Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Nửa năm nay, Tiêu Tường Huy tự thiết kế và chế tác những chiếc nón lá trang trí hình sen, rồng, trống đồng làm phụ kiện cho cổ phục Việt, thu hút nhiều người mua.
7
Những năm gần đây khi phong trào mặc cổ phục Việt nở rộ, Tiêu Tường Huy, 23 tuổi, ở quận Gò Vấp cũng tham gia nhiều hoạt động. Sau đó anh tự thiết kế phụ kiện, nón, mũ trang trí cho cổ phục.
"Tôi nhận thấy nón lá rất gần gũi nên muốn đưa thêm các yếu tố văn hóa theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại, giúp lan tỏa đến với du khách quốc tế nhiều hơn", Huy nói.
Cách đây chừng nửa năm, những chiếc nón lá cách điệu hoa văn trống đồng, rồng phượng, hoa sen do Huy làm chính thức ra mắt.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chiếc nón lá hình rồng được đặt tên Mãng xà - mây như ý lấy cảm hứng cung đình với họa tiết rồng bốn móng và mây cát tường thời Nguyễn. Nón được phối với cổ phục cùng phụ kiện, được Huy mặc khi đi dạo ở khu chợ Bến Thành.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Mẫu nón được Huy làm nhiều nhất có cách điệu hình hoa sen, sắp đặt theo bố cục mỹ thuật, hài hòa.
Nón lá tái hiện hoa văn trống đồng Đông Sơn với các hình ảnh chim Lạc, mặt trời, chiến binh.
"Khi thiết kế khó nhất là sắp xếp bố cục và tiết chế hoa văn trang trí để thể hiện được ý tưởng nhưng không làm mất dáng nón truyền thống”, Huy chia sẻ.
Thời gian để chế tác nón lá của Huy chủ yếu vào những lúc rảnh. Lúc đầu, anh thử nhiều chất liệu như giấy nến, chai nhựa, vải để tạo hình nón. Cuối cùng vải đay được Huy chọn làm chất liệu chính vì bền, cứng cáp, dễ tạo hình và không thấm nước.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Những tấm vải đay in hình rồng, hoa sen, trống đồng do Huy tự thiết kế rồi đặt hàng gia công. Từng hoạ tiết được cắt gọn rồi dùng keo dính lên nón.
7

Những năm gần đây khi phong trào mặc cổ phục Việt nở rộ, Tiêu Tường Huy, 23 tuổi, ở quận Gò Vấp cũng tham gia nhiều hoạt động. Sau đó anh tự thiết kế phụ kiện, nón, mũ trang trí cho cổ phục.
"Tôi nhận thấy nón lá rất gần gũi nên muốn đưa thêm các yếu tố văn hóa theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại, giúp lan tỏa đến với du khách quốc tế nhiều hơn", Huy nói.
Cách đây chừng nửa năm, những chiếc nón lá cách điệu hoa văn trống đồng, rồng phượng, hoa sen do Huy làm chính thức ra mắt.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Chiếc nón lá hình rồng được đặt tên Mãng xà - mây như ý lấy cảm hứng cung đình với họa tiết rồng bốn móng và mây cát tường thời Nguyễn. Nón được phối với cổ phục cùng phụ kiện, được Huy mặc khi đi dạo ở khu chợ Bến Thành.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Mẫu nón được Huy làm nhiều nhất có cách điệu hình hoa sen, sắp đặt theo bố cục mỹ thuật, hài hòa.

Nón lá tái hiện hoa văn trống đồng Đông Sơn với các hình ảnh chim Lạc, mặt trời, chiến binh.
"Khi thiết kế khó nhất là sắp xếp bố cục và tiết chế hoa văn trang trí để thể hiện được ý tưởng nhưng không làm mất dáng nón truyền thống”, Huy chia sẻ.

Thời gian để chế tác nón lá của Huy chủ yếu vào những lúc rảnh. Lúc đầu, anh thử nhiều chất liệu như giấy nến, chai nhựa, vải để tạo hình nón. Cuối cùng vải đay được Huy chọn làm chất liệu chính vì bền, cứng cáp, dễ tạo hình và không thấm nước.

Bấm để lật ảnh sau/trước

Những tấm vải đay in hình rồng, hoa sen, trống đồng do Huy tự thiết kế rồi đặt hàng gia công. Từng hoạ tiết được cắt gọn rồi dùng keo dính lên nón.