Mỡ bụng ngày càng dày nhờ vào những loại nước uống này

Quang Phúc Trương

Well-known member
Thường xuyên uống trà sữa, nước ép trái cây vô tình nạp lượng đường và lượng calo lớn vào cơ thể, dễ tích tụ dưới dạng mỡ thừa, tập trung nhiều ở vùng bụng.

Thêm đường, sữa vào trà

Hầu hết các loại trà nguyên chất đều chứa chất chống oxy hóa cùng nhiều thành phần tự nhiên có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, khi thêm đường hay sữa vào thức uống này khiến calo tăng lên đáng kể. "Trà có thêm đường góp phần làm tăng lượng calo dư thừa. Đường khiến đường huyết tăng nhanh, dẫn đến giải phóng cortisol và adrenaline để kiểm soát phản ứng căng thẳng của cơ thể. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng kháng leptin, một loại hormone điều chỉnh việc tích trữ chất béo và sự thèm ăn", chuyên gia dinh dưỡng Catherine Gervacio cảnh báo về thói quen thêm đường vào trà.

"Trà có thêm đường sữa có thể dẫn đến tăng cân vì đồ uống này có lượng calo cao nhưng không hề khiến bạn cảm thấy no lại rất dễ nghiện, có thể uống nhiều trong một lần hoặc suốt cả ngày", chuyên gia Johna Burdeos nhận định.

Thêm các loại sữa, đường vào trà làm độn thêm lượng calo lớn cho thức uống.



Thêm các loại sữa, đường vào trà làm độn thêm lượng calo lớn cho thức uống.

Chọn cà phê nhiều phụ gia

Cà phê đen khi uống điều độ, đúng cách có thể hỗ trợ quá trình giảm cân, đốt mỡ. Ngược lại, thói quen uống cà phê chứa nhiều đường sữa, kem tươi, caramel, siro... sẽ khiến bạn khó đạt được mục tiêu cải thiện vóc dáng. Bên cạnh đó, cà phê thường được uống vào buổi sáng, khi thêm đường sữa vào thức uống này khiến đường huyết gia tăng đột ngột, dễ tạo cảm giác thèm ăn, khó kiểm soát việc ăn uống trong cả ngày.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây tưởng chừng là thức uống lành mạnh nhờ chứa nhiều vitamin, tuy nhiên tiêu thụ thức uống này quá nhiều cũng không được khuyến khích. "Ăn trái cây sẽ tốt hơn là uống nước ép trái cây. Chúng không giống nhau, không có chất xơ trong nước ép trái cây, vì vậy xét về lượng đường, nó giống như bạn đang uống nước ngọt. Nếu bạn đang theo dõi cân nặng của mình, hãy ăn trái cây, đừng uống nước trái cây", chuyên gia dinh dưỡng Nicole Chenard nói.

Uống nước ngọt

Trung bình một lon nước ngọt chứa 39 g đường, tương đương 78% lượng đường khuyến nghị hàng ngày của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thói quen uống nước ngọt làm tăng tổng calo nạp vào mỗi ngày đồng thời đưa vào cơ thể một lượng đường khổng lồ. Chuyên gia Catherine Gervacio phân tích rằng khi cơ thể không sử dụng hết lượng đường có trong cơ thể, chúng sẽ được tích trữ dưới dạng mỡ, chủ yếu là ở vùng bụng.

Nước ngọt gần như không có giá trị dinh dưỡng lại chứa hàm lượng đường rất cao khi tiêu thụ thường xuyên không tốt cho sức khỏe lẫn làn da, vóc dáng.



Nước ngọt gần như không có giá trị dinh dưỡng lại chứa hàm lượng đường rất cao khi tiêu thụ thường xuyên không tốt cho sức khỏe lẫn làn da, vóc dáng.

Lười uống nước lọc

Uống nhiều nước có thể kiểm soát sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy nhiều calo hơn, nhờ đó hỗ trợ giảm cân, giữ dáng. Ngược lại, khi không có nước, cơ thể sẽ không thể chuyển hóa chất béo hay tinh bột, gia tăng cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, thiếu nước còn có thể kéo theo tình trạng mất cân bằng điện giải, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
 
Bên trên