TRUONGTRINH
Well-known member
Chuyên gia khuyên nên lập quỹ dự phòng bằng 3-6 tháng chi tiêu, sau đó tập tham gia đầu tư chứng khoán trực tiếp hoặc thông qua quỹ mở.
Em mới ra trường và đi làm hơn ba năm, lương gần như cố định quanh 15 triệu đồng. Cha và mẹ sống ở quê, đã có của để dành nên không cần em gửi tiền về. Nhờ đó, em cũng dễ tiết kiệm được 150 triệu đồng tiền nhàn rỗi.
Hiện em muốn dùng số tiền này đầu tư sinh lời nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu vì không có kiến thức vững trong lĩnh vực này. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, em dư khoảng 5 triệu đồng. Nếu tìm được kênh đầu tư phù hợp, em sẽ rót tiền đều đặn hàng tháng. Nhờ chuyên gia cho em lời khuyên.
Thiên Trung
Giao dịch chứng khoán tại một điểm giao dịch tại quận 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Chuyên gia tư vấn:
Do chưa nắm đầy đủ thông tin về tình hình của bạn nên tôi không biết bạn có các phương án dự phòng tài chính cho bản thân hay chưa. Về cơ bản, mỗi người phải có phương án cho những rủi ro và bất trắc không may gặp phải, làm gián đoạn nguồn thu nhập, hoặc thậm chí phải bán tài sản, vay mượn để có tiền chi trả cho các chi phí y tế, giáo dục, chi phí cho người phụ thuộc. Do đó, trước tiên bạn nên có một khoản dự phòng 3-6 tháng chi tiêu, hoặc một sản phẩm tài chính phát huy được giá trị khi gặp vấn đề bất trắc.
Tôi giả định bạn chưa có phương án dự phòng tài chính. Với số tiền tiết kiệm hiện nay là 150 triệu đồng, bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng (hay còn gọi là quỹ khẩn cấp) khoảng 60 triệu đồng (6 tháng chi tiêu). Nếu bạn đã có sở hữu một sản phẩm tài chính cho mục đích bảo vệ rủi ro, quỹ dự phòng sẽ là 30 triệu đồng (3 tháng chi tiêu).
Số tiền trong quỹ dự phòng này, bạn chỉ sử dụng cho những trường hợp thực sự khẩn cấp, không được rút ra cho bất cứ mục tiêu mua sắm hay đầu tư nào. Bạn nên chia khoản tiền này nhỏ ra và gửi vào các tài khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng hoặc 6 tháng. Hiện tại, các ngân hàng đã áp dụng hình thức tất toán một phần cho sổ tiết kiệm kỳ hạn, tuy nhiên, bạn cần kiểm tra với ngân hàng xem sổ tiết kiệm của bạn có được áp dụng hay không.
Tiếp theo, phần tiền nhàn rỗi còn lại là 90 triệu, cùng số tiền thặng dư mỗi tháng tầm 4-5 triệu đồng. Với cơ cấu thu nhập và tình hình tài chính hiện tại của bạn (chưa phát sinh người phụ thuộc về tài chính và thời gian đến tuổi hưu của bạn còn dài, khoảng 35 năm), kênh đầu tư bạn có thể tham khảo là đầu tư vào thị trường chứng khoán theo phương pháp tích sản.
Phương pháp tích sản cổ phiếu là một hình thức đầu tư thụ động dựa trên cơ sở đầu tư cơ bản theo giá trị và sự tăng trưởng của các loại cổ phiếu trong danh mục. Bạn đều đặn dùng số tiền thặng dư hàng tháng mua cổ phiếu theo một kế hoạch đã xây dựng trước. Tuy nhiên, việc đầu tư trực tiếp sẽ tốn thời gian tìm hiểu, trang bị kiến thức.
Có một cách khác phù hợp với các nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hoặc bận rộn, không có thời gian theo dõi thị trường hàng ngày, là đầu tư vào chứng chỉ quỹ mở. Đầu tư chứng chỉ quỹ mở là một hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ thay bạn rót tiền vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại tài sản khác. Mục tiêu đầu tư chủ yếu là theo sát hiệu suất của chỉ số mà quỹ sử dụng làm chuẩn, như chỉ số VN30-Index. Vì thế thời gian đầu tư cho quỹ mở đòi hỏi khoảng 3-5 năm, thậm chí 10 năm, kèm theo tính kỷ luật, đầu tư đều đặn.
