Bên trong 'nghĩa địa' máy bay lớn bậc nhất thế giới

Thanh Tuấn

Well-known member
Mỹ - "Nghĩa địa" máy bay lớn nhất thế giới lưu giữ những chiếc máy bay nghỉ hưu hoặc nằm chờ bay lại, đem đến trải nghiệm hấp dẫn với khách tham quan.

Công viên hàng không Pinal ở Arizona, Mỹ, là một trong những nghĩa địa máy bay (hay nơi lưu giữ máy bay) lớn nhất thế giới với diện tích hơn 610 ha. Năm 2020, khi đại dịch bùng phát khiến các hãng hàng không cắt giảm máy bay, phi công, hàng trăm máy bay trên thế giới đã được chuyển đến khu lưu giữ này. Trong ảnh là một chiếc máy bay đang được cải tạo ở công viên hàng không Pinal. Ảnh: Insider




Công viên hàng không Pinal ở Arizona, Mỹ, là một trong những "nghĩa địa máy bay" (hay nơi lưu giữ máy bay) lớn nhất thế giới với diện tích hơn 610 ha. Năm 2020, khi đại dịch bùng phát khiến các hãng hàng không cắt giảm máy bay, phi công, hàng trăm máy bay trên thế giới đã được chuyển đến khu lưu giữ này. Trong ảnh là một chiếc máy bay đang được cải tạo ở công viên hàng không Pinal. Ảnh: Insider

Một góc của cơ sở nhìn từ trên cao.

Một góc của cơ sở nhìn từ trên cao.

Theo Travel + Leisure, máy bay hiện đại có thể sử dụng ít nhất trong 30 năm. Sau khi hết thời gian sử dụng, chúng sẽ được gửi đến các xưởng máy bay - hay còn gọi nghĩa địa máy bay. Tại đây, chúng chờ con người quyết định một trong hai tương lai: tiếp tục bảo trì hoặc phá bỏ để lấy các linh kiện còn giá trị. Ảnh: Ramon Purcell

Ascent Aviation Services (AAS) là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì, đại tu lớn nhất ở công viên hàng không Pinal. Theo AAS, từ tháng 3/2020, lượng máy bay được gửi tới đây với tốc độ khoảng một chiếc mỗi giờ, đòi hỏi đơn vị bổ sung hơn 150 nhân viên. Ảnh: Insider

Ascent Aviation Services (AAS) là nhà cung cấp dịch vụ bảo trì, đại tu lớn nhất ở công viên hàng không Pinal. Theo AAS, từ tháng 3/2020, lượng máy bay được gửi tới đây với tốc độ khoảng một chiếc mỗi giờ, đòi hỏi đơn vị bổ sung hơn 150 nhân viên. Ảnh: Insider

Công nghệ máy bay liên tục phát triển khiến những chiếc máy bay cũ bị đem ra nghĩa địa nhiều hơn. Một số hãng hàng không có thể mua lại những chiếc máy bay này để tiếp tục dùng vì chúng rẻ hơn mua mới.

Công nghệ máy bay liên tục phát triển khiến những chiếc máy bay cũ bị đem ra "nghĩa địa" nhiều hơn. Một số hãng hàng không có thể mua lại những chiếc máy bay này để tiếp tục dùng vì chúng rẻ hơn mua mới.

Trường hợp còn lại xảy ra khi máy bay đã quá cũ. Sau khi được đưa đến xưởng máy bay, chúng sẽ bị tháo dỡ từng phần, đầu tiên là rút hết chất lỏng còn lại như nhiên liệu, chất lỏng thủy lực, chất bôi trơn. Kỹ sư tiếp tục tháo các bộ phận hữu ích như động cơ để đem bán lại. Sau hai quy trình này, máy bay cơ bản đã sẵn sàng bị loại bỏ. Các bộ phận còn lại sau khi tháo rời máy bay, đặc biệt là kim loại, luôn được tái chế triệt để. Khi quá trình kết thúc, chiếc máy bay sẽ không còn gì. Ảnh: Insider

Các công ty chuyên cho thuê máy bay đã mua lại nhiều máy bay bị bán trong thời gian đại dịch với giá rẻ và đặt chúng tại Pinal để bảo dưỡng. Bình thường, họ không liên quan nhiều đến việc bảo dưỡng vì đó là trách nhiệm của bên thuê. Tuy nhiên, họ đang phải làm việc với AAS nhiều hơn vì máy bay phản lực cần bảo trì xuyên suốt quá trình lưu giữ.

Các công ty chuyên cho thuê máy bay đã mua lại nhiều máy bay bị bán trong thời gian đại dịch với giá rẻ và đặt chúng tại Pinal để bảo dưỡng. Bình thường, họ không liên quan nhiều đến việc bảo dưỡng vì đó là trách nhiệm của bên thuê. Tuy nhiên, họ đang phải làm việc với AAS nhiều hơn vì máy bay phản lực cần bảo trì xuyên suốt quá trình lưu giữ.

Thông thường, các kỹ sư của AAS tốn hai tuần chuẩn bị để cất giữ máy bay không sử dụng. Họ phải bịt kín, bảo vệ những bộ phận như động cơ, thiết bị hạ cánh nhằm ngăn động vật hoang dã lọt vào và sống trong những khoảng hở. Ảnh: Insider

Một chiếc máy bay không còn giá trị sử dụng đang bị tháo rời để lấy linh kiện. Các bộ phận bị loại bỏ thường chỉ chiếm 10% như phần nội thất bên trong, 90% vẫn có thể tái sử dụng bao gồm động cơ, hệ thống điện tử, thiết bị hạ cánh. Ảnh: AAS

Một chiếc máy bay không còn giá trị sử dụng đang bị tháo rời để lấy linh kiện. Các bộ phận bị loại bỏ thường chỉ chiếm 10% như phần nội thất bên trong, 90% vẫn có thể tái sử dụng bao gồm động cơ, hệ thống điện tử, thiết bị hạ cánh. Ảnh: AAS
 
Bên trên