Nghệ An dừng biệt phái giáo viên về phòng Giáo dục

LAM SPS BC

Well-known member
Nghệ An dừng biệt phái giáo viên về phòng Giáo dục
Tỉnh Nghệ An dừng bố trí giáo viên về làm việc tại các phòng Giáo dục và Đào tạo, chuyển trả những người đang công tác theo diện này về đơn vị cũ.

Nội dung trên được nêu trong văn bản về việc xử lý vi phạm về biệt phái và chi chế độ phụ cấp giáo viên biệt phái của UBND tỉnh Nghệ An, ngày 27/1.
Các cơ quan chuyên môn được yêu cầu xây dựng kế hoạch vị trí việc làm tại các phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định của liên bộ Giáo dục và Đào tạo - Nội vụ. Nếu cần tăng cường, biệt phái viên chức về làm tại phòng Giáo dục, Chủ tịch huyện phải xây dựng kế hoạch, xin ý kiến của Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo trước khi triển khai.
Ngoài ra, các địa phương thu hồi kinh phí đã chi trả không đúng quy định cho giáo viên biệt phái về công tác tại các phòng Giáo dục và Đào tạo trong những năm trước.
Giáo viên biệt phái làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu. Ảnh: Hùng Lê
Xem toàn màn hình
Giáo viên biệt phái làm việc tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diễn Châu. Ảnh: Hùng Lê
Từ năm 2012, do thiếu chuyên viên làm việc tại phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các huyện, thị xã cử giáo viên về công tác tại Phòng theo diện biệt phái, mỗi đơn vị tiếp nhận 6-8 người.

Nhiều hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên ở các trường đã chuyển về Phòng làm chuyên viên. Thời gian đầu họ được giữ nguyên thu nhập như ở trường (gồm lương, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ nếu có). Sau 6 tháng, những người từng là lãnh đạo trường bị cắt phụ cấp chức vụ, các khoản còn lại vẫn được chi trả. Viên chức trong cơ quan quản lý nhà nước vốn không được hưởng các phụ cấp này.
Năm 2018, Sở Tài chính Nghệ An phát hiện việc này sai quy định. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, các cơ quan chức năng mới rà soát và đề nghị thu hồi hơn 10 tỷ đồng đã chi cho 281 người được biệt phái vào năm 2021 và 2022 ở 19 huyện, thị xã.
Giáo viên đang đứng lớp tại điểm trường mầm non bản Đỉnh Sơn 2, xã Hữu Kiệm, huyện biên giới Kỳ Sơn. Ảnh: Đức Hùng

Một lớp học ở điểm trường mầm non bản Đỉnh Sơn 2, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh: Đức Hùng
Sau quyết định thu hồi phụ cấp, tại một số huyện, giáo viên biệt phái đồng loạt xin quay về trường học, khiến các phòng Giáo dục không đủ nhân sự, có nơi để xảy ra chậm trễ công việc. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp... chỉ còn 3-4 người, trong khi theo đề nghị của Sở, con số cần là 12-15 biên chế.
Nghệ An có khoảng 1.500 trường học, hơn 1.170 điểm trường lẻ. Đây là một trong những tỉnh có quy mô trường, lớp lớn và dàn trải, khó khăn về quản lý.
 
Bên trên