Bạn cũng cần lưu ý, dù có nhiều ưu điểm nhưng quỹ đầu tư nào cũng sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đầu tư chứng chỉ quỹ mở cũng chính là đầu tư vào thị trường chứng khoán, khi thị trường chịu các tác động từ luật pháp, tình hình kinh tế, chính trị..., quỹ mở sẽ bị tác động tương tự. Ngoài ra, các yếu tố bên trong của các công ty quản lý quỹ cũng ảnh hưởng đến hiệu suất lợi nhuận của quỹ.
Một số tiêu chí chọn lựa quỹ đầu tư bạn cần quan tâm gồm năng lực và uy tín trên thị trường của quỹ, lợi nhuận trong quá khứ, sự phù hợp giữa danh mục đầu tư với khẩu vị rủi ro của bạn, phí dịch vụ quản lý quỹ, phí giao dịch mua, bán quỹ.
Dù lựa chọn phương thức nào, nếu chưa quen thuộc với việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, bạn nên đầu tư với tỷ lệ thấp lúc đầu để hiểu thị trường và tập đầu tư, sau đó nâng dần số tiền. Trong tương lai, khi số tiền tích lũy tăng lên hoặc khi có những thay đổi về tình hình tài chính, bạn có thể tìm hiểu thêm các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và các loại tài sản khác.
Cuối cùng, ngoài việc đầu tư trên thị trường tài chính, bạn cũng nên cân nhắc trích một phần tiền nhàn rỗi để đầu tư vào bản thân như tham gia các khóa học về kỹ năng, kiến thức, để luôn nâng cao bản thân, cập nhật và đón đầu các xu hướng mới. Khi đó, thu nhập chủ động, cũng là nguồn thu nhập quan trọng của bạn trong các năm tiếp theo, sẽ tăng trưởng bền vững.
Em mới ra trường và đi làm hơn ba năm, lương gần như cố định quanh 15 triệu đồng. Cha và mẹ sống ở quê, đã có của để dành nên không cần em gửi tiền về. Nhờ đó, em cũng dễ tiết kiệm được 150 triệu đồng tiền nhàn rỗi.
Hiện em muốn dùng số tiền này đầu tư sinh lời nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu vì không có kiến thức vững trong lĩnh vực này. Mỗi tháng sau khi trừ chi phí sinh hoạt, em dư khoảng 5 triệu đồng. Nếu tìm được kênh đầu tư phù hợp, em sẽ rót tiền đều đặn hàng tháng. Nhờ chuyên gia cho em lời khuyên.
Thiên Trung
Giao dịch chứng khoán tại một điểm giao dịch tại quận 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Chuyên gia tư vấn:
Do chưa nắm đầy đủ thông tin về tình hình của bạn nên tôi không biết bạn có các phương án dự phòng tài chính cho bản thân hay chưa. Về cơ bản, mỗi người phải có phương án cho những rủi ro và bất trắc không may gặp phải, làm gián đoạn nguồn thu nhập, hoặc thậm chí phải bán tài sản, vay mượn để có tiền chi trả cho các chi phí y tế, giáo dục, chi phí cho người phụ thuộc. Do đó, trước tiên bạn nên có một khoản dự phòng 3-6 tháng chi tiêu, hoặc một sản phẩm tài chính phát huy được giá trị khi gặp vấn đề bất trắc.
Tôi giả định bạn chưa có phương án dự phòng tài chính. Với số tiền tiết kiệm hiện nay là 150 triệu đồng, bạn cần xây dựng một quỹ dự phòng (hay còn gọi là quỹ khẩn cấp) khoảng 60 triệu đồng (6 tháng chi tiêu). Nếu bạn đã có sở hữu một sản phẩm tài chính cho mục đích bảo vệ rủi ro, quỹ dự phòng sẽ là 30 triệu đồng (3 tháng chi tiêu).
