Thịt kangaroo - đặc sản gây tranh cãi của Australia

Võ Xuân Trường

Well-known member
Thịt kangaroo - đặc sản gây tranh cãi của Australia

Ăn thịt kangaroo vẫn là chủ đề gây tranh cãi không chỉ ở Australia mà còn nhiều nước trên thế giới vì tính nhân đạo, tác động tới môi trường.
Nhắc tới Australia, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới gấu túi, tôm nướng theo kiểu BBQ và đặc biệt là kangaroo. Bên cạnh vai trò là biểu tượng của quốc gia, loài động vật này còn là nguyên liệu chủ đạo của nhiều món ăn.
Xét về dinh dưỡng, thịt kangaroo có hàm lượng protein cao và ít chất béo (khoảng 2%). Được chế biến thành nhiều món như bít tết, bánh mì kẹp, xúc xích... thịt kangaroo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm béo phì, chống ung thư, tiểu đường...
Tuy nhiên nó cũng có một nhược điểm là khá dai, vì vậy thịt thường được nấu từ tái đến chín vừa. Hương vị của thịt kangaroo được nhiều người miêu tả là sự kết hợp giữa thịt nai và thịt trâu.



Các nhà sinh thái học nhiều lần kêu gọi người dân Australia ăn thịt kangaroo khi loài thú có túi này sinh sản quá mức. Ảnh: Newspix
Thực tế, thổ dân Australia đã săn bắn và ăn thịt kangaroo từ xa xưa. Ở miền trung Australia, kangaroo được gọi là Kere Aherre. Người dân nơi đây sẽ loại bỏ phần ruột, lột da, cắt bỏ cả phần đuôi và đặt phần còn lại vào một cái hố phủ đầy đất nóng và than.
Người thổ dân Anangu Pitjantjatjara Yankunytjatjara gọi Kangaroo là Malu. Bên cạnh ăn thịt, họ cũng lấy xương của loài động vật này để làm giáo phục vụ cho những cuộc đi săn sau này.
Ảnh: Airfryer Cooking
Hương vị của thịt kangaroo là sự kết hợp giữa thịt nai và thịt trâu. Ảnh: Airfryer Cooking
Tuy nhiên, phải đến năm 1980, việc ăn thịt kangaroo mới trở nên hợp pháp tại bang South Australia, ở các bang khác vào năm 1993. Thời gian đầu, súp kangaroo rất được ưa chuộng. Phần thịt của chuột túi sẽ được trộn với thịt lợn muối, mang lại hương vị đậm đà hơn so với các loại thịt thông thường.
Do số lượng chuột túi quá đông, thông qua các chương trình kiểm soát quần thể động vật hoang dã, những thợ săn được cấp phép để săn bắt kangaroo dựa trên những quy tắc hà khắc. Cụ thể trong số 48 loài kangaroo, thợ săn chỉ được phép săn bắn 5 loài vì mục đích thương mại.
Vào năm 2008, ngành công nghiệp thịt kangaroo đã đạt giá trị khoảng 250.000.000 - 270.000.000 USD. Ngành công nghiệp sản xuất thịt kangaroo được coi là thân thiện với môi trường vì chuột túi thích nghi tốt với điều kiện thời tiết tưh nhiên, không cần bất kỳ thức ăn chế biến nào và không phá hủy các loại cây cỏ bản địa.
Ngành kinh tế này có sự hậu thuẫn của các nhà sinh thái học chuyên nghiệp đến từ các hiệp hội động vật, hiệp hội sinh thái và hiệp hội quản lý động vật hoang dã ở Australia.
Năm 2017, giới nghiên cứu sinh thái học ở Australia cảnh báo số lượng kangaroo hoang dã đã trở nên đông quá mức, và khuyến nghị người dân Australia ăn nhiều thịt kangaroo hơn.
Số liệu của chính phủ nước này cho thấy có gần 45 triệu con kangaroo vào năm 2016, gần gấp đôi dân số Australia, theo BBC. Khi loài vật này sinh sôi quá mức, chúng sẽ đối mặt với nguy cơ chết đói vì thiếu thức ăn, đặc biệt trong các đợt hạn hán.
Dẫu vậy, các tổ chức bảo vệ động vật khác tại nhiều nước vẫn nêu ra những lo ngại về tính bền vững của sản phẩm này. Một số siêu thị tại Anh còn dừng bán thịt kangaroo.
Ngày nay, nhiều người Australia vẫn từ chối ăn thịt Kangaroo vì nhiều lý do khác nhau. Skippy the Bush Kangaroo - bộ phim truyền hình dài tập lên sóng vào những năm 1960 thuyết phục người Australia rằng loài động vật này quá dễ thương để trở thành một món ăn.
Phần còn lại từ chối chỉ vì không muốn ăn thịt loài vật biểu tượng của quốc gia. Do đó, thịt kangaroo không còn là món ăn được ưa chuộng tại xứ sở chuột túi.
. Ảnh: Chefs Pencil
Thịt kangaroo được bày bán rộng rãi tại các siêu thị trên khắp Australia. Ảnh: Chefs Pencil
Jock Zonfrillo, một đầu bếp Australia, chia sẻ trên SBS rằng người Australia có rất nhiều lý do để từ chối ăn thịt kangaroo. Bởi, đó là biểu tượng của những chiến dịch du lịch, hay vì tình yêu mến dành cho loài vật dễ thương này.
Thực tế, một nghiên cứu năm 2014 của các nhà nghiên cứu tại Đại học Wollongong cho thấy đây là lý do chính khiến một số người cảm thấy không thoải mái khi ăn thịt kangaroo.
 
Bên trên