5 ngày vi vu ở Đài Loan dịp nghỉ lễ 30.4

Võ Xuân Trường

Well-known member
5 ngày vi vu ở Đài Loan dịp nghỉ lễ 30.4

Đài Loan (Trung Quốc) là một trong những điểm du lịch nước ngoài được khách Việt ưa chuộng nhất trong dịp nghỉ lễ 30.4-1.5 sắp tới.
Xu thế du lịch được du khách yêu thích trong năm nay là trải nghiệm hướng về thiên nhiên, những hoạt động và điểm đến mang lại cảm giác bình yên trong tâm hồn. Trong đó Đài Loan là một điểm đến chiều lòng du khách với cả thiên nhiên tươi đẹp lẫn ẩm thực phong phú.
Dưới đây là lịch trình tham khảo cho chuyến du lịch 5 ngày 4 đêm tại Đài Loan (Trung Quốc) dịp nghỉ lễ 30.4-1.5 sắp tới.
Mùa hoa xuân tại Phúc Hưng, Đào Viên, Đài Loan. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam



Mùa hoa xuân tại Phúc Hưng, Đào Viên, Đài Loan. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt NamNgày 1
Đáp chuyến bay từ Hà Nội hoặc TPHCM đến Cao Hùng vào cuối chiều, du khách làm thủ tục nhập cảnh và tham quan tòa nhà trung tâm âm nhạc Cao Hùng. Đây là nơi biểu diễn âm nhạc mang tính biểu tượng của miền Nam đảo Đài Loan, tại đây du khách có thể kết hợp ngắm cảnh đẹp trên cảng và vịnh trước khi dùng bữa tối và về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi.
Ga tàu điện ngầm Cao Hùng đầy màu sắc với mái vòm The Dome of Light tại ga Formosa Boulevard. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam
Ga tàu điện ngầm Cao Hùng đầy màu sắc với mái vòm The Dome of Light tại ga Formosa Boulevard. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt NamNgày 2
Điểm tham quan khởi đầu ngày thứ hai là Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan). Đây là Trung tâm phật giáo lớn nhất Đài Loan. Nơi này nằm trên một quả đồi, với bức tượng Đức Phật Amitabha bằng vàng cao 36,5m, 480 tượng Phật đứng.
Kết thúc bữa trưa và nghỉ ngơi, du khách di chuyển đến Đài Trung để tham quan Cầu Thiên Trường Địa Cửu (Tian Chang Di Jiu). Đây là hai cây cầu cáp treo thép riêng biệt xây dựng vào năm thứ 12 của thời đại Showa (1937). Công trình này được xem là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu của xứ Đài.
Phật Quang Sơn nổi tiếng tai Cao Hùng. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam
Phật Quang Sơn nổi tiếng tai Cao Hùng. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt NamNgày 3
Ngày thứ ba, du khách từ Đài Trung sẽ tới Nam Đầu, Đài Trung. Tiếp đó là trải nghiệm ngồi du thuyền vãn cảnh hồ tại khu danh thắng Nhật Nguyệt, thăm Văn Võ Miếu là một ngôi đền linh thiêng thờ Khổng Tử (Văn Miếu) và Quan Công (Võ Miếu). Địa điểm này sẽ gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc mang dáng dấp của Vạn Lý Trường Thành với những tòa nhà trải dài từ thấp đến cao trên triền đồi.
Chốn bồng lai tiên cảnh trên hồ Nhật Nguyệt. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt Nam
Chốn bồng lai tiên cảnh trên hồ Nhật Nguyệt. Ảnh: Cục Du lịch Đài Loan tại Việt NamMột điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác du khách không nên bỏ lỡ là Trung Đài Thiền tự – do Đại sư Thích Duy Giác sáng lập. Đây là ngôi chùa Phật giáo cao nhất thế giới với 16 tầng khác nhau, cao 136 m. Kiến trúc chùa kết hợp những nét văn hóa phương Đông và phương Tây.
