Nền giáo dục việt nam hiện nay ra sao ?

Liễu Văn Tấn

Well-known member
Giáo dục Việt Nam là từ để chỉ nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976 đến nay). Nền giáo dục này là một sự tiếp nối của giáo dục thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi hai miền Nam và Bắc thống nhất năm 1976 thì khuôn mẫu giáo dục ở miền Bắc tiếp cận với hệ thống giáo dục đã được thiết lập ở miền Nam; cụ thể nhất là học trình 10 năm tiểu học và trung học ở miền Bắc phải phù hợp với học trình 12 năm ở trong Nam. Hai hệ thống này song hành; Miền Bắc tiếp tục hệ 10 năm và miền Nam giữ hệ 12 năm từ năm 1976 đến năm 1981 thì cho áp dụng hệ 12 năm cho toàn quốc.[1] Sau khi thống nhất đất nước, chính quyền Việt Nam giải thể tất cả những cơ sở giáo dục tư thục từng hoạt động ở miền Nam Việt Nam vào thời Việt Nam Cộng hòa. Giáo dục tư thục chỉ được hoạt động lại vào thời kỳ Đổi Mới.

Triết lí giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Học sinh tiểu học ở Đà Nẵng, Việt Nam.
Giáo dục Việt Nam dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chưa có lời phát biểu rõ ràng và chính thức về triết lý giáo dục của mình. Có người cho rằng Việt Nam cần thiết phải có một triết lý giáo dục và đặt vấn đề là phải chăng giáo dục Việt Nam chưa có một triết lý phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập".[2]

Tháng 9 năm 2007, Học viện Quản lý Giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học "Triết lý giáo dục Việt Nam" nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Triết lý giáo dục là gì? Việt Nam đã có triết lý giáo dục chưa? Tại sao triết lý giáo dục lại quan trọng?...[3] Ở hội nghị này, nhiều đại biểu cho rằng nền giáo dục Việt Nam từ trong truyền thống và hiện đại đều có triết lý giáo dục, thể hiện qua những câu như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu mến thầy"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên học lễ, hậu học văn"; "Học phải đi đôi với hành"; "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người"; "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu";... Tuy vậy, theo tường trình của Tạp chí Cộng sản, hội nghị này vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về triết lý giáo dục của Việt Nam.[4] Các bài tường trình của Tạp chí Cộng sản, và của tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội,[5] không nhắc đến triết lý nhân bản, dân tộc, và khai phóng từng tồn tại ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 đến 1975. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam khẳng định nền giáo dục Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế không phải do thiếu triết lý giáo dục mà do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội; công tác quản lý chưa tốt; sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục chưa được chú trọng đúng mức; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy chưa đồng bộ; nguồn lực đầu tư cho hoạt động giáo dục còn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu; chương trình giáo dục còn nặng lý thuyết...[6]

Mục tiêu giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]
Mục tiêu phấn đấu chung của cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng của Việt Nam là thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 142 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này chỉ rõ những mục tiêu giáo dục như sau:

"... Xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế đông đảo vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kỹ thuật và quản lý kinh tế do thực tế nước ta đề ra và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới."[7]Những quy định trong hiến pháp[sửa | sửa mã nguồn]
Điều 41 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980: "Sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước chăm lo phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học; phát triển các trường dạy nghề, trường vừa học vừa làm, hệ thống học tại chức; hoàn thành thanh toán nạn mù chữ, tăng cường công tác bổ túc văn hoá, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghề nghiệp của toàn dân. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình và xã hội cùng với nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng."

Điều 36 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992: "Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng. Nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiêp, giáo dục đại học và sau đại học, phổ cập giáo dục tiểu học, xoá nạn mù chữ; phát triển các hình thức trường quốc lập, dân lập và các hình thức giáo dục khác. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn. Các đoàn thể nhân dân, trước hết là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng".

Điều 61 Hiến pháp năm 2013:

"1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề
".

Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân[sửa | sửa mã nguồn]
Quyết định số 1981/QĐ-TTg và Quyết định số 1982/QĐ-TTg vào tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra các quy định mới về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và khung trình độ quốc gia.

Giáo dục mầm non[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Mẫu giáo
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo, tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Giáo dục phổ thông[sửa | sửa mã nguồn]
Giáo dục phổ thông kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: cấp I (tiểu học), cấp II (trung học cơ sở), và cấp III (trung học phổ thông).

Tiểu học (TH)[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Tiểu học
Cấp tiểu học bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 10 tuổi. Cấp I là một cấp học phổ cập, gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5. Đây là cấp học bắt buộc đối với mọi công dân. Học sinh phải học các môn sau: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, 2, và 3), Khoa học (lớp 4 và 5), Lịch sử (lớp 4 và 5), Địa lý (lớp 4 và 5), Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin họcCông nghệ (lớp 3, 4, 5 bắt đầu từ năm học 2022-2023), Ngoại ngữ (bắt buộc với lớp 3, 4, 5 và tự chọn với lớp 1, lớp 2 từ năm 2020), Hoạt động Trải nghiệm (kể từ năm 2020). Để kết thúc bậc tiểu học, học sinh được xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học bằng các thành tích được tích luỹ trong 5 năm.