Số tiền trong quỹ dự phòng này, bạn chỉ sử dụng cho những trường hợp thực sự khẩn cấp, không được rút ra cho bất cứ mục tiêu mua sắm hay đầu tư nào. Bạn nên chia khoản tiền này nhỏ ra và gửi vào các tài khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng hoặc 6 tháng. Hiện tại, các ngân hàng đã áp dụng hình thức tất toán một phần cho sổ tiết kiệm kỳ hạn, tuy nhiên, bạn cần kiểm tra với ngân hàng xem sổ tiết kiệm của bạn có được áp dụng hay không.
Tiếp theo, phần tiền nhàn rỗi còn lại là 90 triệu, cùng số tiền thặng dư mỗi tháng tầm 4-5 triệu đồng. Với cơ cấu thu nhập và tình hình tài chính hiện tại của bạn (chưa phát sinh người phụ thuộc về tài chính và thời gian đến tuổi hưu của bạn còn dài, khoảng 35 năm), kênh đầu tư bạn có thể tham khảo là đầu tư vào thị trường chứng khoán theo phương pháp tích sản.
Phương pháp tích sản cổ phiếu là một hình thức đầu tư thụ động dựa trên cơ sở đầu tư cơ bản theo giá trị và sự tăng trưởng của các loại cổ phiếu trong danh mục. Bạn đều đặn dùng số tiền thặng dư hàng tháng mua cổ phiếu theo một kế hoạch đã xây dựng trước. Tuy nhiên, việc đầu tư trực tiếp sẽ tốn thời gian tìm hiểu, trang bị kiến thức.
Có một cách khác phù hợp với các nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hoặc bận rộn, không có thời gian theo dõi thị trường hàng ngày, là đầu tư vào chứng chỉ quỹ mở. Đầu tư chứng chỉ quỹ mở là một hình thức đầu tư chứng khoán gián tiếp. Quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm sẽ thay bạn rót tiền vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc các loại tài sản khác. Mục tiêu đầu tư chủ yếu là theo sát hiệu suất của chỉ số mà quỹ sử dụng làm chuẩn, như chỉ số VN30-Index. Vì thế thời gian đầu tư cho quỹ mở đòi hỏi khoảng 3-5 năm, thậm chí 10 năm, kèm theo tính kỷ luật, đầu tư đều đặn.
Bạn cũng cần lưu ý, dù có nhiều ưu điểm nhưng quỹ đầu tư nào cũng sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đầu tư chứng chỉ quỹ mở cũng chính là đầu tư vào thị trường chứng khoán, khi thị trường chịu các tác động từ luật pháp, tình hình kinh tế, chính trị..., quỹ mở sẽ bị tác động tương tự. Ngoài ra, các yếu tố bên trong của các công ty quản lý quỹ cũng ảnh hưởng đến hiệu suất lợi nhuận của quỹ.
Một số tiêu chí chọn lựa quỹ đầu tư bạn cần quan tâm gồm năng lực và uy tín trên thị trường của quỹ, lợi nhuận trong quá khứ, sự phù hợp giữa danh mục đầu tư với khẩu vị rủi ro của bạn, phí dịch vụ quản lý quỹ, phí giao dịch mua, bán quỹ.
Dù lựa chọn phương thức nào, nếu chưa quen thuộc với việc đầu tư trên thị trường chứng khoán, bạn nên đầu tư với tỷ lệ thấp lúc đầu để hiểu thị trường và tập đầu tư, sau đó nâng dần số tiền. Trong tương lai, khi số tiền tích lũy tăng lên hoặc khi có những thay đổi về tình hình tài chính, bạn có thể tìm hiểu thêm các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp và các loại tài sản khác.
Cuối cùng, ngoài việc đầu tư trên thị trường tài chính, bạn cũng nên cân nhắc trích một phần tiền nhàn rỗi để đầu tư vào bản thân như tham gia các khóa học về kỹ năng, kiến thức, để luôn nâng cao bản thân, cập nhật và đón đầu các xu hướng mới. Khi đó, thu nhập chủ động, cũng là nguồn thu nhập quan trọng của bạn trong các năm tiếp theo, sẽ tăng trưởng bền vững.