Kế đó, du khách hãy đến với làng dân tộc Thao để tìm hiểu về đặc sản Nấm Ngưu chương chi và những câu chuyện văn hóa đặc biệt của dân tộc này.
Kết thúc một ngày dài tham quan và khám phá, du khách hãy thưởng cho mình một buổi tối thư giãn tại resort suối khoáng nóng Nam Đầu.
Ngày 4
Từ Nam Đầu, du khách sẽ di chuyển đến Đài Bắc. Điểm đầu tiên bạn phải ghé thăm là Taipei 101 - tòa tháp cao 101 tầng nổi tiếng nhất của Đài Loan. Đây từng là toà tháp cao nhất thế giới, biểu tượng cho sự phát triển thịnh vượng của Đài Loan. Tại đây bạn có thể lên tầng 89 để ngắm cảnh toàn thành phố từ trên cao.
Một trải nghiệm đáng nhớ khác là dạo phố cổ Thập Phần - nổi tiếng là nơi tổ chức lễ hội đèn lồng trời. Hãy chọn cho mình một đèn lồng, viết những lời cầu nguyện và thả lên trời cao.
Tiếp đó là phố núi Cửu Phần - ngôi làng nhỏ nằm cách thành phố Đài Bắc không xa. Phố cổ Cửu Phần dựa vào vách núi với tầm nhìn hướng thẳng ra biển.
Làng Cửu Phần nên thơ. Ảnh: CK Travel
Làng Cửu Phần nên thơ. Ảnh: CK TravelĐừng quên ghé thăm Long Sơn Tự (Long Shan Temple), ngôi đền duy nhất xây trên những trụ bằng đồng tại Đài Bắc. Bước vào không gian linh thiêng này, bạn sẽ nghe thấy tiếng cầu nguyện, tiếng tụng kinh gõ mõ. Bên trong sảnh đền có hàng loạt tác phẩm điêu khắc tinh xảo bằng đá, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi đền này.
Ngày 5
Trước khi chia tay Đài Bắc, du khách có thể tranh thủ tham quan Đài tưởng niệm Trung Chính. Đây là nơi tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, vị Tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Khu tưởng niệm có những phòng triển lãm với kho tư liệu chi tiết về lịch sử, văn hóa địa phương.
Đừng quên đăng ký một lớp học làm bánh dứa - đặc sản nổi tiếng của Đài Loan thường có trong những dịp lễ, tết, truyền thống, mang ý nghĩa cầu mong bình an, may mắn.
Ăn uống
Tại Đài Loan, cứ cách ba bước lại có một quán ăn nhanh và năm bước lại có một nhà hàng. Một số món ăn vặt ngon miệng khách du lịch thường rỉ tai nhau là trà sữa trân châu, bánh kếp hành lá, bánh bao kẹp thịt, đá bào, bánh mì quan tài, đậu phụ thối...
Sủi cảo Đài Loan. Ảnh: @tainan_ hsien/IG
Sủi cảo Đài Loan. Ảnh: @tainan_ hsien/IGLưu ý
Khách Việt có visa hoặc giấy chứng nhận thường trú hợp lệ do Mỹ, Canada, Nhật Bản, Anh, các nước thuộc khối Schengen, Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, New Zealand cấp được miễn thị thực, thời gian lưu trú là 30 ngày. Nếu không đạt điều kiện miễn visa, du khách có thể xin e-visa nhanh chóng và dễ dàng.
Bạn nên đổi tiền Tân Đài tệ trước khi nhập cảnh đề chủ động trong chi tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng thẻ tín dụng cũng khác dễ dàng.
Một vật dụng du khách nên chuẩn bị trước là ổ cắm điện. Ở Đài Loan dùng điện áp 110V, tần số 60 Hz, ổ cắm hai chân dẹt hoặc ổ cắm 3 lỗ gồm hai chân dẹt và 1 dây tiếp đất lỗ tròn.
 
Bên trên