới chỉ nên uống hai ly mỗi ngày, một ly hoặc ít hơn với nữ.

Đồ uống chứa caffeine

Người không quen uống caffeine có thể bị mất ngủ. Nếu sử dụng đồ uống có chứa caffein, bạn chỉ uống ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán có chứa AGEs (glycation end products), chất sản sinh trong quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao. AGEs quá nhiều có thể gây tác động đến hàng rào đường ruột, gia tăng tình trạng viêm, giảm sức đề kháng.

Thực phẩm chiên rán có hàm lượng AGEs cao, làm gia tăng tình trạng viêm và giảm sức khỏe đường ruột. Ảnh: Freepik

Thực phẩm chiên rán có hàm lượng AGEs cao, làm gia tăng tình trạng viêm và giảm sức khỏe đường ruột. Ảnh: Freepik

Đồ uống có đường

Lượng đường fructose dư thừa làm thay đổi cấu trúc của hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần gây viêm mạn tính. Hai yếu tố này đều có thể khiến hệ miễn dịch quá tải do phải hoạt động nhiều hơn để chống lại các tác nhân nhiễm trùng.

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ, thịt chế biến sẵn khi được tiêu hóa trong đường ruột có thể tạo ra trimethylamine (TMA), sau đó gan chuyển hóa thành trimethylamine N-oxide (TMAO). Hàm lượng chất TMAO cao hơn thường sinh ra nhiều vi khuẩn đường ruột không lành mạnh, tăng viêm mạn tính, dễ nhiễm bệnh.

Thức ăn mặn

Đồ ăn mặn làm thu hẹp mạch máu, cản trở quá trình lưu thông máu, gây ra tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp tăng do ăn nhiều muối cũng có thể kích hoạt phản ứng viêm, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này cũng làm thay đổi khả năng miễn dịch của cơ thể.

Mỗi người nên giới hạn lượng natri mỗi ngày khoảng dưới 2.300 mg, tương đương dưới một thìa cà phê muối ăn. Thói quen ăn uống hạn chế thực phẩm giàu natri như thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ vị mặn, thịt chế biến và đồ hộp.

Chế độ ăn nhiều chất xơ, chất béo lành mạnh, cung cấp đủ vitamin A, E, C, D, kẽm và sắt, có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nên tăng cường tập thể dục, ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày để thúc đẩy sức đề kháng.
 
Bên trên