Trung học (TrH)[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ sinh Thành phố Hồ Chí Minh trong đồng phục áo dài trắng.Trung học cơ sở (THCS)[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Trung học cơ sở (Việt Nam)
Cấp THCS gồm có 4 trình độ, từ lớp 6 đến lớp 9, bắt đầu từ năm 11 đến năm 14 tuổi, bao gồm hệ Trung học cơ sở tại các trường Trung học cơ sở và hệ Trung học cơ sở tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây cũng là một cấp học phổ cập, một cấp học bắt buộc để công dân có thể có một nghề nghiệp nhất định (tốt nghiệp cấp II có thể học nghề hay trung cấp chuyên nghiệp mà không cần học tiếp bậc Trung học phổ thông).

Học sinh đến trường phải học các môn sau: Toán, Khoa học tự nhiên (từ năm học 2021), Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sửĐịa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Thể dục, Âm nhạcMỹ thuật, Tin học (tự chọn), Hoạt động Trải nghiệm (kể từ năm 2021).

Ngoài ra học sinh có thêm một số tiết bắt buộc như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp (lớp 9)...

Để hoàn thành bậc học này, học sinh phải đăng ký dự xét tốt nghiệp Trung học cơ sở.

Trung học phổ thông (THPT)[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Trung học phổ thông (Việt Nam)
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là một trong những trường THPT hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung học phổ thông gồm 3 trình độ, từ lớp 10 đến lớp 12, bắt đầu từ năm 15 tuổi đến hết năm 17 tuổi, bao gồm hệ Trung học phổ thông tại các trường Trung học phổ thông và hệ Trung học phổ thông tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Để tốt nghiệp cấp THPT, học sinh phải tham gia Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức.

Học sinh muốn được theo học tại các trường trung học phổ thông công lập phải đăng ký tham dự một kỳ thi tuyển sinh sau khi học hết cấp Trung học cơ sở. Kỳ thi này được tổ chức hàng năm, do Sở Giáo dục và Đào tạo của các địa phương chủ trì. Ở cấp học này, học sinh cũng phải học các môn tương tự như ở cấp THCS, nhưng có thêm môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh và bỏ bớt hai môn năng khiếu là Âm nhạcMỹ thuật (nhưng mãi đến năm 2022 thì mới được thêm lại Âm nhạc và Mĩ thuật và thêm môn Hoạt động Trải nghiệm). Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông vẫn được tham gia một số hoạt động khác như hướng nghiệp, dạy nghề...

Giáo dục chuyên biệt[sửa | sửa mã nguồn]
Trung học phổ thông chuyên, năng khiếu[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: Danh sách các trường trung học phổ thông chuyên tại Việt Nam.
Từ năm 1966, hệ thống trung học phổ thông chuyên được lập ra, bắt đầu với những lớp chuyên Toán tại các trường đại học lớn về khoa học cơ bản, sau đó các trường chuyên được thiết lập rộng rãi tại tất cả các tỉnh thành. Mục đích ban đầu của hệ thống trường chuyên, như những nhà quản lý giáo dục mong đợi, là nơi chú trọng phát triển năng khiếu của học sinh để bồi dưỡng thành nhân tài[8]. Để được vào học tại các trường chuyên, học sinh tốt nghiệp cấp THCS phải thỏa mãn các điều kiện về học lực, hạnh kiểm ở cấp THCS và đặc biệt là phải vượt qua các kỳ thi tuyển chọn đầu vào của các trường này. Tuy nhiên đến nay mục tiêu của các trường chuyên chỉ dừng lại chủ yếu ở vấn đề thi đỗ đại học[8].

Hệ thống trường THPT chuyên ở Việt Nam bao gồm 2 hệ: các trường chuyên trực thuộc các trường đại học (trước đây là các trường chuyên cấp quốc gia) và các trường chuyên của tỉnh. Hai hệ thống có một số khác biệt:

  • Phạm vi tuyển sinh:
    • Các trường chuyên thuộc các trường đại học: tuyển sinh trong cả nước.
    • Các trường chuyên của tỉnh/thành phố: chỉ tuyển sinh trong nội hạt tỉnh/ thành phố đó (trừ một số trường hợp cá biệt)
  • Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia:
    • Các trường chuyên trực thuộc các trường đại học: trực tiếp tham gia Kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia như một tỉnh/thành phố
    • Các trường chuyên tỉnh/thành phố: phải tham gia Kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố, thường là với các trường chuyên khác và trường THPT hệ thông thường trong tỉnh/thành phố
Trong thời kỳ đầu của hệ thống trường chuyên, khi chỉ mới hình thành một vài lớp phổ thông chuyên tại các trường đại học, mục tiêu này đã được theo sát và đạt được thành tựu khi mà phần lớn các học sinh chuyên Toán khi đó tiếp tục theo đuổi các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Tin học (máy tính)... Đây là giai đoạn mà hệ thống trường chuyên làm đúng nhất trách nhiệm của nó. Những học sinh chuyên trong thời kỳ này hiện đang nắm giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại chốt tại các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng như là những cá nhân tiêu biểu nhất của nền khoa học nước nhà.[9]

Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng của hệ thống trường chuyên mục tiêu ban đầu của hệ thống này ngày càng phai nhạt. Thành tích của các trường chuyên trong Kỳ thi học sinh giỏi các cấp, Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vẫn thường rất cao. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng nguyên nhân chính của những thành tích này không phải là chất lượng giáo dục mà là phương pháp luyện thi. Tỉ lệ học sinh các trường chuyên tiếp tục theo đuổi khoa học hay các lĩnh vực liên quan ngày càng thấp khiến cho giới khoa học Việt Nam không khỏi quan ngại[10].
 
Bên trên